3. Doanh thu thuần về BH và CCD
2.2.3.3. Phân tích khả năng thanh toán của công ty
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng ta đi nghiên cứu khả năng thanh toán của công ty trong những năm vừa qua.
Hiện nay phần lớn doanh nghiệp đều thiếu vốn để đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục các DN phải đi vay, tranh thủ các khoản nợ chưa đến hạn. Song mối quan tâm của các chủ nợ là tình hình tài chính hiện tại của DN. Điều này làm cho DN luôn phải chịu áp lực trong thanh toán ngắn hạn nếu khả năng tài chính không lành mạnh.
Căn cứ vào số liệu các bảng trên ta tiến hành đánh giá khả năng thanh toán của công ty:
Bảng 2.12: Bảng phân tích khả năng thanh toán
Đv: đồng
NĂM
CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm2009 Năm 2010
[1]. Tổng tài sản 28.706.397.424 28.558.714.339 30.108.320.215 - Tài sản lưu động 23.890.165.695 24.208.999.969 26.843.468.430 - Tiền 6.980.976.980 9.645.431.503 5.542.220.787
- Hàng tồn kho 6.785.627.469 5.885.948.143 14.982.269.316 - Đầu tư ngắn hạn 0 0 0 [2]. Tổng nợ ngắn hạn 15.956.809.894 14.736.974.239 11.795.307.780 [3]. Tổng nợ dài hạn 919.715.072 941.972.107 749.502.934 [4]. Hệ số thanh toán tổng quát( Ktq) 1,7 1,8 2,4 [5]. Hệ số thanh toán ngắn hạn ( Knh) 1,5 1,6 2,3
[8]. Khả năng thanh toán
nhanh ( Kn) 1,07 1,2 1,01
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét về khả năng thanh toán của công ty như sau:
Khả năng thanh toán tổng quát: Nhìn vào hệ số thanh toán tổng quát cho thấy qua các năm các hệ số này đều có giá trị lớn hơn 1 và tăng dần qua các năm, chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả. Năm 2008 cứ 1 đồng công ty đi vay được đảm bảo bằng 1,7 đồng tài sản, năm 2009 cứ 1 đồng vay nợ được bảo đảm bởi 1,8 đồng tài sản; và sang năm 2010 thì hệ số này tăng lên 2,4. Vì vậy nhìn chung tình hình tài chính của công ty là lành mạnh, an toàn và tự chủ.
Khả năng thanh toán ngắn hạn: Với một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bởi 1,5 – 2,3 đồng tài sản lưu động là dấu hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn trước mắt. Hệ số này tăng lên qua các năm tình hình này là do: Nợ ngắn hạn của năm 2009 giảm so với năm 2008 và nợ ngắn hạn của năm 2010 cũng giảm so với năm 2009. Năm 2008 nợ ngắn hạn có giá trị là 15.956.809.894 đồng đến năm 2009 giảm đi 1.219.835.660 đồng chỉ còn 14.736.974.239 đồng. Đồng thời tài sản lưu động cũng tăng với mức tăng là 318.834.270 đồng.
Năm 2010 so với năm 2009 cũng có chiều hướng tăng lên, cả nợ ngắn hạn và tài sản lưu động có sự biến động ngược chiều nhau, sự giảm xuống của nợ ngắn hạn kết hợp với sự tăng lên của tài sản lưu động dẫn tới hệ số thanh toán ngắn hạn tăng lên 2,3.
Với một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực xây dựng, sản phẩm sản xuất mang tính thời vụ như công ty cổ phần xây dựng Thủy Lợi 3 Nghệ An thì việc duy trì một hệ số thanh toán nợ ngắn hạn như vậy được coi là an toàn và hợp lý
Khả năng thanh toán nhanh: Loại trừ các nhân tố hàng tồn kho vì đây là phần tài sản không có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền được thì khả năng thanh toán nhanh của Công ty đạt mức 1,07 – 1,2 đồng tài sản lưu động trên một đồng nợ ngắn hạn, điều này cũng cho thấy khả năng hoán chuyển thành tiền của tài sản lưu động ở Công ty là thuận lợi. Cụ thể năm 2008 hệ số thanh toán nhanh là 1,07; năm 2009 tăng lên 1,2 và năm 2010 giảm xuống chỉ còn 1,01. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty qua 3 năm đều xấp xỉ 1 nên cho thấy tình hình tài chính của công ty tương đối tốt có khả năng thanh toán tốt các khoản nợ đến hạn vì công ty hoạt động theo các hợp đồng kinh tế lớn nên số ngày của kỳ thanh toán lớn hơn, công ty đạt được hệ số này là tương đối tốt.
Tóm lại, qua quá trình phân tích các chỉ tiêu trên ta thấy tình hình thanh toán của công ty qua các năm là công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, tuy nhiên nó cũng có sự diễn biến bất thường, không ồn định. Vì vậy công ty cần có những giải pháp tố hơn nữa để cải thiện thêm một bước trong khả năng thanh toán của doanh nghiệp.