Bảng 2.13: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Viễn thông điện tử VINACAP (Trang 53)

Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối

Hệ số thanh toán hiện hành 1.27 1.17 -0.1 -8% 1.15 -0.02 -2%

Hệ số thanh toán nhanh 0.50 0.65 0.15 30% 0.55 -0.1 -15%

Hệ số thanh toán tức thời 0.03 0.11 0.08 267% 0.13 0.02 18%

Nguồn: phòng tài chính –kế toán

*Hệ số thanh toán hiện hành( thanh toán ngắn hạn): Thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn bằng cách chuyển tài sản lưu động thành tiền. Tỷ số này ở công ty VINACAP biến động giảm qua các năm 1.27 ; 1.17 và 1.15. Có nghĩa là tốc độ tăng tài sản lưu động nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, các tỷ số này đều lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán chung của công ty là đảm bảo và sự tăng lên của tài sản lưu động đã được tài trợ bằng nợ ngắn hạn huy động thêm.

*Hệ số thanh toán nhanh: là thước đo trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn mà không phải dựa vào bán các hàng tồn kho. Tỷ số này qua các năm có xu hướng tăng nhỏ do tỷ trọng hàng tồn kho của Công ty giảm nhẹ. Năm 2010, tỷ số thanh toán nhanh của công ty bằng 0.55, tức là một đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo thanh toán bằng 0.55 đồng tài sản lưu động không kể hàng tồn kho.

*Hệ số thanh toán tức thời: Tỷ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo chi trả bằng bao nhiêu đồng tiền mặt. Khả năng thanh toán tức thời của công ty chỉ đạt 0.03 trong thời kì khủng hoảng kinh tế năm 2008. Sau năm 2009, tỷ số này được cải thiện đáng kể đạt 0.11 và tiếp tục tăng lên tới 0.13 sau năm 2010 – vẫn thấp hơn so với con số trung bình chung của toàn ngành là 0.14. Điều này cho thấy, khả năng thanh toán của doanh nghiệp vẫn còn có thể sẽ gặp khó khăn, cần có những điều chỉnh phù hợp để giảm rủi ro trong khả năng thanh toán.

Đánh giá chung các chỉ số thanh toán của công ty: theo kịp chỉ số chung của ngành. Năm 2010, tiền của doanh nghiệp tăng, trong khi tỷ trọng các khoản phải thu giảm xuống đã cho thấy nỗ lực của doanh nghiệp trong cố gắng thu hồi nợ.

2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty cổ phần viễn thông điện tử VINACAP

2.3.1. Thành quả đạt được

Trong giai đoạn 2008-2010 sản xuất kinh doanh của công ty duy trì ở mức độ ổn định. Doanh thu bình quân đạt 643.8 tỷ/năm. Riêng 2008, mặc dù xảy ra suy thoái kinh tế nhưng doanh thu của Công ty vẫn đạt mức 106.9 tỷ, lợi nhuận sau thuế đạt 6.8 tỷ đồng. Với tư cách là thành viên Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (PC 1), công ty đã và đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh chính là điện tử viễn thông với sản phẩm chủ yếu là dây cáp điện và cáp viễn thông.

Tính đến hết năm 2010, công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, doanh thu và lợi nhuận đều tăng mạnh và vượt kế hoạch đề ra. Các chỉ tiêu tài chính về hoạt động quản lý sử dụng tài sản lưu động của công ty đều có chiều hướng cải thiện tốt hơn khi quy mô tổng tài sản tăng qua các năm, cũng như tài sản lưu động không ngừng được mở rộng đã cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là có hiệu quả. Hiệu quả đó không chỉ thể hiện trực tiếp bằng số lợi nhuận được tăng thêm trong mỗi năm (và còn tiếp tục tăng) mà còn được thể hiện trong cơ cấu từng thành phần của tài sản lưu động và qua các chỉ tiêu đánh giá.

Bảng 2.14: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Viễn thông điện tử VINACAP (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w