Tiếp tục đa dạng hóa và hợp lý hóa cơ cấu nguồn vốn cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đúc kim loại – cơ khí và thương mại Duy Khánh (Trang 78)

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

1.1.Tiếp tục đa dạng hóa và hợp lý hóa cơ cấu nguồn vốn cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh:

1. Một số giải pháp đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Duy Khánh:

1.1.Tiếp tục đa dạng hóa và hợp lý hóa cơ cấu nguồn vốn cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh:

năng lực cạnh tranh:

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là nguồn lực cơ bản cấu thành tiềm năng của một doanh nghiệp. Quy mô vốn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định quy mô doanh nghiệp. Yếu tố vốn cùng với hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh, sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp. Là một trong những yếu tố tạo lên thế mạnh từ bên trong của doanh nghiệp, tạo lên sức cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.

Làm thế nào để huy động được vốn là câu hỏi rất khó của rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong bối cảnh thị trường tài chính – tín dụng còn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Mặt khác, lại có khá nhiều các rào cản ngăn cản các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn cho đầu tư phát triển: như tâm lý ưa thích các doanh nghiệp có quy mô lớn, khồn đáp ứng đủ các điều kiện để được vay vốn mà chủ yếu là điều kiện về tài sản đảm bảo. Chính vì thế đa dạng hóa và hợp lý hóa cơ cấu nguồn vốn cho đầu tư phát triển phải là mối bận tâm hàng đầu để có thể huy động được vốn và sử dụng vốn.

Huy động vốn quan tâm tới các khía cạnh sau: chi phí sử dụng vốn, khả năng cung ứng vốn, thời điểm huy động được vốn…

Một cơ cấu nguồn vốn hợp lý phải đáp ứng được tiêu chí : chi phí sử dụng vốn của cơ cấu thấp nhất, thời điểm cung ứng vốn phải phù hợp với thời điểm cần vốn của nhu cầu đầu tư trong doanh nghiệp, tối thiểu hóa rủi ro doanh nghiệp phải gánh

chịu. Từ đó có thể nhận thấy rằng, ít nhất thì cơ cấu nguồn vốn cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải là một cơ cấu đa nguồn vốn, bao gồm cả vốn vay và vốn chủ sở hữu, có thế mới đảm bảo được điều kiện chia sẻ rủi ro.

Thêm vào đó Công ty cần quan tâm tới chi phí sử dụng vốn để lựa chọn nguồn huy động cho phù hợp. Trong thời điểm hiện tại đặc biệt trong quý I năm 2010, doanh nghiệp cũng có thể tận dụng gói kích cầu đầu tư của chính phủ để đầu tư phát triển do nhờ gói kích cầu này mà lãi suất tín dụng của các ngân hàng là khá hấp dẫn. Tuy nhiên sau quý I năm 2010, Chính phủ đã đưa ra chính sách giảm sự tăng trưởng tín dụng 25% lúc này việc sử dụng vốn tự có của Doanh nghiệp có chi phí thấp hơn.

Một điểm lưu ý nữa đó là việc huy động nguồn vốn nào cũng cần phù hợp với nội dung đầu tư. Nguồn vốn có thể huy động hiệu quả cho nội dung đầu tư này là tín dụng ngân hàng và vốn tự có, bởi lẽ, khoản mục đầu tư này sẽ tạo ra tài sản thế chấp đảm bảo an toàn về mặt tín dụng đối với ngân hàng. Nhưng ngân hàng thường chỉ tài trợ tối đa là 85% giá trị của tài sản, nên Công ty cũng cần phải huy động từ vốn chủ sở hữu, vì nguồn vốn này có thời gian huy động dài, tương ứng với thời gian thu hồi vốn dài hạn của tài sản cố định . Thêm nữa, tình hình kinh tế ảm đạm của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới có thể khiến Công ty cân nhắc thận trọng hơn trong việc đầu tư vào TSCĐ vào tài sản nhạy cảm này, thay vì tập trung vốn để kích cầu thị trường thông qua chiến lược Marketing hiệu quả.

Tóm lại, một số giải pháp cần chú ý để đa dạng hóa và hợp lý hóa nguồn vốn cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty là:

• Công tác lập kế hoạch đầu tư nâng cao năng lực canh tranh cần được quan tâm giống như kế hoạch sản xuất kinh doanh. Từ kế hoạch đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh để lập ra kế hoạch vốn, đây là cơ sở để xác định một cơ cấu nguồn vốn tối ưu.

• Tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng bằng cách luôn thực hiện tốt các hợp đồng tín dụng và tạo điều kiện tốt nhất để ngân hàng hoàn thành công việc của họ. Quan hệ tín dụng truyền thống được củng cố sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng

thông qua việc sắp xếp tín dụng và giảm điều kiện cho vay.

• Doanh nghiệp nên có sự quan tâm đúng mức đối với hình thức tín dụng thuê mua. Vì đây là hình thức tín dụng có nhiều ưu điểm và hứa hẹn sẽ phát triển trong thời gian tới

• Nâng cao chất lượng công tác lập dự án vì đây là tài liệu quan trọng để các tổ chức tín dụng đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án cũng như sẽ là căn cứ để quyết định mức cho vay vào thời gian rót vốn

• Các hình thức huy động vốn khác ngòai vốn chủ sở hữu và vốn tín dụng ngân hàng như sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn như: phải trả khách hàng, vay ngắn hạn của ngân hàng, tiền lương phải trả công nhân viên, phải nộp ngân sách nhà nước cần được cân nhắc một cách thận trọng vì đây là hình thức chiếm dụng vốn nhưng vốn này chỉ là nguồn vốn ngắn hạn trong khi hoạt động đầu tư có đặc điểm căn bản là dài hạn nên độ rủi ro khi huy động các nguồn vốn này là rất cao. Một khi đến hạn thanh toán mà công ty chưa thu hồi được vốn thì khả năng thực hiện dự án sẽ bị ảnh hưởng và hệ thống tài chính của Công ty sẽ bị chao đảo nếu quy mô nguồn vốn này lớn. Không những thế, uy tín của Công ty sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng: Nếu không trả nợ được cho ngân hàng, ngân hàng mất lòng tin, từ chối tiếp tục cấp tín dụng, tiêu chuẩn tín dụng ngặt nghèo hơn…với đối tác: không muốn cho công ty nợ tiền hàng, thậm chí từ chối hợp tác…đối với người lao động: đình công, không tập trung vào làm việc…Tất cả hậu quả này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì vậy, trước khi sử dụng nguồn vốn này Công ty cần cân nhắc một cách thận trọng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đúc kim loại – cơ khí và thương mại Duy Khánh (Trang 78)