Bảng 2.9: Tốc độ lưu chuyển tài sản lưu động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Viễn thông điện tử VINACAP (Trang 49)

Số tiền Số tiền So sánh

2009/2008 Số tiền

So sánh 2010/2009

Doanh thu thuần (đồng) 106,874,809,45

4 235,207,246,510 120% 1,589,281,279,434 576%

TSLĐ bình quân (đồng) 78,584,418,716 149,497,141,963 90% 414,427,215,002 177%

Vòng quay TSLĐ (lần) 1.36 1.57 16% 3.83 144% Thời gian luân chuyển TSLĐ

(ngày) 264.7 228.8 -14% 93.9 -59%

Hệ số đảm nhiệm TSLĐ 0.74 0.64 -14% 0.26 -59%

Mức tiết kiệm TSLĐ (đồng) (23,449,362,824) (754,161,961,052)

Nguồn: phòng tài chính- kế toán

Qua bảng số liệu về các chỉ tiêu phản ánh tốc độ lưu chuyển tài sản lưu động, ta có thể rút ra những nhận xét sau:

-Về vòng quay tài sản lưu động: Doanh thu thuần và quy mô tài sản lưu động tăng, và số vòng quay tài sản lưu động có xu hướng tăng qua các năm. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty đã nâng được hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Năm 2009 số vòng quay tăng 16% so với 2008, đặc biệt là 2010, khi tài sản lưu động tăng thêm 177% trong khi doanh thu thuần tăng 576% đã làm cho chỉ tiêu này tăng tới 144% so với năm 2009.

- Về chỉ tiêu thời gian luân chuyển tài sản lưu động: chỉ tiêu này cho biết số ngày để tài sản lưu động “ quay” được hết một vòng của nó. Chỉ tiêu này ở Công ty

VINACAP là khá cao, đặc biệt là trong thời kì khủng hoảng kinh tế 2008-2009. Mặc dù đã có những cải thiện trong giai đoạn này, nhưng con số vẫn ko thể giảm xuống dưới 200 ngày. Chỉ tiêu này lớn, phản ánh doanh nghiệp vẫn chưa sử dụng thực sự hiệu quả tài sản lưu động, đồng vốn vẫn còn ứ đọng trong tài sản lưu động ở nhiều khoản mục, đặc biệt là khoản phải thu và hàng tồn kho. Đến năm 2010, tình hình đã khả quan lên rất nhiều. Thời gian luân chuyển tài sản lưu động giảm được từ 228.8 (năm 2009) xuống còn 93.9 ngày (năm 2010), tức là giảm 114.9 ngày. Điều đó cho thấy nỗ lực đáng ghi nhận của Công ty trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.

-Về hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động: hệ số đảm nhiệm cho ta biết với mỗi một đồng doanh thu được tạo ra thì có sự đóng góp của bao nhiêu đồng tài sản lưu động. Qua bảng số liệu ta có thể thấy, hệ số đảm nhiệm của công ty ở mức khá cao so với trung bình chung của toàn ngành vào khoảng 0.3. Việc mở rộng đầu tư và tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản lưu động chỉ thực sự phát huy tác dụng năm 2010 khi hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động giảm xuống còn 0.26, lúc này, 0.26 đồng tài sản lưu động mới có thể tạo ra được một đồng doanh thu.

*Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Bảng 2.10. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Viễn thông điện tử VINACAP (Trang 49)