II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÚC KIM LOẠ I CƠ
3. Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Duy Khánh:
3.3. Đầu tư cho hoạt động marketing:
Thách thức của thị trường đối với hoạt động marketing của Công ty:
Trong vài năm gần đây, do sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm máy công cụ và các thiết bị toàn bộ từ nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan… đã gây khó khăn nhiều cho công ty trong vấn đề tiêu thụ. Đó là vì sản phẩm của công ty không chỉ phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước mà còn phải cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại về kiểu dáng mẫu mã, giá cả. Do đó vấn đề tìm kiếm, phát triển thị trường là một vấn đề hết sức quan trọng, có thể nói đây là vấn đề liên quan đến sự sống còn của công ty. Trong giai đoạn 2005 - 2009 thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty có thể được thể hiện cụ thể dưới bảng thống kê sau:
Bảng 11: Thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của công ty Duy Khánh giai đoạn 2005 - 2009
STT Thị trường Doanh số trung bình năm (Triệu đồng)
Tỷ trọng
(%) Sản phẩm chính
Đánh giá tiềm năng 1 Hải Phòng - Hải Dương -
Hà Nội – Quảng Ninh
3000 29.365 - Chi tiết xe gắn máy ổn định 2 Quảng Nam – Đà Nẵng 6000 58.7 -Chi tiết máy bơm các loại
-Chi tiết máy công nghiệp
Rất tốt
3 Miền Nam 1000 9.7 - Chi tiết máy bơm các loại
- Chi tiết máy nông nghiệp
Tốt 4 Khu vực Đông Nam Á 216 2.1 - Chi tiết máy bơm các loại Chưa tốt
(Nguồn: Phòng kinh doanh – công ty Duy Khánh)
Qua bảng thống kê trên ta có thể thấy thị trường tiêu thụ chủ yếu của doanh nghiệp là các khu vực miền Nam và Trung. Sở dĩ như vậy là do thị trường miền Nam, miền Trung cho phép định giá bán cao hơn do chi phí nhân công tại các vùng này đều cao hơn miền bắc và thị trường tiêu thụ sản phẩm ở hai miền này là rất lớn với những hợp đồng tương đối ổn định. Thị trường khu vực Đông Nam Á (chủ yếu các nước Lào và Campuchia) tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đó là một thị trường
tiềm năng đối với công ty trong những năm tới đó cũng là mục tiêu hướng tới của công ty. Việc tiếp cận được với thị trường Đông Nam Á sẽ tạo cơ hội cho công ty mở rộng hơn thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình và tạo đà cho những bước phát triển cao hơn ở những thị trường khó tính. Và đó chính là thách thức lớn đối với công ty.
Tình hình đầu tư cho hoạt động marketing của công ty:
Xác định rõ tầm quan trọng của thị trường đối với sự tồn tại phát triển của công ty, trong những năm qua việc đầu tư phát triển thị trường của công ty được quan tâm chú ý đáng kể. Hàng năm công ty đã dành một tỉ lệ chi phí nhất định để thực hiện công việc xúc tiến bán hàng và mở rộng thị trường. Tổng mức chi phí cho hoạt động marketing của công ty giai đoạn 2005 - 2009 như sau:
Bảng 12. Vốn đầu tư cho hoạt động marketing - Công ty Duy Khánh giai đoạn 2005 - 2009
STT Năm
Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009
1 Tổng VĐT Triệu đồng 815 1705 3210 1640 1720
2 VĐT cho hoạt động Marketing Triệu đồng 90 109 111 120 200
3 Tốc độ tăng định gốc % 21 23 33 122
4 Tốc độ tăng liên hoàn % 21 2 8 67
5 Tỷ trọng trong tổng VĐT % 11 6 3 7 12
Nguồn số liệu: Phòng kinh doanh - Công ty Duy khánh
Biểu đồ 8. Vốn đầu tư cho hoạt động Marketing – Công ty Duy Khánh Giai đoạn 2005 – 2009
Nhìn chung, trong giai đoạn 2005 - 2009 vốn đầu tư cho hoạt động marketing của công ty cơ khí Duy khánh về mặt tuyệt đối có xu hướng tăng đều đặn trong các năm, năm sau nhiều hơn năm trước. Cụ thể như sau:
Về tốc độ tăng vốn đầu tư cho hoạt động marketing giữa các năm là không ổn định, cụ thể năm 2007 so với năm 2006 chỉ có 2%, năm 2008 so với năm 2007 cũng chỉ tăng 8%, năm 2009 so với năm 2008 đạt mức tăng cao nhất 67%. Điều đó cho thấy trong hai năm 2007, 2008 việc đầu tư vào hoạt động marketing của công ty còn thấp, sở dĩ như vậy do trong năm 2007 công ty Duy Khánh đã tập trung vốn đầu tư của mình khá nhiều việc xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị mới cho dự án mở rộng sản xuất nên mức vốn đầu tư cho hoạt động marketing bị hạn chế; còn trong năm 2008 do chịu sức ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo theo tổng mức đầu tư của công ty Duy Khánh khá thấp đồng nghĩa với mức đầu tư cho hoạt động marketing cũng bị hạn chế theo.
Về tỷ trọng vốn đầu tư cho hoạt động marketing trong tổng vốn đầu tư , trong giai đoạn 2005 - 2009 là không cao, với tỷ trọng cao nhất vào năm 2009 chỉ là 12%, thấp nhất vào năm 2007 là 3%. Qua đó ta thấy mặc dù cũng đã quan tâm tới việc đầu tư nâng cao hoạt động marketing, tuy nhiên mức đầu tư còn hạn chế so với
vai trò quan trọng của hoạt động này đến năng lực cạnh tranh của công ty Duy Khánh.
Đầu tư cho hoạt động Marketing của Công ty Duy Khánh bao gồm các nội dung: đầu tư cho hoạt động xúc tiến bán hàng, đầu tư cho hoạt động khảo sát nghiên cứu thị trường tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh.
Bảng 13. Cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt động marketing - Công ty Duy Khánh giai đoạn 2005 - 2009
STT Năm
Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009
1 Tổng VĐT cho hoạt động Marketing Triệu đồng
90 109 111 120 200
2 VĐT cho hoạt động xúc tiến bán hàng Triệu đồng
70 80 80 90 150
3 Tỷ trọng VĐT xúc tiến bán hàng trên Tổng VĐT hoạt động Marketing
% 78 73 72 75 75
4 VĐT khảo sát nghiên cứu thị trường Triệu đồng
20 29 31 30 50
5
Tỷ trọng VĐT khảo sát nghiên cứu thị trường trên Tổng VĐT hoạt động Marketing
% 22 27 28 25 25
Nguồn: Phòng Kinh doanh – Công ty Duy Khánh
Biểu đồ 9. Cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt động Marketing – Công ty Duy Khánh giai đoạn 2005 - 2009
Thông qua bảng số liệu và biểu đồ về cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt động Marketing
của Công ty Duy Khánh giai đoạn 2005 – 2009 đã thể hiện ở trên ta có thể đưa ra nhận xét :
Đầu tư cho hoạt động xúc tiến bán hàng của công ty: Tỷ trọng vốn đầu tư cho hoạt động xúc tiến bán hàng của Công ty trên tổng vốn đầu tư cho hoạt động Marketing là cao và ổn định, luôn luôn chiếm trên 70% trong tất cả các năm. Điều này cho thấy sự quan tâm chú trọng của Công ty trong việc xúc tiến đầu ra của sản phẩm trong giai đoạn 2005 – 2009. Trong giai đoạn này thì hoạt động đầu tư xúc tiến bán hàng của Công ty chủ yếu bao gồm các hoạt động sau:
Nhận thức được vai trò to lớn của website đối với hoạt động kinh doanh, hoạt động quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp: tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhân lực, tiết kiệm thời gian, hiệu quả rút ngắn khoảng cách địa lý, không giới hạn về thời gian đối tượng... Ngoài ra, một trong những tác dụng lớn mạnh của website và môi trường internet đó là việc giao dịch thanh toán trực tuyến hay thương mại điện tử. Chính vì thế công ty đã quan tâm tới việc xây dựng một website riêng tại địa chỉ: http://www.ducduykhanh.com trong năm 2005, đến nay Website này đã có những tác động nhất định trong việc quảng bá thương hiệu và cập nhật những tin tức về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như về tình hình thị trường.
Tiếp xúc với khách hàng: thăm khách hàng thường xuyên, gửi quà thưởng cho khách hàng lâu năm của công ty. Chi phí này diễn ra hàng năm đặc biệt vào đầu năm để khởi động các hợp đồng mới và các kì nghỉ. Có thể coi đây là chi phí tiếp thị làm ổn định doanh thu vì nó quan tâm đến khách hàng truyền thống nhiều hơn.
Các dịch vụ sau bán hàng: nhận lại hàng lỗi, kịp thời đổi hàng cho khách hàng đúng hạn, đây là công việc diễn ra hàng ngày đối với công việc đúc và giao nhận hàng. Để xác định chi phí này rất khó vì nó phát sinh trong sản xuất, song được công ty rất coi trọng nhằm giữ uy tín bán hàng.
Đầu tư cho công tác khảo sát, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, bên cạnh những hình thức xúc tiến đầu tư của công ty Duy Khánh nhằm củng
cố thị trường tiêu thụ truyền thống của mình ở khu vực miền Nam, miền Trung như đã nêu ở trên Công ty Duy Khánh còn đầu tư cho công tác khảo sát, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh và công tác xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Tuy nhiên tỷ trọng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khảo sát thị trường của Công ty còn nhỏ bé và tỷ trọng cao nhất là vào năm 2007 cũng chỉ có 28% đồng thời mức đầu tư cao nhất cho hoạt động này của Công ty cũng chỉ là 50 triệu đồng trong năm 2009 so với tầm quan trọng và tính chiến lược dài hạn của hoạt động này đem lại cho Công ty.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2005 – 2009 việc đầu tư cho hoạt động Marketing của Công ty chủ yếu tập trung cho việc củng cố thị trường tiêu thụ truyền thống của mình còn hoạt động khảo sát, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh còn khá nhỏ bé.
Ngoài những hoạt động đầu tư chủ yếu trên Công ty Duy Khánh còn thực hiện một Chính sách giá cả khá linh hoạt. Do các sản phẩm đúc có tính đặc thù cao và khá bảo thủ. Doanh nghiệp rất khó khăn để chinh phục được khách hàng, song khi kí được hợp đồng thì sẽ đạt doanh thu và lợi nhuận đều đặn vì sản xuất luôn đạt công suất nấu tối đa. Tuy nhiên, cũng do sản xuất công nghiệp đòi hỏi lượng vốn lưu động lớn nên việc tìm cách tạo ra những vòng quay ngắn của tiền sẽ giúp công ty nhanh chóng có tiền mặt để mua vật tư - nguyên liệu. Lợi nhuận kinh doanh thậm chí nằm ngay trong công việc thu mua nguyên vật liệu kịp thời với giá rẻ. Công ty sẽ làm được điều đó nếu tìm chọn và chinh phục được những thị trường hoặc có nhu cầu về loại sản phẩm ổn định hoặc có khả năng thanh toán tốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp công ty chấp nhận sản xuất hòa hoặc bán hàng thấp hơn giá thành với những hoạt động mùa vụ để tạo vốn cho những hợp đồng dài hạn. Hiện nay đối với công ty đúc Duy Khánh cạnh tranh dựa trên định giá sản phẩm thấp nhất là biện pháp thường xuyên và đối với từng đối tượng khách hàng công ty luôn áp dụng linh hoạt chính sách giá cả như giảm giá, chiết khấu... đặc biệt là các khách hàng lớn đã có uy tín.