Những tồn tại và thách thức đối với công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu trong công ty cổ phần xây dựng Thuỷ Lợi Nghệ An (Trang 48)

3. Doanh thu thuần về BH và CCD

2.2.4.2. Những tồn tại và thách thức đối với công ty

Song song với chính sách hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông thôn cho nên trong những năm qua nhiều công trình giao thông thủy lợi ( kênh, mương, cấu, cống, đường sá…) được khởi công và hoàn thành. Công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể thể hiện ở mặt quy mô cũng như cơ cấu và qua các chỉ tiêu đã phân tích trên. Tuy nhiên công ty vẫn còn một số tồn tại trong việc quản lý sử dụng vốn lưu động chưa được hiệu quả, có thể khái quát ngắn gọn như sau:

Thứ 1, Về tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

Trong nền kinh tế thị trường đang cạnh tranh gay gắt, công ty đang phải đối mặt với nhiều thử thách lớn, sự cạnh tranh với các công ty trong ngành có

tên tuổi lớn khác. Ngoài các bạn làm ăn hợp tác lâu năm thì công ty còn phải giành giật thị trường với các công ty khác. Đây cũng là điều không thuận lợi cho công ty khi mà khả năng đấu thầu, tiếp thị, quảng cáo… của công ty chưa đủ mạnh.

Nhìn vào hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty có tăng nhưng chưa có hiệu quả cao, sức sản xuất của vốn lưu động chưa phát huy hết khả năng của nó thể hiện qua tốc độ luân chuyển VLĐ đó là: tốc độ luân chuyển có sự biến động bất thường và giảm vào năm 2009 cụ thể: Năm 2008 số vòng quay vốn lưu động là 2,69 vòng ; số ngày bình quân luân chuyển 1 vòng VLĐ là 135,9 ngày nhưng đến năm 2009 thì số này giảm xuống còn 2,49 vòng/ kỳ và số ngày bình quân luân chuyển 01 vòng tăng lên 146,2 ngày. Từ đó làm cho số vốn của công ty bị lãng phí mất 1.698.027.959 đồng vào năm 2009.

Thứ 2, Về lượng hàng tồn kho, các khoản phải thu của công ty.

Sự biến động bất thường, không ổn định của các nhân tố trong VLĐ như HTK, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VLĐ. HTK năm 2009 chiếm 24,31% tổng VLĐ, năm 2010 chiếm tỷ trọng là 58,2% tổng VLĐ. Nợ phải thu năm 2009 chiếm 36,63% trong tổng VLĐ, năm 2010 chiếm 23,73% tổng VLĐ. Điều này cho thấy chính sách quản lý các khoản phải thu, hàng tồn kho đạt hiệu quả chưa cao. Doanh nghiệp vẫn đang bị chiếm dụng nhiều vốn. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra thì gây cản trở, khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thanh toán. Lượng hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng cao và tăng mạnh vào năm 2010, nếu như năm 2009 tỷ trọng HTK chiếm 24,31% tổng VLĐ thì đến năm 2010 tăng lên 58,2% tổng VLĐ, số vòng quay hàng tồn kho giảm. Từ đó cho thấy công tác quản lý sử dụng HTK còn nhiều bất cập lượng hàng tồn kho lớn dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, tăng thêm chi phí bảo quản do công tác bàn giao cho khách hàng còn chậm. Vì vậy công ty cần có chính sách để giảm lượng hàng tồn kho trong doanh nghiệp.

Thứ 3, Về lượng dự trữ tiền mặt.

Công ty còn dữ trữ lượng tiền mặt tại quỹ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VLĐ cụ thể năm 2009 tiền mặt tồn quỹ chiếm tỷ trọng 25,34% tổng VLĐ, năm 2010 chiếm 16,39% tổng VLĐ, trong khi đó lượng tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng rất nhỏ, năm 2009 là 14,23% tổng VLĐ; năm 2010 giảm xuống còn 4,39% tổng VLĐ. Điều này dẫn tới ảnh hưởng không tốt đến khả

năng sinh lời của đồng tiền, làm mất cơ hội đầu tư, gia tăng mức độ rủi ro trong giao dịch.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu trong công ty cổ phần xây dựng Thuỷ Lợi Nghệ An (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w