Bảng 2.14: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Viễn thông điện tử VINACAP (Trang 55)

Số tiền So sánh

2009/2008 Số tiền

So sánh 2010/2009

Doanh thu thuần Đồng 106,874,809,454 235,207,246,510 120% 1,589,281,279,434 576%

Lợi nhuận sau thuế Đồng 6,835,135,355 11,515,524,883 68% 23,837,677,025 107%

Vòng quay tài sản lưu động Vòng 1.36 1.57 16% 3.83 144%

Thời gian luân chuyển tài sản lưu động Ngày 264.7 228.8 -14% 93.9 -59%

Hệ số đảm nhiệm Tài sản lưu động 0.74 0.64 -14% 0.26 -59%

Mức tiết kiệm tài sản lưu động (23,449,362,824) (754,161,961,052) 3116%

Số vòng quay hàng tồn kho Vòng 2.05 2.77 35% 32.28 1065%

Số ngày tồn kho bình quân Ngày 175.6 130.1 -26% 11.2 -91%

Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho 0.41 0.31 -25% 0.03 -90%

Vòng quay khoản phải thu vòng 3.12 3.75 20% 11.28 201%

Kỳ thu tiền bình quân Ngày 115.4 95.9 -17% 31.9 -67%

Hệ số sinh lời tài sản lưu động 0.09 0.08 -11% 0.06 -25%

Tỷ số thanh toán hiện hành 1.27 1.17 -8% 1.15 -2% Tỷ số thanh toán nhanh 0.50 0.65 30% 0.55 -15% Tỷ số thanh toán tức thời 0.03 0.11 239% 0.13 18%

Tài sản lưu động ròng đồng 19,598,170,594 29,834,288,426 52% 79,329,394,716 166%

TSLĐ ròng/TSLĐ 0.21 0.14 -33% 0.13 -7%

Xét bảng số liệu có thể thấy:

Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty vẫn được duy trì đảm bảo khả năng thanh toán.

Chứng khoán thanh khoản cao (dễ chuyển đổi thành tiền) được đưa vào sử dụng ngày một nhiều với vai trò bước đệm trung hòa giữa vai trò thanh toán và yêu cầu sinh lợi của tiền mặt.

Các khoản phải thu được duy trì thông qua quan hệ tín dụng thương mại, tạo cácmối làm ăn lâu dài. Tuy nhiên nhược điểm của nó là công ty bị chiếm dụng vốn, và vì thế làm giảm hiệu quả hoạt động. Qua các năm, công ty thông qua các chính sách tín dụng và nghệ thuật quản lý đã dần thu hồi được lượng vốn bị chiếm dụng, giảm số ngày của kỳ thu tiền bình quân, tăng số vòng quay khoản phải thu, qua đó hiệu quả sử dụng tài sản lưu động được nâng lên một cách rõ rệt. Đây đúng là một kết quả đáng khích lệ trong công tác thu hồi nợ.

Hàng tồn kho luôn được đầu tư mở rộng quy mô song song với quy mô tăng của tổng tài sản. Hàng tồn kho là dầu bôi cho mọi công đoạn từ dự trữ đến sản xuất và tiêu thụ được thông suốt, đảm bảo cho mọi hoạt động của công ty không bị gián đoạn.Trong khi quy mô mở rộng nhưng số ngày tồn kho lại giảm xuống, cho thấy Công ty đã quản lý hàng tồn kho tốt, hiệu quả sử dụng hàng tồn kho đang ngày được nâng cao, sản xuất của công ty đã và đang được mở rộng theo đúng xu hướng thịtrường.

Công tác quản lý tài sản lưu động đã góp phần tích cực trong tăng hiệu quả hoạt động của công ty, gia tăng lợi nhuận, đảm bảo sản xuất thông suốt, mọi quá trình được bôi trơn, không bị tắc nghẽn, ứ đọng. Khả năng sinh lời trên vốn lưu động của công ty liên tục tăng. Đặc biệt là trong giai đoạn 2008-2009, khi mà nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát cao, đẩy giá nguyên vật liệu lên cao trong khi thị trường khách hàng thu hẹp lại, nhiều công ty đã bị phá sản do không nhận được đơn hàng, không đủ để chi trả chi phí duy trì hoạt động. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy công ty vẫn làm ăn có hiệu quả và sinh lời được, đó là do công sức cố gắng phấn đấu của tập thể cán bộ, công nhân viên của công ty đã đưa công ty tiến lên, cạnh tranh bằng chất lượng và uy tín của mình.

Trong hoạt động kinh doanh công ty đã không ngừng khai thác những lợi thế có sẵn của mình như: thị trường hoạt động rộng, đa dạng hóa sản phẩm, đảm bảo tốt chất lượng hàng hóa, dịch vụ…

Công ty luôn bảo toàn sử dụng và phát triển vốn có hiệu quả, thực hiện tốt mọi nghĩa vụ với Nhà nước, nộp ngân sách đầy đủ và đúng quy định của cơ quan thuế.

Bên cạnh những thành công trong công tác quản lý và sử dụng tài sản lưu động, không thể không nhìn nhận rằng công ty vẫn còn những tồn tại đáng quan tâm cần được xem xét, thay đổi sao cho hợp lý và hiệu quả hơn.

2.3.2. Hạn chế

Qua nhìn nhận, phân tích và đánh giá một cách tổng hợp hiệu quả sử dụng tải sản lưu động tại công ty Cổ phần viễn thông điện tử VINACAP như trên, có thể thấy thành tựu mà công ty đã đạt được là rất lớn, nhưng bên cạnh đó, vẫn cần phải nhìn nhận những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân để tìm ra giải pháp khắc phục để công ty hoạt động ngày một hiệu quả hơn.

Xét một cách toàn diện thì hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty còn những hạn chế sau:

Hàng tồn kho vẫn chiếm tỷ lệ lớn, trung bình khoảng trên 50% tổng tài sản lưu động. Việc này cho thấy công ty có thể còn đang gặp khó khăn về vấn đề tiêu thụ sản phẩm.

Khoản nợ phải trả/tổng nguồn vốn tăng đột biến từ 46% năm 2008 đến 76% năm 2010. Điều này cho thấy phần lớn tài sản của công ty được hình thành từ vốn vay. Sự dụng nhiều vốn vay cũng đồng nghĩa với doanh nghiệp có độ lớn của đòn bẩy tài chính lớn, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu có khả năng tăng nhanh, nhưng đồng thời Công ty cũng đang phải đối mặt với mức độ rủi ro lớn.

Hệ số sinh lợi tài sản lưu động giảm 3 năm liên tiếp từ 0.09 xuống còn 0.06 sau năm 2010 cho thấy chính sách quản lý và sử dụng tài sản lưu động của công ty chưa thực sự phát huy tác dụng.

Các chỉ số về khả năng thanh toán của công ty đều ở mức thấp hơn trung bình chung của ngành. Tỷ số thanh toán hiện hành theo xu hướng giảm dần, tỷ số thanh toán nhanh lại không ổn định, cho thấy công ty đã mất cân đối, đầu tư nhiều vào hàng tồn kho. Điều này không những đặt công ty vào nguy cơ rủi ro thanh toán lớn mà còn ảnh hưởng đến điểm tín dụng của công ty, gây khó khăn nếu vay vốn ngân hàng hay xét tín dụng thương mại với nhà cung cấp. Cần có những điều chỉnh để cân bằng chỉ số này.

Nợ ngắn hạn tăng cao, nợ dài hạn giảm xuống tới mức bằng không sau năm 2010 nhưng tài sản lưu động ròng vẫn tiếp tục tăng lên từng năm, cho thấy chênh

lệch giữa tài sản lưu động và nguồn ngắn hạn ngày càng lớn, hay nói cách khác công ty đang ngày càng sử dụng nhiều nguồn vốn chủ để tài trợ cho tài sản lưu động. Điều này có ưu điểm là giảm bớt rủi ro thanh toán. Nhưng nếu cứ tiếp tục tăng quy mô tài sản lưu động ròng, lợi nhuận của công ty có thể bị ảnh hưởng bởi khoản chi phí vay nợ ngắn hạn. Mặt khác, dù đã duy trì chính sách thận trọng này nhưng các tỷ số khả năng thanh toán không được cải thiện nhiều, thậm chí tỷ số thanh toán nhanh còn bị giảm. Điều này cho thấy bất cập trong công tác quản lý, sử dụng vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản lưu động, đặc biệt là chú ý chưa đúng mức đến tiền mặt. Nó cũng phần nào phản ánh công tác huy động vốn ngắn hạn chưa thực sự hiệu quả.

2.3.3. Nguyên nhân

Hạn chế trong hiệu quả sử dụng tài sản lưu động có nguyên nhân tổng hợp của các yếu tố chủ quan và khách quan đang hằng ngày tác động đến hoạt động quản lý của công ty. Hiểu được nguyên nhân của những hạn chế một cách thấu đáo là cơ sở quan trọng để tìm ra các giải pháp khắc phục nó hiệu quả.

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

+ Thực trạng nền kinh tế: từ 2008 đến nay, nhìn chung do chịu tác động của cuộc khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn: lạm phát tăng cao, các công ty phải gồng mình, giảm chi phí, sa thải nhân viên. Chính sách lương của nhà nước cũng thay đổi, tăng mức lương tối thiểu từ 540.000đ/người/tháng lên 650.000đ/người/tháng từ 1/5/2009. Chi phí nguyên liệu đầu vào tăng làm giá thành tăng, trong khi thị trường thu hẹp do ít khách hàng. Trong điều kiện ấy, chỉ có cạnh tranh bằng uy tín, chất lượng công ty mới có thể giành được những hợp đồng quan trọng, tiếp tục kinh doanh tạo lợi nhuận.

Thị trường tiền tệ Việt Nam còn non trẻ và nhiều hạn chế, thị trường chưa thực sự là thị trường tự do, thông tin mất cân đối, dẫn đến khó khăn trong quá trình luân chuyển các dạng tài sản lưu động (từ tiền thành hàng tồn kho, từ hàng hóa thành khoản phải thu, và từ khoản phải thu thành tiền…) do đầu vào không ổn định, khó khăn trong vận chuyển hàng hóa, khó dễ trong lưu chuyển tiền, hàng…

+Rủi ro:

-Biến động giá nguyên vật liệu: nguyên vật liệu chính dùng trong sản xuất dây cáp điện và cáp viễn thông lõi đồng là sợi đồng thành phẩm với các kích thước được tiết kế theo công suất truyền tải. Sản lượng đồng sản xuất của các quốc gia xuất khẩu có ảnh hưởng lớn đến nguồn cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp. Đồng

cũng là một trong những mặt hàng dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng giá năm 2009, giá đồng tăng 140% đạt mức 7.415 USD/tấn so với 2.825 USD/tấn cuối năm 2008. Sang năm 2010, giá đồng tiếp tục tăng do sự phục hồi kinh tế của các nước sau khủng hoảng kinh tế thế giới. Nguyên nhân của việc biến động giá đồng cũng tương tự như các sản phẩm từ kim loại màu là do sự biến động kinh tế, chính trị của các quốc gia khai thác và sản xuất như Chile, Indonesia, Mongolia… cũng như nhu cầu nhập khẩu của các quốc gia tiêu thụ đồng như Trung Quốc, Mỹ…

-Tỷ giá: trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ của công ty, các nguyên vật liệu đầu vào phần lớn là hàng nhập khẩu và được thanh toán bằng ngoại tệ nhưng tiền thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ là đồng Việt Nam. Vì vậy, trong giai đoạn thị trường có nhiều biến động về tỷ giá như những năm vừa qua thì doanh thu và lợi nhuận của công ty bị ảnh hưởng trực tiếp.

Thị trường điện thoại di động của Việt Nam tăng trưởng mạnh trong 5 năm gần đây tạo ra sự bùng nổ về nhu cầu thiết bị đầu cuối. Sản phẩm điện thoại được công ty xây dựng thiết kế, yêu cầu kĩ thuật và đặt sản xuất OEM/ODM tại Trung Quốc nên chịu tác động rủi ro một phần từ nền kinh tế Trung Quốc như đồng Nhân dân tệ, giá nguyên vật liệu, giá nhân công…và các chính sách xuất nhập khẩu, tài chính tiền tệ của Việt Nam.

+ Pháp luật: trong những năm gần đây, mặc dụ hệ thống pháp luật của Việt Nam đã được soạn thảo công phu, minh bạch hơn để các nhà đầu tư dễ tiếp cận, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn chồng chéo giữa các văn bản luật, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

+ Ngành nghề kinh doanh: Hiện nay thị trường viễn thông Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 30%. Trong những năm qua, ngành viễn thông là một trong những ngành có bước phát triển nhanh nhất của Việt Nam nên sau khi Luật Viễn thông chính thức đi vào cuộc sống ngày 1/7/2010 đã tạo thêm đà cho ngành này phát triển mạnh hơn nữa.Về phía ngành điện lực, kế hoạch phát triển mạng lưới truyền tải điện, chú trọng đẩy mạnh phát triển lưới điện nông thôn của ngành điện cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất cáp, thiết bị phát triển và mở rộng thị phần.

Mặt khác, trong những năm tới, khi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đã qua đi, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự đoán là sẽ tăng hồi phục mạnh mẽ. Bên cạnh đó, trong vòng 20 năm tới, Việt Nam với mục tiêu trở

thành một nước công nghiệp thì đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông công nghệ thông tin, hạ tầng điện là ưu tiên số một. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực trên phát triển. Chính vì lẽ đó, mà môi trường kinh doanh của ngành luôn sôi động, nhiều cơ hội nhưng cũng vô vàn thách thức.

Mặt hàng cáp viễn thông và vật liệu mạng trên thị trường hiện nay chủ yếu cung cấp cho khách hàng tiêu thụ chính như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), Tập đoàn FPT… Tuy nhiên, theo tiến trình hội nhập và mở của kinh tế thì những rào cản đối với những sản phẩm cáp nhập khẩu cũng được gỡ bỏ đồng thời với sự góp mặt ngày càng nhiều của các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực sản xuất cáp càng làm gia tăng thêm áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành.

+ Công tác quản lý vốn bằng tiền không tốt, khả năng thanh toán thấp. Mức vốn bằng tiền của công ty tại thời điểm năm 2008 chỉ đạt 2.93 tỷ, chiếm 3.22% giá trị tài sản lưu động. Sang năm 2010, tỷ lệ này tăng lên 13.03% nhưng lượng tiền mặt chỉ là 5.9 tỷ chiếm 7% tổng vốn bằng tiền của Công ty; 93% còn lại là các chứng khoán thanh khoản. Như vậy, một mặt, Công ty đã biết tận dụng cơ hội để đầu tư nhưng mặt khác cũng tạo rủi ro thanh toán cho công ty đối với các khoản nợ.

+ Công tác thu hồi công nợ chưa có hiệu quả cao, số vốn bị chiếm dụng nhiều trong đó chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng chiếm trên 90% trong các khoản phải thu, nó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mất đi cơ hội sử dụng số tiền đó vào hoạt động kinh doanh, đấy là còn chưa kể đến các rủi ro có thể xảy ra cho công ty từ các khoản vốn bị chiếm dụng này. Nguyên nhân là do công ty chưa có chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng nhanh chóng nên tài sản lưu động bị ứ đọng ở khâu này chiếm tỉ trọng cao và làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty.

+ Chính sách dự báo lượng dự trữ tồn kho chưa được tốt, khiến cho hàng tồn kho vượt nhiều so với định mức kế hoạch, ứ đọng khiến mất chi phí bảo quản, tăng rủi ro giảm giá hàng tồn kho, làm giảm hiệu quả sử dụng hàng tồn kho nói riêng và hiệu quả sử dụng tài sản lao động nói chung.

+ Về cơ cấu vốn: vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng quá nhỏ, tương lai sẽ gây khó khăn cho hoạt động của công ty khi huy động thêm vốn. Hầu hết nhu cầu vốn tăng thêm của công ty đều được huy động từ vay ngắn hạn ngân hàng

thương mại điều này làm giảm tính chủ động, linh hoạt trong hoạt động. Công ty đang mất cân đối giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh toán của công ty.

Qua những phân tích ở trên, ta có thể thấy: công ty gặp vấn đề trong quản trị tiền mặt, hàng tồn kho quản lý hiệu quả chưa thực sự tốt. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động nói riêng và hiệu quả sử dụng tài sản nói chung của công ty. Nó gây áp lực trả nợ lớn bởi 76% nguồn vốn của công ty là đi vay (năm 2010). Hiểu được nguyên nhân, ta sẽ có những hướng thích hợp để khắc phục những hạn chế giúp công ty nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, góp phần cải thiện hiệu quả sản xuất của công ty, tối đa hóa lợi nhuận thu được.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG ĐIỆN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Viễn thông điện tử VINACAP (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w