Nguồn cung cấp:

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng các mô hình kiểu mỏ urani trong cát kết ở việt nam (Trang 79)

khoáng urani trong cát kết nếu có các yếu tố cấu trúc kiến tạo và địa tầng thuận lợi.

2.4.3.2.Mô hình quặng urani khu Núi Hồng

- Đặc đim đá cha qung:

Theo tài liệu đo karota lỗ khoan, kết quả tìm kiếm của Liên đoàn Địa chất xạ- hiếm và kết quả khảo sát của đề tài, quặng hóa urani phân bố trong hệ tầng Văn Lãng, bao gồm các đá: cuội sạn kết, cát kết hạt nhỏ đến thô màu xám, xám sáng, phần trên mặt có màu đỏ, đá vôi, đá vôi sét và các vỉa than antraxit. Mức độ chứa quặng của các đá trên là khác nhau: bột kết vôi (24 dị thường), cát kết (5dị thường).

- Môi trường cha qung:

Urani có thể lắng đọng từ dung dịch do các quá trình sau: + Thủy phân sulfat

+ Sự tương tác dung dịch chứa urani với phosphat, acxenat, vanadat và carbonat + Keo hydroxyt sắt, silic và hợp chất hữu cơ hấp phụ

+ Keo tụ hydrosol

+ Phân tích các chỉ tiêu địa hoá pH và Eh của các đá trầm tích cho thấy môi trường trầm tích và thành đá có độ pH thay đổi từ 6,43-7,59, trung bình 7,1 thế năng oxy hoá khử thay đổi từ 96 đến 151mV.

Các điều kiện nêu trên đều thích hợp với khu Núi Hồng nói riêng và thành tạo trầm tích chứa than hệ tầng Văn Lãng nói chung. Có lẽ quá trình sulfat hóa các sulfat kim loại (CaSO4, MgSO4, Na2SO4, ...) có trong dung dịch chứa urani với carbur hydro (CH4) là sản phẩm của than tích tụ trong các nếp lồi thứ cấp để tạo nên sulfur hydro (H2S), môi trường khử mạnh cho kết tủa urani trong cát kết, bột kết vôi.

Ngoài ra urani có thể nằm trong than công nghiệp dưới dạng hấp phụ (dung dịch quặng theo đứt gãy lên gặp màn chắn than) và cả trong keo hydroxyt sắt có mặt trong moong khai thác than Đồng Ỏm.

- Ngun cung cp:

Kết quả nghiên cứu đặc điểm khoáng vật, trường địa vật lý, địa hóa của các thành tạo địa chất phân bố trong khu vực, có thể xác lập được nguồn cung cấp vật chất cho tạo quặng urani khu Núi Hồng như sau:

+ Đá phun trào ryolit hệ tầng Tam Đảo: trong các khoáng vật đá ryolit, đặc biệt là trong thủy tinh có chứa urani. Trong đó tiếp xúc giữa đá phun trào với các đá magma xâm nhập thành phần acit và trong các đới phá hủy kiến tạo thường tạo nên đới đá biến đổi có chứa urani với hàm lượng khá cao.

+ Đá magma xâm nhập thành phần acit thuộc các phức hệ Núi Điệng, PiaBioắc, PiaOắc. Trong các khối đá magma trên, đặc biệt là các pha đá mạch (granit aplit, pegmatit) thường có cường độ phóng xạ cao (30-50µR/h) và gặp nhiều dị thường. Hàm lượng urani trung bình trong đá granit phức hệ Núi Điệng và phức hệ PiaBioắc gấp khoảng 1,2 trị số clak, trong granit phức hệ PiaOắc gấp khoảng 2÷4,5 trị số clak.

+ Các đới tiếp xúc giữa các khối đá magma thuộc các phức hệ trên với đá trầm tích hệ tầng Phú Ngữ (O3- S1pn) tạo nên các đới đá biến đổi, đới khoáng hóa quặng đa kim trong đó có chứa urani.

Các loại đá nêu trên đều chứa urani và trong quá trình phong hóa urani chuyển vào dung dịch nước ngầm dưới dạng hydro sol của hydroxyt urani, carbonat kiềm, urani phức hợp, các hợp chất humat kiềm – urani phức hợp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng các mô hình kiểu mỏ urani trong cát kết ở việt nam (Trang 79)