- Nguồn gốc thành tạo:
3.3.1. Diện tích rất triển vọng (A)
Là những khu có đầy đủ các yếu tố nêu trên. Theo thứ tự A1, A2, A3... như sau:
- Khu triển vọng A1: Khu Pà Lừa-Pà Rồng
Là cánh tây nam của võng Sông Bung, phần móng là các thành tạo xâm nhập phức hệ Bến Giằng-Quế Sơn, tầng cấu trúc trên là các trầm tích Mesozoi màu xám, tím xen kẽ thuộc tướng vũng vịnh ven bờ.
Về địa hóa: trong khu vực phổ biến nguyên tố vanadi. Công tác đo xạ mặt đất, xạ công trình và karota lỗ khoan đã phát hiện hàng loạt dị thường phóng xạ có cường độ cao. Các dị thường xạ trên mặt đã phát hiện khá trùng với các dị thường xạ hàng không. Kết quả đã khoanh định được 6 lớp đá chứa quặng chính, đều phân bố trong các tập đá 2, 4, 6 thuộc phân hệ tầng dưới - hệ tầng An Điềm.
- Triển vọng A2: khu Khe Hoa-Khe Cao
Đây là một khu nâng có móng là các đá biến chất cổ thuộc hệ tầng Núi Vú, có khả năng cung cấp và di dưỡng urani cho tầng cấu tạo trên. Tầng cấu tạo trên là các trầm tích Mesozoi, tướng vũng vịnh thuận lợi cho việc lắng đọng urani. Về mặt địa hóa, khu này nằm trọn trong vành phân tán nguyên tố vanadi, nghĩa là các đá trong khu vực khá giàu nguyên tố vanadi, đây là điều kiện thuận lợi để dung dịch urani kết hợp và tạo thành mỏ quặng, chính vì vậy chúng đã tạo nên các tập sản phẩm, các lớp đá chứa quặng, xuất lộ dưới dạng các dị thường phóng xạđã phát hiện ở khu này.
Kết quả tìm kiếm quặng urani khu Khe Hoa - Khe Cao tỷ lệ 1:10.000, 1: 2000 đã phát hiện hàng loạt dị thường phóng xạ lộ ra ở trên mặt và bắt gặp ở dưới sâu. Khoáng hoá urani phân bố chủ yếu trong các lớp đá cát kết hạt nhỏ và hạt trung, ít hơn là bột kết, sạn cuội kết màu xám, xám đen. Hàm lượng urani có xu hướng tập trung cao ở ranh giới chuyển tiếp giữa đá màu xám và đá màu tím, và nằm về phía xám. Trong diện tích mỏ đã xác định được 4 lớp đá chứa quặng chính và một số lớp chứa quặng nhỏ. Các lớp đá chứa quặng phân bố trong hai tập sản phẩm tương ứng với tập 1 và tập 3 của phân hệ tầng dưới hệ tầng An Điềm.