Biểu đồ 2.1: Sự biến động tổng tài sản giai đoạn 2008-2010

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Viễn thông điện tử VINACAP (Trang 36)

ứng với sự gia tăng của tổng tài sản.Nếu lấy năm 2008 làm năm gốc thì năm 2009 nguồn vốn của công ty đã tăng 120.587 tỷ đồng tương ứng tăng 69%; năm 2010 tăng là 536.935 tỷ đồng tương ứng tăng 308%. Có thể thấy, sự ra tăng tổng nguồn vốn năm 2010 lớn hơn rất nhiều so với sự gia tăng của năm 2009.Trong đó, sự gia tăng chủ yếu của năm 2010 là bắt nguồn từ các khoản nợ phải trả, cụ thể là nợ ngắn hạn. Năm 2010, trong khi nợ dài hạn của công ty giảm xuống mức 0 thì nợ ngắn hạn của công ty đã tăng thêm một khoản 363.695 tỷ đồng so với năm 2009; tăng 470.129 tỷ đồng so với năm 2008 khiến cho tổng nợ phải trả của công ty đạt 541.693 tỷ đồng, chiếm 76% tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu cũng đã tăng 16.366 tỷ trong năm 2009 tương ứng tăng 17% và tiếp tục tăng thêm 59.013 tỷ tương đương tăng 20% sau năm. Như vậy, cơ cấu nguồn vốn của công ty trong giai đoạn này đã có sự thay đổi lớn với xu hướng tăng tối đa tỷ trọng vay nợ ngắn hạn, xoá bỏ nợ dài hạn, giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu. Năm 2010, tỷ trọng này đạt mức 76% vay nợ, 24% vốn chủ.Điều này cho thấy phần lớn tài sản của công ty được hình thành từ nguồn vốn vay. Sử dụng nhiều vốn vay cũng

đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có độ lớn của đòn bẩy tài chính lớn, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu có khả năng tăng nhanh, nhưng đồng thời doanh nghiệp cũng phải đối mặt với mức rủi ro rất lớn. Bất kì một quyết định sai lầm nào cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tồn tại và phát triển của công ty.

Bây giờ ta xem xét cụ thể biến động của các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu qua bảng phân tích số liệu sau:

Bảng 2.2: Bảng phân tích biến động nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Viễn thông điện tử VINACAP (Trang 36)