* Tiờu chuẩn chọn bệnh nhõn:
Bệnh nhõn được chọn vào nghiờn cứu là những bệnh nhõn được điều trị nội trỳ tại Viện Tim mạch, bệnh viện Bạch Mai từ thỏng 5 năm 2009 đến thỏng 10 năm 2012, cú chỉ định chụp động mạch vành và kết quả chụp động mạch vành cho thấy:
- Hẹp động mạch vành mức độ vừa nghĩa là hẹp từ 40% đến 70% đường kớnh lũng mạch theo phương phỏp lượng húa hỡnh ảnh chụp động mạch vành (QCA –Quantitative Coronary Angiography), hoặc cú:
- Tổn thương thõn chung động mạch vành trỏi.
Các đối tượng nghiên cứu được lấy theo trình tự thời gian, không phân biệt dân tộc, tuổi, giới.
* Tiêu chuẩn loại trừ: Chúng tôi loại trừ khỏi nghiên cứu các bệnh nhân: - Tổn thương không phải ở thân chung động mạch vành trái có kết quả chụp động mạch vành rõ ràng với mức độ hẹp nhẹ (<40% đường kính lòng mạch) không có chỉ định khảo sát thêm hay mức độ hẹp nhiều (>70% đường kính lòng mạch) có chỉ định tái tưới máu động mạch vành.
- Các tổn thương tái hẹp sau can thiệp động mạch vành.
- Các tổn thương cầu nối từ động mạch chủ tới động mạch vành. - Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
* Cỡ mẫu nghiên cứu:
Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang. Trong nghiên cứu này thông số diện tích lòng mạch nhỏ nhất (MLA) tại vị trí tổn thương là một thông số có giá trị trong lâm sàng. Nghiên cứu thử trước đó của chúng tôi thực hiện trên 30 bệnh nhân với 32 tổn thương chúng tôi thu được diện tích lòng mạch nhỏ nhất của
nhóm nghiên cứu đó là: 4,80 ± 2,96 mm2. Chúng tôi sử dụng công thức sau để tính cỡ mẫu:
Trong đó:
n: cỡ mẫu nghiên cứu cần có z: trị số của phân bố chuẩn
α: mức ý nghĩa thống kê
s: độ lệch chuẩn từ nghiên cứu thử trước đó của chúng tôi : giá trị trung bình từ nghiên cứu thử trước đó của chúng tôi
ε: mức sai lệch tương đối giữa tham số mẫu và tham số quần thể (εcó thể dao động từ 0,05 – 0,5; thông thường từ 0,2 – 0,3)
Với α = 0,01 thì z(1-α/2) = 2,58 Chúng tôi lấy ε = 0,2
n = 2,582 x 2,962/(4,8 x 0,2)2 = 63,3 Vậy số bệnh nhân cần cho nghiên cứu là 64 bệnh nhân