Diện tích ít triển vọng (C)

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng các mô hình kiểu mỏ urani trong cát kết ở việt nam (Trang 89)

- Nguồn gốc thành tạo:

3.3.3.Diện tích ít triển vọng (C)

- Diện tích triển vọng C1: khu Tây Thạnh Mỹ (Khe Vinh)

Cụm dị thường Khe Vinh nằm ở phía tây khu Pà Lừa-Pà Rồng. Nham thạch chủ yếu là các trầm tích hệ tầng Sông Bung và phía nam là hệ tầng Asan. Kết quả bay đo xạ hàng không đã phát hiện nhiều dị thường xạ phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở chỗ tiếp giáp của 2 hệ tầng, nhưng phần lớn là ở trong hệ tầng Sông Bung. Kết quả điều tra của Nguyễn Văn Hoai [4] đã xác định được các dị thường phóng xạ mặt đất có cường độ từ 99-112µR/h. Đã phát hiện được khoáng vật urani trong các mẫu giã đãi là autunit, đây là khoáng vật thứ sinh của urani. Kết quả phân tích mẫu địa hóa thấy có sự xuất hiện của các nguyên tố: Ni, Cr, Cu, Pbn Mn, V, Be, Y nằm trong các đá trầm tích và trầm tích biến chất hệ tầng Asan, Sông Bung và An Điềm, đây là dấu hiệu đáng chú ý về mặt địa hóa liên quan đến quặng hóa urani kiểu bất chỉnh hợp.

- Diện tích triển vọng C2:Khu Núi Hồng – Thái Nguyên

Trầm tích chứa than tuổi Mesozoi muộn hệ tầng Văn Lãng được thành tạo trong môi trường lục địa, vũng vịnh. Đặc điểm thạch học, tướng đá gồm các loại đá: cát kết, bột kết grauvac-lithic, thạch anh-lithic (dạng grauvac), thành phần mảnh vụn chủ yếu là thạch anh, silixit, quarzit... Xi măng gắn kết là sét vôi, xen kẹp các lớp cát bột kết có các lớp sét, sét than và các vỉa than. Cấu trúc địa chất và môi trường thành tạo trầm tích chứa than vùng Đại Từ có những đặc điểm tương tự như vùng trũng Nông Sơn.

Bên cạnh môi trường chứa quặng thuận lợi, trong vùng và khu vực lân cận có nguồn cung cấp vật chất tương đối phong phú, gồm các thành tạo đá magma phun trào, xâm nhập thành phần axit (phun trào ryolit hệ tầng Tam Đảo, các phức hệđá magma : Núi Điệng, PiaBioc, Pia Oắc, ChợĐồn (ξP ), các đới biến chất-nhiệt dịch... có chứa urani. Ngoài ra, các đặc điểm cấu trúc, kiến tạo, địa chất thủy văn... có những yếu tố thuận lợi cho tạo quặng urani kiểu trầm tích – thấm đọng.

Kết quả khảo sát địa chất và đo địa vật lý đã phát hiện một số dị thường phóng xạ và các biểu hiện quặng hóa urani trong các thành tạo trầm tích chứa than ở vùng Đại Từ.

Những đặc điểm về tiền đềđịa chất, các dấu hiệu dị thường địa vật lý, địa hóa... có thể nhận định là ở vùng Đại Từ và khu vực Tây Bắc Thái Nguyên có triển vọng về quặng hóa urani, kiểu mỏ urani trong cát kết cần được nghiên cứu, đánh giá.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng các mô hình kiểu mỏ urani trong cát kết ở việt nam (Trang 89)