Về mạng lưới bố trí công trình thăm dò

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng các mô hình kiểu mỏ urani trong cát kết ở việt nam (Trang 104)

- Nguồn gốc thành tạo:

6 Đ trong cát kiểm khoáng hoá urani ết Núi Hồng

3.5.4.2. Về mạng lưới bố trí công trình thăm dò

Trên cơ sở phân tích đặc điểm địa chất, đặc điểm phân bố các thân quặng chính, đặc điểm địa hình địa mạo và kiểu quặng urani mà quyết định sử dụng công trình khoan hay công trình khai đào hoặc phối hợp cả hai trong thăm dò. Tổng hợp kết quả nghiên cứu trong các công trình [2,6,7,14, 15,16,17,19] và tham khảo tài liệu nước ngoài [21,22], tác giảđã đề xuất mạng lưới thăm dò định hướng bố trí công trình thăm

Như đã đề cập, các mỏ urani ở Việt Nam đã xác nhận chủ yếu thuộc nhóm mỏ thăm dò III. Kết quả nghiên cứu đặc điểm quặng hóa ở các công trình thăm dò khu Pà Lừa (lô thử nghiệm), đặc biệt là đặc tính biến hóa và quy luật phân bố quặng urani trong công trình lò cho thấy các thân quặng urani có dạng lớp, trong đó có các thấu kính quặng công nghiệp tồn tại dạng thấu kính, chuỗi thấu kính liên kết với nhau theo lớp đá chứa quặng nhất định.

Theo đường phương, các thấu kính quặng có chiều dài từ 50m đến hơn 1000m, rộng từ vài mét đến 20m trên bình đồ, trong thân quặng có các thấu kính không quặng, chúng làm phức tạp hóa thân quặng. Bề dày thân quặng thay đổi từ 0,6m đến 15m, trung bình 2,36m. Hàm lượng U3O8 trong các thân quặng thay đổi từ 0,01% ÷1,095% U3O8. Theo hướng dốc, xu thế các thân quặng có thế nằm đơn nghiêng với góc dốc từ 7-150 tồn tại khoảng 100-200m.

Để nâng cao độ tin cậy của việc lựa chọn mạng lưới định hướng thăm dò, tập thể tác giả đã kết hợp với đề án thăm dò quặng urani khu Pà Lừa tiến hành tính toán trữ lượng quặng urani trong lô thăm dó thử nghiệm của các than quặng theo các mạng lưới khác nhau là: (25x25)m; (50x25)m và (50x50)m. Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 3.7:

Bảng 3.7. Kết quả tính trữ lượng quặng urani lô A, khu Pà Lừa theo các mạng lưới

Trữ lượng theo các mạng lưới đã áp dụng (tấn) Số hiệu thân quặng (25x25)m (50x25)m (50x50)m TQ.1 1031 1100 948 TQ.2 211 240 210 TQ.3 101 80 84 Tổng 1343 1420 1242

Từ bảng trên cho thấy, nếu áp dụng mạng lưới (50x25)m cho các công trình chủ yếu thì trữ lượng quặng urani sẽ tăng lên 9,0% so với trữ lượng tính toán ở mạng lưới (25x25)m và tăng 0,9% so với trữ lượng tính toán ở mạng lưới (50x50)m.

Từ những cứ liệu trên cho thấy, để thăm dò quặng urani trong cát kết ở Việt Nam cần áp dụng mạng lưới thăm dò cho các công trình thăm dò như sau:

Bảng 3.8. Mạng lưới định hướng các công trình thăm dò quặng urani trong cát kết ở Việt Nam

Cấp trữ lượng 121 122 Nhóm mỏ thăm dò Loại hình công trình thăm dò Theo đường phương (m) Theo hướng cắm (m) Theo đường phương (m) Theo hướng cắm (m) Khoan 40 - 50 25 - 50 III Khai đào 20 - 25

Khi tiến hành công tác thăm dò cần phải có khối lượng công trình dự trữ từ 15 đến 20 % tổng khối lượng dự kiến trong phương án thăm dò, các công trình dự trữ chủ yếu tập trung ở phạm vi thân quặng bị vát nhọn đột ngột, hình thái và cấu tạo thân quặng phức tạp...Bố trí ngoài mạng lưới cơ bản tính trữ lượng ở cấp 122 hoặc 121.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng các mô hình kiểu mỏ urani trong cát kết ở việt nam (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)