Một số kiến nghị đối với Chính phủ:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đúc kim loại – cơ khí và thương mại Duy Khánh (Trang 91)

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

2. Một số kiến nghị đối với Chính phủ:

Trong bất kì một nền kinh tế nào, nhà nước luôn giữ một vai trò quan trọng trong việc điều tiết sự hoạt động của nền kinh tế. Bất kì một điều chỉnh nào của Nhà nước đều có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của của các doanh nghiệp, nhà nước dùng các chính sách và hệ thống văn bản pháp luật, các văn bản dưới luật để điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp. Vì vậy, trong định hướng phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước cần có những chính sách kinh tế, các quy định pháp luật sao cho phù hợp để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Duy Khánh nói riêng Chính phủ Việt Nam cần:

 Đối với ngành đúc nói chung nhà nước cần quan tâm hơn nữa

thông qua việc đưa ra các quan điểm, chủ trương, chính sách phát triển rõ ràng hơn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đúc phát triển có định hướng trong thời gian tới. Như đã biết từ năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020” với mục tiêu cụ thể là “đến năm 2010 đáp ứng 45-50% nhu cầu sản phẩm cơ khí cả nước, trong đó xuất khẩu đạt 30% giá trị sản lượng”. Nhưng trên thực tế, theo các chuyên gia, ngành đúc – ngành hỗ trợ chính cực kỳ quan trọng chiếm tới 70% khối lượng sản phẩm cơ khí, còn quá lạc hậu về công nghệ, phát triển manh mún, nhỏ lẻ, mạnh ai lấy làm, thiếu liên doanh liên kết. Quan điểm, chủ trương, chính sách phát triển ngành đúc chưa rõ ràng…

 Đưa ra chính sách hỗ trợ giá đối với nhà sản xuất và nhà cung ứng vật tư cho ngành đúc góp phần làm giảm chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp

đúc, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm đúc Việt Nam với nhiều nước trên thế giới dặc biệt là Trung Quốc

 Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Cần có sự bình đẳng cạnh tranh giữa các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp quốc doanh; doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Có như vậy mới tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp cùng cạnh tranh cùng phát triển.

 Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường, chú trọng các thị trường cơ bản và những thị trường mới sơ khai như thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ, thị trường tư vấn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Nhà nước cần xúc tiến sớm việc xây dựng cớ chế giữa nhà nước, các trung tâm nghiên cứu khoa học và các doanh nghiệp. Điều này làm cho doanh nghiệp có những sản phẩm mẫu mã mới, chất lượng cao giá thành hạ, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

 Đối với các khoản vay ngân hàng, nhà nước có thể chỉ đạo các ngân hàng nhanh chóng giải quyết các thủ cho vay, giảm bớt sự chồng chéo về các thủ tục hành chính, đảm bảo cho Công ty có thể nhận được vốn đầu tư một cách nhanh chóng.

 Đưa ra các chính sách hỗ trợ về thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, tinh giản các thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư, thủ tục về đất đai, về quy định tỷ giá, thủ tục hải qua.

KẾT LUẬN

Chặng đường 13 năm hình thành và phát triển của Công ty đúc kim loại – cơ khí Duy Khánh là chặng đường đầy khó khăn thử thách với những biến động của nền kinh tế còn non trẻ của đất nước ta với không ít cơ hội và những thách thức. Vì vậy để đảm bảo có thể đứng vững trên thị trường trong hoàn cảnh cạnh tranh khốc liệt, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty là yêu cầu bức thiết.

Có thể khẳng định nền tảng tạo nên sức cạnh tranh của một doanh nghiệp đó chính là thể mạnh nội bộ của Doanh nghiệp. Để tạo ra được các thể mạnh đó thì không có con đường nào khác là phải đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy đề tài đã đề cập đến vấn đề quan trọng không chỉ đối với Công ty Duy Khánh mà còn cả với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.

Đề tài đã trình bày khá đầy đủ về các nội dung của hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty giai đoạn 2005 – 2009. Qua đề tài ta có thể thấy rõ quá trình phát triển của Công ty cũng như có cái nhìn tổng thể về hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần đúc kim loại - cơ khí và thương mại Duy Khánh giai đoạn 2005 – 2009. Đồng thời đề tài cũng đã đánh giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại của hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty. Trên cơ sở đó đề tài cũng đã đưa ra một số giải pháp đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty và đưa ra một số kiến nghị với nhà nước nhằm giúp Công ty có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trong thời gian tới đặc biệt là khi đất nước ta gia nhập WTO.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt – Lập dự án đầu tư, giáo trình Đại học Kinh tế Quốc dân, nhà xuất bản thống kê, Hà Nội – 2005.

2. Nguyễn Quốc Ân, Phạm Thị Hà, Phan Thị Thu Hương, Nguyễn Quang Thu- Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội- 2006. 3. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, PGS. TS Từ Quang Phương- Giáo trình

Kinh tế đầu tư- Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân- 2007.

4. PGS.TS. Từ Quang Phương- Quản lý dự án, Giáo trình Đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội- 2005.

5. Chiến lược cạnh tranh – M.E. Porter – NXB KHKT. 6. Chiến lược thị trường – Shaw J – NXB Thống kê.

7. Chiến lược cạnh tranh thị trường – Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Xuân Quế - Ủy Ban vật giá nhà nước.

8. Giáo trình Marketing căn bản – PGS.TS. Trần Minh Đạo – NXB Thống kê.

9. Vũ khí cạnh tranh thị trường – Tạp chí Thống kê. 10. Tạp chí Công nghiệp.

11. Tạp chí kinh tế dự báo. 12. Tài liệu từ các nguồn khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đúc kim loại – cơ khí và thương mại Duy Khánh (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w