Bảng 3.1: Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Viễn thông điện tử VINACAP (Trang 64)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Doanh thu thuần 1,620,000 2,040,000 2,560,000

Tăng trưởng 33% 26% 25%

Hoạt động Sản xuất 300,000 400,000 500,000

Hoạt động OEM/ODM thiết bị đầu cuối 1,000,000 1,300,000 1,700,000

Kinh doanh vật tư thương mại 300,000 300,000 300,000

Dịch vụ viễn thông và giá trị gia tăng 20,000 40,000 60,000

2. Lợi nhuận trước thuế 40,000 60,000 80,000

3. Lợi nhuận sau thuế 30,000 45,000 60,000

4. Vốn điều lệ 150,000 200,000 200,000

5. Tỷ lệ LNST/Doanh thu thuần 1.85% 2.20% 2.34%

6. Tỷ lệ LNST/Vốn điều lệ 20% 22.50% 30%

7. Dự kiến chi trả cổ tức 15% 17% 20%

Nguồn: VINACAP

- Nâng cao năng lực sản xuất đối với các sản phẩm cáp truyền thống. Bên cạnh đó, công ty dự kiến đầu tư một dây chuyền để làm cáp hạ thế, góp phần làm tăng doanh thu từ dòng sản phẩm cáp điện. Ngoài ra, sản phẩm cáp quang với kinh nghiệm và thị trường đã có với công suất chạy máy 85% sẽ đem lại doanh thu bình quân khoảng 70 tỷ/năm cho các năm tới.

- Mở rộng mạng lưới phân phối thiết bị viễn thông: Bên cạnh việc tập trung vào các sản phẩm sản xuất truyền thống, Công ty cũng đồng thời phát triển mảng Thương mại và dự kiến 84% tổng doanh thu sẽ từ hoạt động thương mại bao gồm: sản xuất theo phương thức OEM/ODM thiết bị và phân phối thiết bị viễn thông và các thiết bị đầu cuối như điện thoại di động, laptop. Kết quả doanh thu dự kiến có được là do mối quan hệ được củng cố và xu thế kết hợp kinh doanh giữa các đơn vị trong Tập đoàn VNPT.

- Tập trung xây dựng thương hiệu và hoạt động Marketing: Sang năm 2011, doanh thu dự kiến đạt 1 600 tỷ đồng, tăng 33% so với 2010. Công ty sau giai đoạn phát triển quá nóng về quy mô sẽ tập trung củng cố lại hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả cho các mảng sản xuất và kinh doanh, xây dựng thương hiệu. Khi tác động khủng hoảng tài chính đã qua đi và những nỗ lực kích thích tăng trưởng kinh tế của chính phủ phát huy tác dụng thì doanh thu dự kiến trong năm 2012 sẽ đạt 2 040 tỷ đồng, tăng 26% so với 2011 và đạt 2 560 tỷ đồng năm 2013.

Như chương hai đã chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần viễn thông điện tử VINACAP, đó là: hiệu quả sử dụng tài sản lưu động chưa cao; thời gian luân chuyển tài sản lưu động và hàng tồn kho mặc dù có cải thiện nhưng không vững chắc, thiếu hụt trong ngân quỹ đã đẩy các chỉ số thanh toán xuống mức thấp.

Tài sản lưu động luôn vận động chuyển hóa trong chu trình sản xuất. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động bao gồm tăng tốc độ lưu chuyển tài sản lưu động (tăng số vòng quay tài sản lưu động, giảm thời gian luân chuyển), giảm hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động. Muốn làm được điều này, cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn các công tác trong sản xuất, mọi khâu từ dự trữ tiền mặt, hàng hóa, đến sản xuất tiêu thụ phải ăn khớp với nhau. Có như vậy mới không làm sản xuất bị gián đoạn hay mất chi phí dự trữ, bảo quản, lưu kho và chi phí cơ hội của doanh nghiệp.

Công ty cần nghiên cứu thị trường để đưa ra các kế hoạch sử dụng tài sản lưu động hợp lý. Từ đó sẽ có kế hoạch chi tiết và chủ động trong đầu tư, quản lý từng loại tài sản lưu động.

3.2.1. Xác định đúng đắn nhu cầu tài sản lưu động thường xuyên cần thiết.

Xác định đúng đắn nhu cầu tài sản lưu động thường xuyên, cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt trong điều kiện các doanh nghiệp chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, mọi nhu cầu về tài sản lưu động cho hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp đề phải tự tài trợ thì điều này càng có ý nghĩa thiết thực hơn.

Thực trạng ở công ty VINACAP cho thấy: tài sản lưu động chủ yếu được hình thành từ vốn vay mà chủ yếu là nợ ngắn hạn. Việc sử dụng vốn vay này được xem như là con dao hai lưỡi. Mặt thuận lợi là công ty có vốn để kinh doanh và có cơ hội để tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu( sử dụng đòn bẩy tài chính), mặt khác nó tạo nên gánh nặng nợ nần mà khi hoạt đông kinh doanh của công ty xấu đi sẽ thấy hậu quả của nó ngay vì tiền lãi phải trả rất lớn.

Để sử dụng nguồn vốn này hợp lý và có hiệu quả cần xác định nhu cầu tài sản lưu động thường xuyên tối thiểu cần thiết cho hoạt động kinh doanh, trong đó cần xem xét nhu cầu vốn cho từng khâu của tài sản lưu động để từ đó có sự phân bổ cơ cấu tài sản lưu động sao cho đầy đủ, hợp lý.

Trên cơ sở nhu cầu tài sản lưu động, lập kế hoạch sử dụng tài sản lưu động sao cho chi phí sử dụng vốn là thấp nhất mà đưa lại hiệu quả cao nhất. Công ty có thể huy động vốn từ các nguồn như: lợi nhuận sau thuế hàng năm, quỹ khấu hao hàng năm hay mạnh dạn tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường vốn bằng cách phát hành cổ phiếu ra công chúng để bổ sung vào nguồn tài sản lưu động thường xuyên.

Việc dự đoán nhu cầu tài sản lưu động thường xuyên sao cho là hợp lý trong từng thời kỳ lại phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khác nhau như: Quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ; sự biến động của các loại hàng hoá trên thị trường; chính sách chế độ về lao động, tiền lương đối với người lao động trong doanh nghiệp; trình độ tổ chức quản lý sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp trong quá trình dự trữ sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm...Vì vậy, để có thể xác định chính xác nhu cầu tài sản lưu động thì công ty cần chú ý:

+ Qua tổng kết đánh giá phải xác định được quy mô kinh doanh hiện tại và dự đoán được quy mô kinh doanh trong những năm tới một cách sát thực nhất.

+ Đánh giá sự biến động của giá cả thị trường năm qua cũng như những năm tới trên cơ sở sự biến động về tình hình tài chính khu vực và thế giới, tình hình chính trị trong và ngoài nước...

+ Hàng quý phải cập nhật những thông tin sơ bộ về tình hình kinh doanh, về các nguồn vốn đang vận động cũng như các nguồn vốn đang ứ đọng để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp trong công tác quản lý và sử dụng tài sản lưu động của công ty trong các khâu của hoạt động kinh doanh.

3.2.2. Tổ chức tốt công tác thanh toán và thu hồi nợ

Khoản phải thu vẫn là một khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động của công ty. Trong điều kiện hiện nay, khi mà việc kinh doanh của công ty đang có bước chuyển biến tích cực, doanh thu tăng đồng nghĩa với khoản phải thu cũng tăng thì việc quản lý tốt khoản phải thu có ý nghĩa quyết định tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty. Do đó , công ty cần lưu ý một số vấn đề sau:

+ Công ty nên thực thi chính sách tín dụng nới lỏng song phải ở trong một giới hạn an toàn, nó phải có sự hợp lý với khả năng tài chính của công ty, cũng như có thể gia hạn nợ căn cứ vào giá trị thực tế của lô hàng và tình hình thực tế của khách hàng sao cho vừa mềm mỏng vừa có khả năng thu hồi nợ nhanh nhất.

+ Trước khi ký kết hợp đồng và chấp nhận tín dụng công ty cần phải làm tốt hơn nữa công tác thẩm định về uy tín và khả năng thanh toán của khách hàng. Cụ

thể phải xem xét: khả năng thanh toán, hệ số tín nhiệm, uy tín của khách hàng trên thương trường, tình hình hoạt động kinh doanh và cả những yếu tố tiềm năng có thể. Nếu chưa có điều kiện đi sâu thẩm định thì bắt buộc bên đối tác phải sử dụng đến các biện pháp như đặt cọc, trả trước một phần giá trị hợp đồng....

+ Trong hợp đồng công ty cần phải quy định rõ thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán... và yêu cầu các bên phải chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các điều khoản quy định trong hợp đồng phù hợp với chế độ chính sách tài chính hiện hành. Nếu thanh toán chậm so với thời hạn quy định đối tác sẽ phải chịu phạt vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn và phải chịu lãi theo lãi suất nợ quá hạn của ngân hàng.

+ Bản thân công ty cũng phải áp dụng các biện pháp để theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản phải thu như: Phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài công ty, thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn, phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân của từng khoản nợ ( khách quan, chủ quan ) để có biện pháp xử lý thích hợp.

3.2.3. Nâng cao công tác nghiên cứu thị trường và quảng bá sản phẩm

Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp cho công ty tăng lượng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm lượng hàng tồn kho, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Một số giải pháp mà công ty có thể áp dụng là:

+ Xây dựng kế hoạch giới thiệu sản phẩm, quảng cáo những mặt hàng của công ty đang kinh doanh tới được tất cả người tiêu dùng, không chỉ dừng lại ở những khách hàng là tổ chức tập đoàn Điện lực, Viễn thông lớn mà tới cả những khách hàng nhỏ lẻ. Bên cạnh đó về giá cả, công ty có thể bán với giá hợp lý hoặc có thể bán thấp hơn một chút, thu ít lợi nhuận để thu hút khách hàng. Nếu thực hiện được thì công ty sẽ tăng được thị phần, tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ, từ đó sẽ làm tăng doanh thu.

+ Có các biện pháp khuyến khích vật chất kịp thời đối với những cán bộ tìm được các nguồn hàng chất lượng, giá cả rẻ, cũng như tìm được các đối tác nhiều tiềm năng có như vậy công ty mới đẩy nhanh được công tác tiêu thụ, từng bước tăng thị phần, đồng thời tránh ứ đọng vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty.

3.2.4. Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh

Trong kinh doanh rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào mà doanh nghiệp không thể lường trước, có thể là biến động của giá cả thị trường hay bất ổn của thị trường

tài chính, lạm phát, bất ổn chính trị....Tất cả những nguyên nhân trên đều có thể xảy ra. Vì vậy, công ty luôn cần có các biện pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu trong kinh doanh thông qua một số biện pháp như:

+ Định kỳ kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ các khoản vốn vật tư hàng hoá, vốn tiền mặt, vốn trong thanh toán để xác định số tài sản lưu động hiện có của công ty theo giá trị hiện tại. Trên cơ sở đó có các phương án điều chỉnh kịp thời phần chênh lệch sao cho hợp lý.

+ Thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường để từ đó có các biên pháp ứng phó kịp thời, tránh tình trạng do sự biến động của tỷ giá gây ra những thiệt hại lớn cho công ty.

+ Những hàng hoá ứ đọng lâu ngày cần có chính sách xả hàng kịp thời hay chuyển đổi mục đích sử dụng, tìm nguồn tiêu thụ với giá cả hợp lý để thu hồi vốn, nếu bị lỗ cần tìm các nguồn khác để bù đắp kịp thời.

Nếu có thể làm tốt những công tác trên thì sẽ giúp cho công ty giảm bớt được những hậu quả nặng nề do rủi ro trong kinh doanh.

3.2.5 Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp

Khi bỏ ra một lượng chi phí là công ty đã bỏ ra một lượng tiền vốn của mình. Chính vì vậy, chi phí bỏ ra phải đúng mục đích. Chí phí quản lý doanh nghiệp là chi phí gián tiếp tham gia vào việc quản lý kinh doanh nhưng lại phục vụ cho chính các bộ phận trực tiếp sản xuất kinh doanh nên chi phí này cũng ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất kinh doanh. Nhưng đã chi phí thì cần phải giảm đến mức tối thiểu thì mới thu về được lợi nhuận cao, thì mới tăng được giá trị tài sản cho doanh nghiệp.

Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty VINACAP trong thời gian qua vẫn còn rất lớn. Để giảm được các khoản mục chi phí này đến mức tối thiểu thì phải quản lý chặt chẽ và tăng hiệu quả làm việc của bộ phận gián tiếp. Cụ thể: căn cứ vào kế hoạch tài chính năm cần tập trung dự toán một cách chi tiết các khoản mục chi phí phát sinh tại bộ phận gián tiếp theo từng quý; cuối kỳ cần tổ chức phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, từ đó đề ra các biện pháp chống lãng phí. Trong khi duyệt các khoản chi phí phát sinh cần yêu cầu có chứng từ đi kèm phải hợp lý, hợp lẽ, các khoản chi phí tiếp khách cần được xác minh và có định mức để hạn chế tới mức thấp nhất các khoản chi này.

3.2.6. Chú trọng phát huy nhân tố con người.

Trong bất kỳ một tổ chức nào, yếu tố nhân lực luôn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Tại công ty VINACAP cũng vậy, vốn con người

chính là vốn quý nhất. Muốn khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của công ty, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản thì bản thân những cán bộ, nhân viên và công nhân của công ty phải là người có trình độ, hiểu công việc của mình và phấn đấu vì mục tiêu chung của công ty.

Để có thể khai thác tối đa nguồn nhân lực, công ty có thể sử dụng một số biện pháp sau:

+ Thường xuyên đánh giá tổng kết về cơ cấu tổ chức, về trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ công nhân viên. Có kế hoạch tổ chức các khoá học đào tạo chuyên sâu, nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên công ty sao cho đáp ứng mọi nhu cầu mới luôn thay đổi hiện nay.

+ Kết hợp việc củng cố nền tảng của những cán bộ công nhân viên dày dặn kinh nghiệm với việc từng bước đưa vào công ty các cán bộ công nhân viên trẻ, năng động và giàu nhiệt huyết nhưng kinh nghiệm chưa nhiều để học hỏi và dần khẳng định mình cũng như cống hiến tài năng của mình vì sự nghiệp chung của công ty.

+ Có chế độ lương bổng, đãi ngộ phù hợp và có xu hướng tăng để kích thích tinh thần làm việc của nhân viên công ty.

+ Công tác quản lý cán bộ cần được thực hiện một cách nghiêm túc, công minh trong nhìn nhận, đánh giá những điểm tích cực và tiêu cực trong quá trình hoạt động của đội ngũ lao động trong công ty để từ đó phát huy những điểm tích cực và hạn chế những điểm tiêu cực. Đội ngũ lãnh đạo trong công ty luôn phải là tấm gương đi đầu trong mọi hoạt động của công ty.

+ Trong quá trình hoạt động phải định kỳ tổng kết, từ đó kịp thời khuyến khích vật chất đối với tập thể cũng như cá nhân có những thành tích, phát minh, sáng kiến, đóng góp cho sự phát triển chung của công ty, đồng thời cũng phải nghiêm khắc phê bình, kiểm điểm những hành vi sai trái làm cản trở sự phát triển của công ty.

+ Thường xuyên có các hoạt động văn hoá văn nghệ, nghỉ mát để động viên tinh thần nhân viên công ty, cử người của công ty tham gia các hoạt động văn hoá của đoàn thể quần chúng, từ đó tạo nên sự đoàn kết trong cán bộ công nhân viên

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Viễn thông điện tử VINACAP (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w