MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đúc kim loại – cơ khí và thương mại Duy Khánh (Trang 73)

Trải qua hai năm 2008, 2009 đầy sóng gió không chỉ với ngành đúc gang mà cả nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế toàn cầu, bước sang đầu năm 2010 với dấu hiệu tăng trưởng trở lại của nền kinh tế trong nước. Tuy nhiên dấu hiệu đó là xuất phát từ các gói kích cầu của chính phủ và mức tăng trưởng còn hạn chế. Điều đó cho thấy để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp trong nước nói chung và Công ty Duy Khánh nói riêng cần phải chủ động và năng động hơn, nắm bắt cơ hội khi kinh tế phục hồi, chủ động đổi mới, đa dạng hóa các dịch vụ, hàng hóa, quy trình sản xuât, cách thức quản lý, đầu tư công nghệ cao hơn. Qua đó Công ty sẽ đề ra mục tiêu phù hợp với tình hình thực tiễn và một chiến lược hành động để sống sót trong thời kì đầy biến động này.

1. Phân tích Ma trận SWOT của Công ty cổ phần đúc kim loại - cơ khí và thương mại Duy Khánh: mại Duy Khánh:

Để có thể đưa ra được những giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty một cách hiệu quả thì không thể căn cứ vào các nhận định mang tính chủ quan mà cần nhìn nhận một cách toàn diện thực tiễn khách quan mà cơ sở hữu ích chính là căn cứ vào việc phân tích ma trận SWOT của Công ty. SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và threats (Nguy cơ).

Việc phân tích mô hình này giúp ta có cái nhìn toàn diện về những cơ hội thách thức mà môi trường bên ngoài Công ty tác động đến Công ty cũng như những điểm mạnh và yếu xuất phát từ nội lực của Công ty. Căn cứ vào đó, Công ty có thể đưa ra được những giải pháp mang tính thực tiễn để có thể phát huy điểm mạnh tranh thủ cơ hội cũng như hạn chế điểm yếu và tác động tiêu cực của nguy cơ mà môi trường tạo ra

Trong điều kiện thực tế hiện nay, Công ty Duy Khánh có một số điểm mạnh, điểm yếu ; các cơ hội và đe dọa như sau:

 Điểm mạnh (S)

- Khả năng huy động tài chính của Công ty tương đối tốt, có khả năng chi trả, đầu tư, nâng cấp máy móc thiết bị mới phục vụ cho quá trình sản xuất của Công ty.

- Nguồn lao động dồi dào với giá nhân công thấp có thể tận dụng để sản xuất những mặt hàng đòi hỏi nhiều lao động.

- Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ nhân viên Công ty có nhiều kinh nghiệm

- Tinh thần đoàn kết, tập thể trong Công ty khá tốt

- Công ty Duy Khánh có những khách hàng truyền thống gắn bó lâu dài với Công ty như Công ty chế tạo điện cơ Asuzu Nam Định, Công ty sản xuất lắp ráp máy bơm Quang Long đều là những Công ty rất có uy tín trên thị trường trong nước với các sản phẩm như máy bơm tự động, máy bơm bán tự động.

- Hàng hóa phong phú đa dạng đảm bảo chất lượng. Trong đó sản phẩm các chi tiết máy bơm là sản phẩm thế mạnh của Công ty.

- Có các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào truyền thống và ổn định như nhà máy sản xuất gang gia sàng Thái Nguyên; Công ty Than Vàng Danh Quảng Ninh

 Điểm yếu (W)

- Chất lượng lao động còn thấp do lao động phổ thông còn chiếm tỉ trọng khá nhiều trong Công ty Duy Khánh.

- Phần lớn thiết bị, công nghệ được trang bị từ lâu nên đã lạc hậu, mức độ hao mòn lớn

- Cơ chế quản lý còn khá lỏng lẻo.

- Hoạt động marketing chưa tốt, tính tới thời điểm hiện nay Công ty Duy Khánh vẫn chưa có những cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực này.

- Trình độ thiết kế trong sản xuất sản phẩm của Công ty còn hạn chế kéo theo việc làm gia tăng chi phí sản xuất cho sản phẩm.

- Tiềm lực về vốn còn nhỏ bé không cho phép Công ty đầu tư vào các dây

chuyền công nghệ có công suất lớn dẫn tới khó khăn trong cạnh tranh.

 Cơ hội (O)

- Tình hình chính trị đất nước ổn định.

- Mạng lưới thông tin trong thời đại mới ngày càng phát triển hiện đại nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin.

- Thị trường mở rộng, tự do cạnh tranh nên Công ty có thể tự do tìm kiếm khách hàng, mở rộng sản xuất, tăng thị phần, thị trường.

- Chính sách nhà nước tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ thuận lợi, công ty có thể tự do tìm kiếm ỹ thuật hiện đại sản xuất các mặt hàng có chất lượng cao.

- Ngành đúc tại một số nước phát triển sa sút vì công nghiệp ô-tô đi xuống và chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Mê-hi-cô…điều đó ghi nhận sự nổi lên của các nước đang phát triển và cho thấy khuynh hướng chuyển ngành đúc từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.

- Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO vào tháng 11/2006 tạo những làn sóng đầu tư vào Việt Nam. Hải Phòng là một trong những địa phương thu hút đầu tư mạnh, nên hứa hẹn là thị trường đầy triển vọng của Công ty.

 Đe dọa (T)

- Đối thủ có kỹ thuật cao: trình độ tay nghề, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị tiên tiến, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành thấp vì vậy mà sản phẩm của Công ty khó có thể cạnh tranh được

- Chất lượng nguyên vật liệu kém: Nguyên vật liệu là đầu vào của quá trình sản xuất mà phụ thuộc vào môi trường là các nhà cung ứng. Nếu các nhà cung ứng cung cấp nguyên vật liệu chất lượng kém thì chất lượng sản phẩm của Công ty cũng không cao, không thể cạnh tranh trên thị trường.

- Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, do vậy đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã kiểu dáng sản phẩm và yêu cầu về chất lượng dịch vụ cho khách hàng cao.

- Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, và bước qua khủng hoảng năm 2009

thì sang năm 2010 Chính phủ Việt Nam đã đưa ra thông điệp kiểm soát tăng trưởng tín dụng không vượt quá 25%, thấp hơn nhiều so với con số 38 - 39% của năm 2009. Điều đó cũng là một thách thức lớn đối với Công ty trong việc huy động vốn vay đẩy mạnh đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong thời gian tới.

Dựa trên việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và những đe dọa đối với Công ty ta có thể xây dựng Ma trận SWOT của Công ty Duy Khánh như sau:

Bảng 26. Ma trận SWOT – Công ty Duy Khánh

Ma trận SWOT S (Điểm mạnh) W (Điểm yếu)

1. Khả năng huy động vốn tương đối tốt

2. Nguồn lao động dồi dào với giá nhân công thấp.

3. Đội ngũ cán bộ nhân viên Công ty có nhiều kinh nghiệm.

4. Có những khách hàng truyền thống gắn bó lâu dài với Công ty. 5. Sản phẩm có chất lượng và uy tín trên thị trường.

6. Nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào trong nước ổn định.

1. Chất lượng lao động còn thấp 2. Bộ máy quản lý chưa hiệu quả. 3. Hoạt động marketing chưa tốt 4. Trình độ thiết kế trong sản xuất sản phẩm của Công ty còn thấp. 5. Tiềm lực về vốn còn nhỏ bé 6. Cơ sở vật chất còn lạc hậu.

O (Cơ hội ) S/O W/O

1. Chính trị ổn định

2. Kinh tế đất nước phát triển. 3. Hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Mạng lưới thông tin hiện đại. 5. Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện.

1. Mở rộng sản xuất (S1,O2), (S2,O2), (S4,O2), (S6,O2).

2. Mở rộng thị trường trong nước (S5,O3)

3. Nâng cao chất lượng sản phẩm (S5,O3)

4. Phát triển thị trường mở rộng xuất khẩu (S5,O3)

1. Chiến lược xâm nhập thị trường (W3,O4)

2. Chiến lược phát triển sản phẩm (W3,O2)

T(Đe dọa) S/T W/T

1. Cạnh tranh gay gắt với các đối thủ có trình độ kĩ thuật cao

2. Chất lượng NVL kém

3. Nhu cầu khách hàng ngày càng cao.

4. Chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ.

1.Tăng cường liên doanh liên kết(S5,T1)

2. Đa dạng hóa kinh doanh(S5,T4)

1. Chiến lược giữ vững thị trường hiện tại (W1,T2)

Trên cơ sở các căn cứ trên, Công ty đã đưa ra những định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư trong thời gian tới

2. Định hướng phát triển của Công ty:

Căn cứ vào việc nhận biết các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mình từ đó Công ty Duy Khánh đã đưa ra các định hướng phát triển trong những năm tiếp theo. Công ty Cổ phần đúc kim loại và cơ khí thương mại Duy Khánh là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có quy mô nhỏ. Với quá trình phát triển 13 năm dựa trên những yếu tố đặc thù của làng nghề, đồng thời Công ty xác định rõ các sản phẩm mà Công ty đang sản xuất hiện nay là những sản phẩm được nhà nước khuyến khích phát triển sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế. Do vậy Công ty đã xác định nhiệm vụ tăng cường sản xuất, gia tăng sản lượng và phát triển thị trường sản phẩm là nhiệm vụ trước mắt của mình. Dưới đây là một số định hướng phát triển trong thời gian tới của Công ty :

+ Hiện nay công ty Duy Khánh đã xác định hai tiến trình của mình trong những năm tới là mở rộng đầu tư thêm quy mô sản xuất đồng thời hoàn thiện phương thức quản lý. Hai tiến trình đó cần được tiến hành song song. Là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, xu thế hội nhập sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến doanh nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO. Thị trường quốc tế sẽ gõ cửa đem lại những cơ hội mới cho doanh nghiệp song các thách thức tiêu chuẩn chất lượng và quản lý cũng buộc doanh nghiệp phải làm chủ được chính mình trong việc xác định định hướng đầu tư cho thật phù hợp.Cụ thể đối với mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất, Công ty hướng tới việc mở rộng hình thức hoạt động của mình từ xưởng sản xuất các sản phẩm chi tiết (ví dụ: vỏ máy bơm,mô tơ,…) tiến tới việc sản xuất các sản phẩm hoàn thiện (ví dụ: máy bơm hoàn thiện)với giá thành cạnh tranh.

+ Đồng thời Công ty sẽ đẩy mạnh hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008.

+ Công ty tiếp tục tiến trình tự động hóa dây chuyền sản xuất giảm bớt lao động trong xưởng sản xuất Công ty và tiếp tục đầu tư nâng cao trình độ người lao động với mục tiêu tạo ra đội ngũ lao động có trình độ đồng đều.

+ Công ty tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm thông qua việc mở các đại lý phân phối tập trung ở khu vực miền Nam nơi có nhu cầu tiêu thụ rất lớn trong những năm vừa rồi.

II. Một số kiến nghị, giải pháp đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần đúc kim loại - cơ khí và thương mại Duy Khánh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đúc kim loại – cơ khí và thương mại Duy Khánh (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w