CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng So sánh
2009/2008 Số tiền Tỷ trọng
So sánh 2010/2009 A. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 91,162,374,315 100% 207,831,909,610 100% 128% 621,022,520,393 100% 199%
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 2,934,714,658 3.22% 22,709,947,811 10.93% 674% 80,933,488,144 13.03% 256%
1. Tiền 2,934,714,658 3.22% 22,709,947,811 10.93% 674% 5,933,488,144 0.96% -74% 2. Các khoản tương đương tiền - - - - - 75,000,000,000 12.08% -
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 32,625,234,298 35.79% 92,660,644,885 44.58% 184% 189,245,904,347 30.47% 104%
1. Phải thu khách hàng 29,676,698,914 32.55% 86,214,657,377 41.48% 191% 171,272,100,704 27.58% 99% 2. Trả trước cho người bán 2,935,335,384 3.22% 6,438,487,508 3.10% 119% 17,480,111,371 2.81% 171% 3. Phải thu từ các bên liên quan - - - - - - - - 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐ xd - - - - - - - -
5. Các khoản phải thu khác 13,200,000 0.01% 7,500,000 0.00% -43% 493,692,272 0.08% 6483% 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi - - - - - - - -
IV. Hàng tồn kho 55,050,638,550 60.39% 91,263,845,940 43.91% 66% 325,082,455,840 52.35% 256%
1. Hàng tồn kho 55,050,638,550 60.39% 91,263,845,940 43.91% 66% 325,082,455,840 52.35% 256% 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - - - - - - -
V. Tài sản ngắn hạn khác 551,786,809 0.61% 1,197,470,974 0.58% 117% 25,760,672,062 4.15% 2051%
1. Chi phí trả trước ngắn hạn - - - - - - - -
2. Thuế Giá trị Gia tăng được khấu trừ 147,295,987 0.16% 115,965,397 0.06% -21% 9,891,469,795 1.59% 8430% 3. Thuế và các khoản khác phải thu NN - - - - - 12,993,934,181 2.09% - 4. Tài sản ngắn hạn khác 404,490,822 0.44% 1,081,505,577 0.52% 167% 2,875,268,086 0.46% 166%
Quan sát bảng số liệu trên ta có thể thấy hàng tồn kho có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản lưu động của công ty, sau đó là khoản phải thu. Cụ thể:
*Hàng tồn kho:
Đối với doanh nghiệp sản xuất như Công ty VINACAP thì hàng tồn kho có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo quá trình sản xuất được thông suốt, không bị gián đoạn. Hàng tồn kho luôn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản lưu động của công ty. Năm 2008, tỷ trọng này là 60.39% đã giảm xuống còn 43.91% trong năm 2009 và đạt 52.35% năm 2010. Như vậy, tỷ trọng hàng tồn kho luôn được duy trì quanh mức ½ tổng giá trị tài sản lưu động. Nhưng trên thực tế thì lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng cao cùng chiều với sự gia tăng của tổng tài sản lưu động: năm 2009 tăng so với 2008 là 66%, năm 2010 lại tăng thêm 256% so với năm 2009.
*Các khoản phải thu:
Đặc trưng của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu là các khoản phải thu rất lớn. Khi phát sinh một đơn đặt hàng nào đó thì sẽ xảy ra hoạt động tín dụng thương mại mua bán chịu giứa các doanh nghiệp có liên quan. Phần lớn chi phí sản xuất do doanh nghiệp thường ứng trước, chủ hợp đồng chỉ thanh toán một phần, sau khi giao nhận hàng mới được thanh toán toàn bộ. Bản thân doanh nghiệp lại đi “mua chịu” các nguyên vật liệu của nhà cung cấp; điều này tạo nên mối quan hệ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp theo kiểu “dây chuyền”, còn trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp sẽ hình thành các khoản phải thu và phải trả.
Không nằm ngoài quy luật đó, ta có thể thấy tỷ trọng các khoản phải thu trên trong tổng tài sản lưu động của công ty là khá lớn, cá biệt như năm 2009 lên tới 44.58%. Trong đó, phần lớn các khoản phải thu là phải thu khách hàng, chiếm tỉ lệ hơn 90% các khoản phải thu.Như vậy, quy mô các khoản phải thu càng lớn thì số vốn mà doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng càng nhiều, nguy cơ rủi ro không thu hồi được nợ cũng cao hơn.
Bảng 2.7. So sánh các khoản phải thu với doanh thu thuần của công ty