Số tiền Số tiền So sánh 2009/2008 Số tiền So sánh 2010/2009 Giá vốn hàng bán 90,693,553,426 202,370,300,701 123% 1,472,789,304,03 4 628% Hàng tồn kho bình quân 44,240,757,769 73,157,242,245 65% 45,631,922,970 -38%
Doanh thu thuần 106,874,809,45
4 235,207,246,510 120% 1,589,281,279,434 576%
Vòng quay hàng tồn kho 2.05 2.77 35% 32.28 1065%
Số ngày tồn kho bình
quân 175.6 130.1 -26% 11.2 -91%
Hệ số đảm nhiệm HTK 0.41 0.31 -25% 0.03 -90%
Nguồn: Phòng tài chính- kế toán -Vòng quay hàng tồn kho :Chỉ tiêu này qua 3 năm có xu hướng tăng, năm 2009 tăng nhẹ so với 2008, đạt 2.77 vòng/năm tương ứng tăng 35%. Đặc biệt năm 2010 có sự chuyển biến lớn, tăng 1065% so với 2009, lên tới 32.28 vòng/năm.
Vòng quay hàng tồn kho tăng lên cho ta thấy tốc độ sản xuất tăng lên, tức là hiệu quả sử dụng tài sản, đặc biệt là tài sản lưu động đã được nâng cao.
- Số ngày tồn kho bình quân: từ 175.6 ngày trong năm 2008, đã giảm xuống 130.1 ngày trong năm 2009 và 11.2 ngày năm 2010 là cả một quá trình nỗ lực được ghi nhận của công ty. Mặc dù đặc trưng của ngành là lượng hàng tồn kho khá lớn nhưng kết quả trong năm 2010 đã cho thấy Công ty hoàn toàn có khả năng kiểm soát được lượng hàng tồn kho cũng như mức tiêu thụ.
-Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho: Có xu hướng giảm, cho thấy để có một đồng doanh thu thuần, công ty càng ngày càng phải tiêu tốn ít hàng tồn kho hơn, đây là dấu hiệu tốt của việc nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho.
Tăng số vòng quay hàng tồn kho hay giảm hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho hoặc giảm số ngày lưu kho bình quân đều nhằm làm tăng tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho của công ty. Tăng tốc độ lưu chuyển chính là rút ngắn thời gian mà hàng tồn kho nằm trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh ( như dự trữ và lưu thông). Đồng thời, nó cũng là điều kiện quan trọng để phát triển sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất mà tốn ít chi phí vốn đầu tư hơn.
*Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu
Bảng 2.11: Vòng quay các khoản phải thu và kì thu tiền bình quân