- Nguồn gốc thành tạo:
3.3.2. Diện tích triển vọng (B)
- Diện tích triển vọng B1: khu Đông Nam Bến Giằng
Khu Đông Nam Bến Giằng nằm ở rìa phía tây - tây nam của nếp lõm Thọ Lâm thuộc bồn trũng Nông Sơn. Cấu trúc móng bao gồm các thành tạo trầm tích biến chất hệ tầng Núi Vú và các thành tạo magma thuộc phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn, phức hệ Chà Val, lộ ra ở phía bắc, phía tây, và nam vùng nghiên cứu. Bề mặt móng không bằng phẳng và có xu thế nghiêng dần về phía đông, đông bắc, các đứt gãy hoạt động trong móng làm cho hình thái bề mặt móng càng thêm phức tạp. Cấu trúc tầng phủ là các thành tạo trầm tích lục nguyên của hệ tầng An Điềm, các trầm tích chứa than thuộc hệ tầng Sườn Giữa có tuổi Trias muộn.
Về địa hóa: đã xác định trong khu vực bao gồm tập hợp các nguyên tốđi kèm: V, Pb, Mo, Cu.
Công tác đo xạ mặt đất, xạ công trình và karota lỗ khoan đã phát hiện hàng loạt dị thường phóng xạ có cường độ cao. Các dị thường xạ trên mặt đã phát hiện khá trùng với các dị thường xạ hàng không.
Khu mỏđã được điều tra, đánh giá tỷ lệ 1: 10.000 và 1: 2.000. Kết quả đã phát hiện hàng loạt dị thường phóng xạ lộ ra ở trên mặt và dưới sâu. Khoáng hoá urani phân bố chủ yếu trong các lớp đá cát kết hạt nhỏ đến trung bình, ít hơn là bột kết, sạn kết màu xám, xám đen. Hàm lượng urani có xu hướng tập trung cao ở ranh giới chuyển tiếp giữa đá màu xám và đá màu tím, và nằm về phía xám. Trong diện tích mỏ đã xác định được 4 lớp đá chứa quặng chính và một số lớp đá chứa quặng nhỏ.
- Diện tích triển vọng B2: khu Cà Liêng-Sườn Giữa
Khu Cà Liêng-Sườn Gữa có vị trí ở phần rìa bắc đông bắc bồn trũng Sông Bung, sườn tây bắc của khối nâng Thành Mỹ và nằm phía bắc của khu Khe Hoa- Khe Cao. Khác với các khu trên, khu Cà Liêng-Sườn Giữa có cấu trúc móng là các đá biến chất hệ tầng Asan và các thành tạo trầm tích biến chất hệ tầng Núi Vú. Đây là một võng thoải có trục theo phương đông-tây. Trên cơ sở địa hóa khu vực này phát triển vành phân tán vanadi, vành phân tán Pb trong các đá của hệ tầng An Điềm thuộc tướng vũng vịnh ven bờ.
Khu vực đã được điều tra chi tiết ở tỷ lệ 1: 2000. Kết quảđã phát hiện hàng loạt các dị thường phóng xạ nằm trong các đá trầm tích hệ tầng An Điềm và phần dưới của các đá trầm tích chứa than hệ tầng Sườn Giữa. Đã khoanh định được 3 tầng sản phẩm, trong mỗi tầng sản phẩm chứa từ 3-5 lớp đá chứa quặng.
- Diện tích triển vọng B3: khu Chùa Đua-Khe Lốt
Khu Chùa Đua-Khe Lốt nằm ở phía đông nam khu Khe Hoa-Khe Cao, thuộc rìa tây nam của bồn trũng Thọ Lâm trên sườn của khối nâng Thạnh Mỹ.
Cấu trúc móng bao gồm các thành tạo trầm tích biến chất hệ tầng Núi Vú, lộ ra ở phía tây, và nam vùng nghiên cứu. Bề mặt móng không bằng phẳng và có xu thế nghiêng dần về phía đông, đông bắc, các đứt gãy hoạt động trong móng làm cho hình thái bề mặt móng càng thêm phức tạp. Cấu trúc tầng phủ là các thành tạo trầm tích lục nguyên của hệ tầng An Điềm, các trầm tích chứa than thuộc hệ tầng Sườn Giữa có tuổi
Trias muộn. Đây là tầng cấu trúc quan trọng và thuận lợi cho quá trình thành tạo quặng hoá urani trong vùng.
Công tác đo xạ mặt đất, xạ công trình và karota lỗ khoan đã phát hiện hàng loạt dị thường phóng xạ có cường độ cao. Các dị thường xạ trên mặt đã phát hiện khá trùng với các dị thường xạ hàng không. Kết quảđã khoanh định được hai tầng sản phẩm với 05 lớp đá chứa quặng thuộc tập 1 và 3 của hệ tầng An Điềm.