II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÚC KIM LOẠ I CƠ
3. Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Duy Khánh:
3.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực có vị trí quan trọng nhất đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của doanh nghiệp. Bởi lẽ, nguồn nhân lực là yếu tố duy nhất đưa lại lợi ích kinh tế, làm tăng của cải cho doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh phải có ba yếu tố cơ bản là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động; nếu không có con người thì yếu tố tư liệu lao động và đối tượng lao động chỉ là vật chết, chính yếu tố lao động mới làm sống lại tư liệu sản xuất thông qua việc đưa chúng tham gia vào quá trình sản xuất. Mặt khác nguồn lực có chất lượng cao góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng thu hút đầu tư. Do vậy cần phải đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là hoạt động đầu tư nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực con người, đó là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận được một công việc nhất định; đó cũng là quá trình cải thiện, nâng cao chất lượng điều kiện làm việc của người lao động. Chỉ có nguồn nhân lực chất lượng cao mới đảm bảo giành thắng lợi trong cạnh tranh. Do vậy, đầu tư nâng cao chất lượng nhân lực là rất cần thiết.
Với công ty Duy Khánh có đặc thù sản xuất thủ công nên tay nghề của công
nhân đóng vai trò hết sức quan trọng tạo lên thế mạnh cho doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Tuy nhiên do ngành đúc và cơ khí là ngành vất vả độc hại, do vậy nhiệm vụ đặt ra đối với Công ty là phải sắp xếp bố trí lao động sao cho có được đội ngũ nhân viên chính quy là nòng cốt, có đủ trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, có tay nghề cao và đủ sức khỏe để đảm bảo hoàn thành tốt công việc.
Trong giai đoạn 2005 - 2009 quy mô vốn đầu tư phát triển nhân lực của công ty Duy Khánh không ngừng gia tăng. Thể hiện qua bảng sau:
Bảng 9. Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực - Công ty Duy Khánh giai đoạn năm 2005 - 2009
STT Năm Chỉ tiêu
Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009
1 Tổng vốn đầu tư Triệu đồng 815 1705 3210 1640 1720
3 Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực Triệu đồng 50 79 102 120 200
5 Lượng tăng tuyệt đối Triệu đồng 29 23 18 80
6 Tốc độ tăng định gốc % 58 104 140 300
7 Tốc độ tăng liên hoàn % 58 29 18 67
8 Tỷ trọng / tổng vốn đầu tư % 6 5 3 7 12
(Nguồn số liệu: Phòng kế toán - Công ty Duy Khánh)
Biểu đồ 6. Vốn đầu tư phát triền nguồn nhân lực – Công ty Duy Khánh giai đoạn 2005 - 2009
Thông qua bảng số liệu, trong giai đoạn 2005 - 2009, Quy mô vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của Công ty Duy Khánh không ngừng gia tăng giữa các năm, và tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của các năm so với năm 2005 có xu hướng tăng dần.
Tuy nhiên tốc độ tăng vốn đầu tư và tỷ trọng vốn đầu tư cho nguồn nhân lực lại không đều và không ổn định qua các năm:
Trong giai đoạn 2005 - 2008: tốc độ tăng vốn đầu tư có xu hướng giảm. Điều đó thể hiện qua sự giảm dần theo các năm của tốc độ tăng liên hoàn, từ 58% năm 2006 xuống 29% năm 2007 và còn 18% trong năm 2008. Đồng thời tỷ trọng vốn đầu tư cho nguồn nhân lực trong tổng vốn đầu tư cũng có xu hướng giảm từ mức 6% năm 2005 giảm xuống còn 5% năm 2006 và xuống mức thấp nhất 3% năm 2007. Sở dĩ có sự giảm dần như vậy là do trong năm 2006, 2007 vốn đầu tư của công ty Duy Khánh tập trung chủ yếu vào dự án xây dựng mở rộng sản xuất nên tỷ trọng vốn đầu tư cho nguồn nhân lực có phần sụt giảm. Ngoài ra trong năm 2008, do những ảnh hưởng từ cuộc khửng hoảng kinh tế toàn cầu, dẫn tới tổng mức đầu tư giảm so với năm 2007, và kéo theo mức đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực của Công ty trong năm này tăng không đáng kể so với năm 2007, tuy nhiên tỷ trọng vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong năm này của Công ty lại tăng trở lại với 7%.
Sau bốn năm sụt giảm về tốc độ tăng vốn đầu tư, năm 2009 việc đầu tư cho nguồn nhân lực là cao nhất tăng cả về quy mô và tốc độ với: vốn đầu tư 200 triệu đồng, tốc độ tăng định gốc 300%, tốc độ tăng liên hoàn 67 %.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực của công ty Duy Khánh bao gồm hai nội dung chính: Đào tạo, tuyển dụng người lao động, chính sách đãi ngộ đối với người lao động.
Bảng 10. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực – Công ty Duy Khánh Giai đoạn 2005 - 2009
STT Năm
Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009
1 Tổng VĐT phát triển nguồn nhân lực Triệu đồng 50 79 102 120 200
2 Vốn đầu tư cho công tác đào tạo, tuyển dụng
Triệu đồng 30 40 60 80 110
3 Tỷ trọng VĐT đào tạo, tuyển dụng/ tổng VĐT phát triển nhân lực
% 60 51 59 67 55
4 VĐT cho chính sách đãi ngộ Triệu đồng 20 39 42 40 90
5 Tỷ trọng VĐT chính sách đãi ngộ / tổngVĐT phát triển nguồn nhân lực
% 40 49 41 33 45
Nguồn: Phòng kế toán – Công ty Duy Khánh
Biểu đồ 7. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực – Công ty Duy Khánh Giai đoạn 2005 – 2009
Do xuất phát điểm là sản xuất thủ công sử dụng số lượng lao động phổ thông lớn trình độ còn chưa cao nên trong nhiều năm qua công tác đào tạo nâng cao trình độ lao động của công ty Duy Khánh khá được quan tâm điều đó được thể hiện qua bảng số liệu trên,
Trong giai đoạn 2005 - 2009 vốn đầu tư cho công tác đào tạo, tuyển dụng của
Công ty Duy Khánh có xu hướng ngày càng gia tăng về quy mô năm sau cao hơn năm trước. Ngoài ra, tỉ trọng vốn đầu tư cho công tác đào tạo trên tổng vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn này cũng rất cao với mức thấp nhất 51% năm 2005, cao nhất là 67% năm 2008.
Đồng thời trong giai đoạn 2005 - 2009, quy mô vốn đầu tư cho chính sách đãi ngộ đối với người lao động của Công ty Duy Khánh tăng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2005, quy mô vốn đầu tư cho chính sách đãi ngộ người lao động thấp nhât là 20 triệu đồng, năm 2009 cao nhất là 90 triệu đồng. Tuy nhiên tỷ trọng vốn đầu tư cho chính sách đãi ngộ người lao động trên tổng vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực Công ty giai đoạn này không ổn định và biến đổi không đều qua các năm, năm cao nhất là năm 2006 với 49% sau đó lại giảm dần xuống thấp nhất vào năm 2008 với 33% .
Dưới đây là một số chính sách đãi ngộ người lao động và nội dung đào tạo, tuyển dụng mà Công ty Duy Khánh đã thực hiện trong giai đoạn 2005 – 2009.
Công tác tuyển dụng và đào tạo:
Với công tác tuyển dụng: Công ty luôn coi trọng và có chính sách đãi ngộ xứng đáng để có thể thu hút được nhân tài. Chính sách tuyển dụng của công ty được dựa trên cơ sở khuyến khích thu hút lao động địa phương nhằm tạo việc làm cho lao động địa phương, mặt khác lấy tiêu chí năng lực làm thước đo hàng đầu để đánh giá và tuyển chọn lao động. Lao động mới được tuyển dụng sẽ được đào tạo bổ sung cho phù hợp và nhanh chóng bắt kịp với nhịp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra công ty cũng có chế độ thử việc đối với lao động mới trước khi phân công công việc chính thức để họ có thời gian thích nghi với công việc và cấp trên có thể quan sát biểu hiện của họ để thấy họ có thực sự phù hợp với công việc đó hay không.
Với công tác đào tạo: Bao gồm có đào tạo lại và đào tạo mới dựa trên đòi hỏi thực tế của công ty của thị trường chứ không đào tạo theo phong trào. Đa số chương trình đào tạo của công ty đều mang tính chất ngắn hạn chưa có sự đầu tư nhiều vào đầu tư đào tạo lâu dài.
Việc đào tạo của công ty bao gồm các nội dung: đào tạo nghiệp vụ; kỹ năng; đào tạo về sản phẩm, dịch vụ; đào tạo cơ bản, đào tạo nâng cao; đào tạo cá nhân, phòng, liên phòng hoặc toàn công ty; đào tạo định kì, đột xuất…
Các nội dung đào tạo trên được thực hiện với hai nhóm: nhóm quản lý và nhóm công nhân, các cán bộ kĩ thuật.
Với nhóm công nhân và cán bộ kĩ thuật, do đặc thù là mặt hàng thủ công nghiệp nên chất lượng sản phẩm của công ty Duy Khánh phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tay nghề và kinh nghiệm của công nhân, cán bộ kĩ thuật của công ty. Vì vậy hàng năm công ty thường cử cán bộ kĩ thuật đi khảo sát thực tế và học hỏi kinh nghiệm của các cơ sở sản xuất cùng lĩnh vực. Đặc biệt trong ba năm liên tiếp năm 2007, 2008, 2009 công ty còn tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho công nhân đúc, cho công nhân phụ trợ… do các cán bộ kĩ thuật và công nhân kĩ thuật có kinh nghiệm của công ty đào tạo. Nhờ vậy mà trình độ tay nghề của công nhân, trình độ chuyên môn của cán bộ kĩ thuật được nâng lên đáng kể, góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và giữ uy tín với khách hàng.
Với nhóm quản lý mặc dù số lượng cán bộ quản lý của công ty không nhiều nhưng công ty cũng hết sức chú trọng trong việc đầu tư nâng cao năng lực bộ máy quản lý của công ty. Tuy vậy việc đầu tư nâng cao năng lực bộ máy quản lý của Công ty mới được thực sự chú trọng từ năm 2007, Công ty Duy Khánh đã cử các cán bộ quản lí đi học các lớp chuyên sâu về quản lý nhằm nâng cao trình độ quản lý của công ty.
Chính sách đãi ngộ đối với người lao động :
Đầu tư cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực là điều kiện cần nhưng chưa đủ để phát triển nguồn nhân lực. Điều kiện đủ chính là việc thực hiện các chế độ và chính sách đãi ngộ xứng đáng dành cho người lao động... Nói đây là điều kiện đủ để phát triển nguồn nhân lực bởi lẽ, nó giúp tạo điều kiện tốt nhất, môi trường tốt nhất để người lao động được cống hiến, được làm việc và khám phá khả năng của mình, mài rũa kiến thức, chiêm nghiệm thực tế. Nguồn lao động dù có trình độ đến đâu
nhưng nếu không nhận được chế độ đãi ngộ xứng đáng thì sẽ không có động lực để cống hiến. Tài sản quý giá của công ty sẽ mãi mãi chỉ ở dạng tiềm năng mà không thể khai thác được. Nhận thức được điều đó nhiều năm qua công ty Duy Khánh đã có nhiều chính sách đãi ngộ khuyến khích công nhân viên hăng hái tham gia sản xuất và tạo thành một khối lao động đoàn kết. Những chi phí để thực hiện chính sách đãi ngộ đối với người lao động của Công ty ( Chi phí khen thưởng cho đội ngũ lao động, chi phí tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, chi phí du lịch, nghỉ dưỡng cho lao động… ) tuy được tính vào bảng cân đối kế toán như một khoản mục chi tiêu thường xuyên song nhìn ở góc độ đầu tư, nó cũng có thể coi là một loại hình đầu tư đối với nguồn nhân lực.
Trong chính sách đãi ngộ của công ty dành cho người lao động bao gồm cả đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính. Trong giai đoạn 2005 - 2009, một số chính sách đãi ngộ phi tài chính và chính sách đãi ngộ tài chính mà Công ty Duy Khánh đã thực hiện cụ thể như sau:
Đối với chế độ đãi ngộ tài chính: Là hình thức đãi ngộ được thực hiện bằng các công cụ tài chính bao gồm các loại tiền lương, tiền thưởng phụ cấp… Đây là động lực đầu tiên thúc đẩy người lao động làm việc. Công ty cũng đã áp dụng đầy đủ các quy định của nhà nước về lương thưởng, trợ cấp, chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… cho cán bộ công nhân viên trong công ty đồng thời thực hiện đúng các quy định về lương tối thiểu, dựa trên cơ sở năng lực và đóng góp của người lao động. Trong giai đoạn 2005 - 2009, công ty Duy Khánh đã thực hiện một số chính sách đãi ngộ tài chính từ ngắn hạn đến dài hạn, đặc biệt: từ năm 2007, Công ty Duy Khánh đã đưa ra chính sách thưởng 5 triệu đồng cho mỗi công nhân có trách nhiệm và ý thức xây dựng công ty tốt; Ngoài ra để khuyến khích sự gắn bó của công nhân viên đối với công ty, năm 2008 công ty Duy Khánh lại đưa ra chính sách đối với mỗi công nhân viên làm việc trong công ty trên năm năm sẽ được thưởng 10 triệu đồng sau năm năm gắn bó với công ty. Mặc dù vậy tính tới thời điểm hiện nay thì chế độ trích thưởng đối với lao động của Công ty Duy Khánh vẫn chưa có một cơ cấu trích thưởng cụ thể, quyết định trích thưởng của Công ty còn nhỏ lẻ và mang
tính chủ quan dẫn tới nhiều hạn chế trong công tác quản lý lương thưởng cho lao động.
Đối với chính sách đãi ngộ phi tài chính: Là chế độ đãi ngộ không sử dụng trực tiếp các nguồn lực tài chính nhưng lại có vai trò quan trọng đối với người lao động trong công ty thông qua việc phân công công việc phù hợp với năng lực trình độ, sở thích của người lao động và tạo môi trường làm việc thuận lợi, thoải mái an toàn. Cụ thể công ty luôn quan tâm tới các chế độ đãi ngộ phi tài chính như:
Điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên được quan tâm đúng mức, văn phòng làm việc khang trang thoáng mát, đầy đủ trang thiết bị văn phòng. Đối với lực lượng lao động trực tiếp, công ty trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động, các nguyên tắc an toàn lao động được tuân thủ nghiêm ngặt; theo dõi thường xuyên để phát hiện kịp thời các nguy cơ gây ra sự cố về thiết bị để chủ động bố trí việc kiểm tra, thay thế, tránh gây ra tai nạn đáng tiếc do lỗi thiết bị gây ra cho người lao động. Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thiết bị ở các đơn vị, phổ biến các quy định, hướng dẫn việc sử dụng các thiết bị đúng kĩ thuật, để đảm bảo an toàn lao động; đảm bảo kiểm tra, đôn đốc thường xuyên việc thực hiện các quy định về an toàn trong sản xuất.
công ty thường tổ chức các hoạt động đoàn thể nhằm tạo ra sự gắn kết giữa lao động trong công ty, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người lao động. Đặc biệt trong các dịp hè công ty tổ chức các chuyến du lịch nghỉ mát giúp người lao động có những lúc nghỉ ngơi tái tạo sức lao động và thực sự gắn kết với công ty.
Có sự đánh giá đúng năng lực của người lao động, có chế độ động viên khen thưởng kịp thời để khuyến khích người lao động tiếp tục cống hiến cho công ty.
Công ty còn ban hành các nội quy lao động các điều lệ, quy định làm cơ sở thống nhất thực hiện trong công ty.
Công ty còn thực hiện bữa cơm giữa ca bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đủ chất, đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Nhìn chung trong giai đoạn 2005 - 2009 quy mô vốn đầu tư của công ty Duy