II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÚC KIM LOẠ I CƠ
5. Những nhân tố tác động tới hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty
của công ty
5.1. Nhân tố thuộc về môi trường bên trong công ty:Khả năng tài chính và tình hình huy động vốn: Khả năng tài chính và tình hình huy động vốn:
Tình hình tài chính là một trong những nhân tố then chốt quyết định khối lượng đầu tư. Bên cạnh đó tình hình tài chính của công ty cũng ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn cho đầu tư.Vì vậy khả năng tài chính là một trong những nhân tố nội tại chi phối hoạt động đầu tư của công ty.
Năng lực kĩ thuật và máy móc thiết bị:
Năng lực kỹ thuật và máy móc thiết bị cũng như mức độ hiện đại của nó là yếu tố quyết định đến chủng loại và chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và hiệu quả đầu tư. Do đó cũng quyết định khả năng cạnh tranh của công ty. Vì vậy đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cũng bao hàm đầu tư để nâng cao năng lực máy móc thiết bị .Số lượng cũng như mức độ hiện đại của máy móc thiết bị mà công ty đang có ảnh hưởng rất lớn tới tổng mức đầu tư của công ty
Năng lưc về nhân sự:
Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng của lực lượng sản xuất. Con người với khả năng sáng tạo vô tận là nguồn lực duy nhất có thể điều khiển mọi hoạt động kinh doanh, mọi giai đoạn của hoạt động đầu tư. Nhân tố con người cũng ảnh hưởng tới khả năng khai thác và vận hành các loại máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, do đó ảnh
hưởng tới chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng tới uy tín năng lực cạnh tranh của công ty. Nói một cách khác nhân sự ảnh hưởng tới kết quả hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả đầu tư nói riêng. Đầu tư nâng cao năng lực con người là một nội dung trong đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh.Vì vậy công ty Duy Khánh cần phải chú trọng nhân tố này khi đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Cơ cấu tổ chức của công ty:
Cơ cấu tổ chức của công ty là quá trình sắp xếp, tổ chức các phòng ban thành một cơ cấu thống nhất và vận hành cơ chế ấy để thực hiện các nhiệm vụ quản lý cũng như các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.Một cơ cấu tổ chức vừa gọn nhẹ vừa tối ưu vừa hoạt động có hiệu quả sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn cho doanh nghiệp. Do đó việc sắp xếp, đổi mới cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng rất lớn tới việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
5.2. Nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài công ty:
Bên cạnh nhân tố bên trong là những nhân tố quyết định ảnh hưởng đến quá trình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty,thì những nhân tố bên ngoài cũng có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình này. Một số nhân tố bên ngoài có thể kể đến như:
Chính sách kinh tế vĩ mô:
Các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ điều tiết cả nền kinh tế và tạo ra môi trường phát triển cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Sự thay đổi trong chính sách vĩ mô tác động đến doanh nghiệp nói chung và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp nói riêng.Khi chính phủ thực hiện các chính sách kích cầu nhằm khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế, thì đó là cơ hội thuận lợi cho hoạt động đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trái lại khi chính phủ thực hiện các chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định môi trường vĩ mô thì việc thu hẹp quy ô sản xuất kinh doanh là cần thiết. Doanh nghiệp phải nắm bắt được các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ để xây dựng cho mình một kế hoạch phát triển phù hợp và bền vững.
Thị trường:
Thị trường đầu ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một
trong những nhân tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp và cũng là chỉ báo cho những quyết định đầu tư của doanh nghiệp, một trong những mục tiêu then chốt của doanh nghiệp trong quá trình phát triển và mở rộng thị phần.Vì vậy, để đạt được mục tiêu đó doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để đáp ứng những đòi hỏi của thị trường.Việc nghiên cứu thị trường giúp cho doanh nghiệp có những thông tin cần thiết để điều chỉnh hoạt động của mình để đạt được hiệu quả đầu tư cao nhất
Đối thủ cạnh tranh:
Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường công ty cũng cần quan tâm tới yếu tố đối thủ cạnh tranh trên thi trường.Yếu tố này đòi hỏi công ty phải xem xét tình hình thực tế của doanh nghiệp mình, năng lực của đối thủ cạnh tranh, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và dự đoán tình hình trong tương lai để chọn phương thức đầu tư thích hợp, tạo ra lợi thế riêng của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác, có như thế mới tạo ra được chỗ đứng cho riêng mình.
Môi trường đầu tư:
Bao gồm các nhân tố như tốc độ tăng trưởng, lãi suất, lạm phát, tỉ giá hối đoái và các chính sách liên quan tới đầu tư…sẽ ảnh hưởng đến ý tưởng đầu tư cũng như chi phối hoạt động đầu tư: tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cản trở cho quá trình thực hiện đầu tư. Do đó ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, công ty nói chung và công ty Duy Khánh nói riêng.
Từ những phân tích trên đây cho ta thấy được những mặt hạn chế trong hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Duy Khánh và những nguyên nhân bên trong cũng như bên ngoài tác động đến nó. Để giải quyết những hạn chế này chương II dưới đây đề xuất một số giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Duy Khánh trong thời gian tới.
CHƯƠNG II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÚC KIM LOẠI - CƠ KHÍ VÀ THƯƠNG MẠI DUY KHÁNH