Đặc điểm khoáng hóa:

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng các mô hình kiểu mỏ urani trong cát kết ở việt nam (Trang 81)

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu và kết quả xử lý tài liệu cho thấy ở khu Núi Hồng quặng hóa urani phân bố rải rác trong các trầm tích chứa than thuộc hệ tầng Văn Lãng (T3n-r vl) và trong các thấu kính than công nghiệp tái tích tụ tuổi Neogen. Hiện nay công tác nghiên cứu, đánh giá urani trong cát kết ở khu Núi Hồng còn ở mức độ định tính, dựa vào các tài liệu địa vật lý phóng xạ là chính, nhưng đó là các dữ liệu đáng chú ý để xác lập các đặc điểm phân bố urani ở khu vực này.

Trong các trầm tích chứa than hệ tầng Văn Lãng, urani phân bố trong các lớp đá cát kết, bột kết vôi và một vài vỉa than bán antraxit. Các dị thường trong cát kết có chiều dày và cường độ phóng xạ lớn hơn nhiều so với bột kết vôi và trong các vỉa than gốc. Urani trong cát kết tồn tại ởđộ sâu khá lớn (trung bình 68m), có thể là điều kiện thuận lợi để urani được tích tụ qua các thời kỳ tạo đá và sau tạo đá.

Đặc điểm phân bố urani trong các thành tạo trầm tích chứa than khu Núi Hồng (dựa vào các dị thường phóng xạđo karota lỗ khoan) được thống kê trong bảng 2.15

Bảng 2.15. Thống kê sự phân bố urani trong các thành tạo địa chất khu Núi Hồng- Thái Nguyên (theo tài liệu của Đoàn 110)

TT Các đá chứa dị thường phóng xạ thSườố dng ị Độ sâu thgặp (m) ường Bềbình (m) dày trung

1 Cát kết (hệ tầng Văn Lãng) 5 68 25 2 Bột kết vôi (hệ tầng Văn Lãng) 24 4 17,6 3 Than gốc (hệ tầng Văn Lãng) 3 36 12 4 Than tái tích tụ (Neogen) 15 2,8

5 Đá tuf 5 2

Ở phần trên mặt mới chỉ phát hiện được một số ít dị thường phóng xạ có quy mô nhỏ (03dị thường), cường độ phóng xạ thấp trong các đá trầm tích và một số dị thường karota trong các lỗ khoan (05 dị thường). Các dị thường này phân bố dải rác, không tập trung thành tầng sản phẩm hoặc lớp đá chứa quặng. Kết quả khảo sát thực địa của đề tài cho thấy các đá trầm tích trong khu Núi Hồng bao gồm: cuội sạn kết, cát kết hạt nhỏ đến thô màu xám, xám sáng, phần trên mặt có màu đỏ do đá bị phong hóa mạnh. Cường độ phóng xạ trong các đá này rất thấp, thay đổi từ 10÷20µR/h. Kết quả phân tích mẫu quang phổ plasma của đề tài (08 mẫu) cho hàm lượng urani rất thấp, thay đổi từ 3,2÷38,7ppm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng các mô hình kiểu mỏ urani trong cát kết ở việt nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)