Tiền và các khoản 2,934,714,65 8 100% 22,709,947,81 1 100% 674% 80,933,488,14 4 100% 256% Tiền 2,934,714,658 100%22,709,947,811 100% 674% 5,933,488,144 7% -74% Các khoản tương đương tiền - 0% - 0% -75,000,000,000 93% -
Nguồn: phòng Tài chính – Kế toán
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008-2009, Công ty duy trì chính sách an toàn là nắm giữ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng thay vì các chứng khoán ngắn hạn dễ bán nhưng hiện tại vẫn có độ rủi ro cao. Cho nên trong 2 năm này không hề có yếu tố tương đương tiền. Năm 2010, nền kinh tế dần đi vào ổn định thì Công ty lại có sự thay đổi chính sách. Lúc này, tiền và các khoản tương đương tiền tăng tới 2658% so với năm 2008, nhưng chỉ có 7% ở dưới dạng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, 93% còn lại được giữ dưới dạng các giấy tờ có giá dễ chuyển đổi thành tiền.
*Tài sản lưu động khác: bao gồm các chi phí trả trước, các khoản thuế được khấu trừ… chiếm tỷ trọng rất nhỏ ( dưới 1%) trong tổng TSLĐ nên ít ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động nói chung. Riêng năm 2010, tỷ trọng này tăng lên đạt 4.15% tổng TSLĐ là do xuất hiện thuế và các khoản phải thu Nhà nước 12 tỷ.
2.2.2 Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty cổ phần viễn thông điện tử VINACAP
Trong chương 1 đã trình bày hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của một doanh nghiệp, phân tích hệ thống chỉ số ấy là một khâu không thể bỏ qua. Nó sẽ cho ta cái nhìn tổng thể và toàn diện về thực tế hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại doanh nghiệp, thấy được điểm mạnh cũng như hạn chế và hướng khắc phục hạn chế đó.
2.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động
*Tốc độ lưu chuyển tài sản lưu động
Bảng 2.9: Tốc độ lưu chuyển tài sản lưu động