Những thụng số nghiờn cứu trờn siờu õm trong lũng mạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu siêu âm trong lòng mạch (IVUS) trong đánh giá tổn thương động mạch vành và góp phần hướng dẫn điều trị can thiệp bệnh động mạch vành (Trang 57)

Xác định trên IVUS vị trí tổn thương, vị trí tham chiếu đầu gần và vị trí tham chiếu đầu xa để tiến hành các đo đạc cần thiết. Trong nghiên cứu, chúng tôi chọn 3 mặt cắt tiêu biểu để phân tích:

- Một mặt cắt nơi có diện tích lòng mạch nhỏ nhất. Nếu có nhiều mặt cắt có cùng diện tích lòng mạch, chúng tôi sẽ lựa chọn mặt cắt nào có diện tích mạch giới hạn bởi lớp áo ngoài lớn nhất để phân tích.

- Hai mặt cắt ở vị trí tham chiếu đầu gần và tham chiếu đầu xa, nơi có diện tích mảng xơ vữa nhỏ nhất. Trong trường hợp có nhiều mặt cắt có cùng diện tích mảng xơ vữa, chúng tôi chọn mặt cắt có diện tích mạch giới hạn bởi lớp áo ngoài lớn nhất.

2.2.4.1. Các thông số đánh giá tổn thương ĐMV trước can thiệp:

Tại mỗi vị trí: vị trí tổn thương, vị trí tham chiếu đầu gần, vị trí tham chiếu đầu xa, chúng tôi đều tiến hành đo và tính các thông số sau;

- Diện tích mạch giới hạn bởi lớp áo ngoài (External Elastic Membrance Area: EEMA) (mm2).

- Đường kính mạch lớn nhất (mm). - Đường kính mạch nhỏ nhất (mm).

- Diện tích lòng mạch nhỏ nhất (Minimum Lumen Area: MLA) (mm2). - Đường kính lòng mạch lớn nhất (Maximum Lumen Diameter: MaLD) (mm).

- Đường kính lòng mạch nhỏ nhất (Minimum Lumen Diameter: MLD) (mm).

- Diện tích mảng xơ vữa và lớp áo giữa (diện tích mảng xơ vữa) (P & M): (= EEMA – MLA) (mm2) .

- Tỷ lệ mảng xơ vữa (%) = (P&M/EEMA) x100.

- Độ lệch tâm của mảng xơ vữa: Bề dầy mảng xơ vữa chỗ rộng nhất/Bề dầy mảng xơ vữa chỗ nhỏ nhất. Tổn thương được xem là lệch tâm nếu chỉ số này ≥ 3 và đồng tâm nếu chỉ số này <3.

- Phần trăm diện tích hẹp lòng mạch (%) = (1- diện tích lòng mạch chỗ tổn thương/diện tích lòng mạch tham chiếu trung bình) x 100

- Cung canxi hoá (độ): được đo bằng compa

- Chiều dài tổn thương (mm): khoảng cách từ vị trí tham chiếu đầu gần đến vị trí tham chiếu đầu xa. Thông số này được đo tự động trên máy hay bởi công thức: chiều dài = thời gian kéo ngược (giây) x vận tốc kéo ngược (0,5 mm/giây)

- Chỉ số tái cấu trúc (remodeling Index: RI):

Hỡnh 2.4. Một số thụng số được đo trờn IVUS

* Hình thái mảng xơ vữa trên siêu âm trong lòng mạch: được phân loại như sau:

Lớp áo ngoài giàu collagen được dùng để tham chiếu:

- Canxi hóa: Mảng xơ vữa canxi hoá được xác định bởi độ sáng của nó, sáng hơn lớp áo ngoài và kèm bóng cản. Định lượng mức độ canxi bằng cách đo cung canxi bằng compa và đo độ dài trên trục dọc tính bằng mm. Vị trí canxi hoá trong mảng xơ vữa có thể trên bề mặt (canxi gần lòng mạch hơn lớp áo ngoài), và canxi ở sâu (gần lớp áo ngoài hơn lòng mạch).

- Mảng xơ vữa nhiều xơ: mảng xơ vữa tăng âm (sáng bằng hoặc sáng hơn lớp áo ngoài) chiếm > 80% diện tích mảng xơ vữa.

- Mảng xơ vữa mềm hay mảng xơ vữa giảm âm: mảng xơ vữa giảm âm (không sáng bằng lớp áo ngoài) chiếm > 80% diện tích mảng xơ vữa.

- Mảng xơ vữa hỗn hợp: mảng xơ vữa có chỗ tăng âm, có chỗ giảm âm, có chỗ canxi hoá.

Diện tớch mạch giới hạn bởi lớp

ỏo ngoài- EEM=11,65mm2

Diện tớch lũng mạch nhỏ nhất-MLA= 3,66 mm2 KT chỗ dày nhất MXV KT chỗ mỏng nhất MXV ĐK lũng mạch nhỏnhất, lớn nhất (màu đỏ) Đường kớnh mạch lớn nhất, nhỏ nhất (màu vàng)

- Huyết khối: huyết khối trong lòng mạch, thường được chia thành lớp , thành thuỳ, có thể có cuống, tương đối giảm âm, có thể chuyển động.

MXV “mềm” MXV xơ MXV canxi hoá MXV hỗn hợp

Hỡnh 2.5. Thành phần mảng xơ vữa

- Mảng xơ vữa không ổn định: khi đạt tiêu chuẩn:

. Diện tích lõi Lipid (diện tích vùng trống âm) ≥ 1 mm2 hoặc diện tích lõi Lipid chiếm >20% diện tích mảng xơ vữa và

. Chiều dầy vỏ xơ chỗ mỏng nhất < 0,7 mm.

Hỡnh 2.6. Mảng xơ vữa khụng ổn định

(diện tớch lừi lipid=1,03mm2 và vỏ xơ dày 0,24mm) Lừi Lipid

- Mảng xơ vữa vỡ: có chỗ lõm vào lòng mảng xơ vữa, có khoang thông giữa lòng động mạch và mảng xơ vữa mà được phủ bởi một vỏ xơ mà có thể phất phơ trong lòng mạch. Mảng xơ vữa có thể vỡ một phần hay hoàn toàn.

2.2.4.2. Vai trò của IVUS trong hướng dẫn can thiệp:

Dưới sự hướng dẫn của IVUS:

+ Kích thước bóng và Stent dựa trên đường kính lòng mạch tham chiếu. + Chiều dài Stent dựa vào khoảng cách giữa tham chiếu đầu gần và

tham chiếu đầu xa.

2.2.4.3. Các thông số đánh giá kết quả can thiệp ĐMV:

- Sau khi đặt Stent ngoài những thông số cần đo như trước khi đặt Stent cần đo thêm:

+ Diện tích trong Stent nhỏ nhất (Minimum Stent area: MSA) + Đường kính Stent lớn nhất ( Maximum Lumen Diameter: MaSD) + Đường kính Stent nhỏ nhất (Minimum Lumen Diameter: MSD) - Chúng tôi tính các thông số:

+ Chỉ số lệch tâm của Stent = ĐK Stent nhỏ nhất/ĐK Stent lớn nhất. + Mức độ nở của Stent (%) = (Diện tích Stent nhỏ nhất/diện tích tham chiếu trung bình) x 100 hoặc (diện tích Stent nhỏ nhất/diện tích tham chiếu nhỏ nhất) x 100.

- Đánh giá xem Stent có nở tốt, có áp sát hết vào thành mạch vành, có phủ hết tổn thương và phát hiện các biến chứng.

- Xác định những việc cần làm thêm để đạt được diện tích Stent tối ưu, Stent phủ hết tổn thương hoặc điều trị các biến chứng nếu có.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu siêu âm trong lòng mạch (IVUS) trong đánh giá tổn thương động mạch vành và góp phần hướng dẫn điều trị can thiệp bệnh động mạch vành (Trang 57)