Lập dự toán VLĐ cho kỳ kinh doanh tiếp theo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu trong công ty cổ phần xây dựng Thuỷ Lợi Nghệ An (Trang 52)

3. Doanh thu thuần về BH và CCD

3.2.1. Lập dự toán VLĐ cho kỳ kinh doanh tiếp theo.

Vốn là điều kiên cơ bản cần thiết không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Do đó, việc chủ động xây dựng kế hoạch huy đông sử dụng VLĐ là biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cho DN.

Hoạt động của doanh nghiệp thường xuyên biến đổi, sản lượng sản xuất của DN thay đổi theo nhu cầu của thị trường làm cho mức doanh thu cũng biến đổi theo. Sự biến động của doanh thu không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với nhu cầu vốn mà còn phụ thuộc vào khả năng, năng lực quản lý của DN. Không phủ nhận hoạt động của DN cần phải có vốn để tạo ra doanh thu, và một khi doanh thu tăng thì nguồn vốn cũng được bổ sung theo. Với nhiều lý do khác nhau DN cần phải dự toán được vốn hàng năm để tìm nguồn tài trợ phù hợp. Việc dự toán này đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của DN được diễn ra một cách liên tục, thuận lợi nhât, tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất.

Căn cứ để lập dự toán vốn lưu động.

Cơ sở chủ yếu là dựa vào doanh thu, để lập dự toán VLĐ trong tương lai thì DN cần phân tích chính xác sự biến động của doanh thu trong quá khứ và hiện tại để làm cơ sở dự toán vốn lưu động cho kỳ tiếp theo.

Phương pháp lập dự toán vốn lưu động.

Khi lập dự toán VLĐ cho DN thì DN cần tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt động của mình mà chọn phương pháp nào cho thích hợp nhất. Sau đây tôi xin trình bày phương pháp:

Phương pháp phần trăm trên doanh thu: đây là phương pháp thường được sử dụng nhất trong các DN được thể hiện như sau:

 Tính số dư các khoản mục trên bảng cân đối kế toán ảnh hưởng đến doanh thu trong kỳ kinh doanh.

 Tính tỷ lệ phần trăm các khoản mục VLĐ cần thiết so với doanh thu trong năm bằng cách: chia các khoản mục của phần tài sản trên bảng cân đối kế toán và khoản mục của phần nguồn vốn có quan hệ với doanh thu cho doanh thu.

 Từ phần trăm tính được thì chúng ta có thể tính nhu cầu VLĐ cần thiết so với doanh thu trong kỳ.

Cuối cùng là định hướng các nguồn tài trợ để đáp ứng nhu cầu trên cơ sở tình hình kết quả kinh doanh thực.

Dựa vào số liệu bảng CĐKT năm 2010 ta lập bảng số dư bình quân các khoản mục có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu năm 2010; ta có doanh thu năm 2010 là 72.099.653.529 đồng.

Bảng 3.1: Bảng số dư bình quân các khoản ảnh hưởng đến doanh thu

ĐVT: đồng Tài sản Nguồn vốn Số tiền % trên DT Số tiền % trên DT [1]. Tiền 8.371.623.417 11,61 [1]. Nợ ngắn hạn 6.539.021.894 9,07 [2]. Hàng tồn kho 6.241.789.257 8,66 [2]. Nợ khác [3]. Các khoản phải thu 9.537.224.674 13,23 [4]. TSNH khác 33.945.750 0,05 Tổng cộng 24.184.583.098 33,54 Tổng cộng 6.539.021.894 9,07

Như vậy, cứ 100 đồng doanh thu thì công ty cần bổ sung thêm một lượng VLĐ là: 33,54 – 9,07 = 24,47

Bước 2: Dựa vào kế hoạch đề ra trên cơ sở so sánh tốc độ tăng doanh thu qua các năm, theo dự kiến của lãnh đạo và phòng tài chính – kế toán thì doanh thu năm 2011 tăng lên 10 % so với năm 2010. Vậy doanh thu năm 2011 tăng thêm là:

72.099.653.529 * 10 % = 7.209.965.353 (đồng)

Khi đó trong năm 2011 công ty cần thêm một lượng VLĐ là: 7.209.965.353 * 24,47 = 17.642.785.220 (đồng)

Tóm lại, việc lập dự toán VLĐ là giải pháp thiết thực, cần thiết đối với toàn công ty, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị điều hành hoạt động kinh doanh một cách chủ động, tránh tình trạng dự trữ quá nhiều dẫn đến dư thừa hoặc lãng phí hay nguồn vốn không đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu trong công ty cổ phần xây dựng Thuỷ Lợi Nghệ An (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w