3. Doanh thu thuần về BH và CCD
2.2.3.1. Tốc độ luân chuyển VLĐ tại công ty.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất về hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Sau đây chúng ta xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty CPXD thủy lợi 3 Nghệ An thông qua hai chỉ tiêu số vòng quay VLĐ và số ngày bình quân một vòng quay VLĐ:
Bảng 2.9: Bảng phân tích tốc độ luân chuyển VLĐ NĂM CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
[1]. Doanh thu thuần (đồng)
57.072.163.984 60.172.835.438 72.099.653.529
[2]. Bình quân VLĐ ( đồng)
[3].Số vòng quay
VLĐ(vòng/kỳ) = [1]/[2] 2,69 2,49 2,81
[4]. Số ngày BQ 1 vòng
quay(ngày/vòng)= 365/[3] 135,9 146,2 129,7
[5]. Hệ số đảm nhiệm =[2]/[1] 0,372 0,4 0,36
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) Từ bảng phân tích tốc độ luân chuyển VLĐ của công ty CPXD thủy lợi 3 ta có nhận xét sau:
Về vòng quay vốn lưu động:
Vòng quay VLĐ có sự biến động bất thường trong 3 năm qua cụ thể đó là: Năm 2008 vòng quay vốn lưu động là 2,67 vòng/ kỳ; năm 2009 vòng quay VLĐ giảm xuống còn 2,49 vòng/ kỳ. Nhưng đến năm 2010 thì vòng quay VLĐ lại tăng lên 2,81 vòng/ kỳ. Việc giảm xuống của số vòng quay VLĐ phản ánh tình trạng sử dụng VLĐ chưa có hiệu quả ở năm 2009 nhưng năm 2010 đã có tăng lên . Nguyên nhân làm cho vòng quay VLĐ biến động bất thường là do cả hai yếu tố doanh thu thuần và VLĐ đề tăng nhưng do tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của VLĐ. Năm 2009 doanh thu thuần là 60.172.835.438 đồng tăng lên 3.101.872.264 đồng trong khi đó BQ vốn lưu động có giá trị là 24.094.574.832 đồng tăng 2.847.025.890 đồng so với năm 2008. Đến năm 2010 doanh thu thuần tăng mạnh lên tới 72.099.653.529 đồng, tăng 11.826.826.981 đồng so với năm 2009, BQ VLĐ tăng lên không đáng kể chỉ tăng 1.518.521.929 đồng tương ứng với giá trị 25.614.196.761 đồng so với năm 2009.
Nhìn chung vòng quay vốn lưu động của công ty chưa được cao một mặt do hoạt động của ngành xây dựng cơ bản có đặc điểm là sản phẩm là những công trình có giá trị lớn, thời gian để hoàn thành một hạng mục công trình thường kéo dài (xây dựng cầu cống, công trình giao thông, nhà cửa …) nên cần một lượng vốn lưu động lớn để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra bình thường. Mặt khác là do công ty khi xây dựng thì phải chờ một số hạng mục công trình hoàn thành ban giao mới tiến hành quyết toàn toàn bộ công trình nên tốc độ luân chuyển vốn sẽ chậm lại làm cho tốc độ vòng quay vốn lưu động chưa được cao.
Chỉ tiêu này cũng biến động bất thường qua các năm. Năm 2008 thì trung bình một vòng quay VLĐ mất khoảng 135,9 ngày, năm 2009 thì trung bình một vòng quay VLĐ thì thời gian tăng lên là 146,2 ngày. Dấu hiệu tăng lên như vậy là không tốt trong vấn đề quản lý VLĐ bởi làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến năm 2010 thì trung bình một vòng quay vốn lưu động thì thời gian giảm xuống còn 129,7 ngày. Điều này cho thấy công tác quản lý vốn lưu động đã có sự tiến bộ đi lên.
Chúng ta đi phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển VLĐ để thấy rõ được mức độ ảnh hưởng, tác động của nó.
Có hai nhân tố ảnh hưởng đến vòng quay vốn lưu động đó là doanh thu thuần và VLĐ bình quân:
Doanh thu thuần được xác định bởi DT DTT1 - DTT0
DT = VLĐ0
Nhân tố VLĐ bình quân được xác định bởi VLĐ
DTT1 DTT1
VLĐ = -
VLĐ1 VLĐ0
Trong đó:
DTT0: Doanh thu thuần năm trước DTT1: Doanh thu thuần năm sau. VLĐ0: Vốn lưu động năm trước VLĐ1: Vốn lưu động năm sau
K1 : Số ngày một vòng quay VLĐ năm trước K0 : Số ngày một vòng quay VLĐ năm sau
Từ việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến vòng quay vốn lưu động, ta có thể tiếp tục xác định được số VLĐ Công ty tiết kiệm được hay lãng phí là bao nhiêu.
Công thức tính:
K1 – K0
Số VLĐ tiết kiệm (lãng phí) = x DTT1
365
Dựa vào số liệu đã phân tích ở phần trên và cách tính như đã trình bày, chúng ta xác định được mức độ ảnh hưởng các nhân tố như bảng dưới đây:
Bảng 2.10: Bảng phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tốc độ luân chuyển VLĐ NĂM CHỈ TIÊU Năm2009 Năm2008 Năm2010 Năm2009 DT( vòng/kỳ) 0,14 0,5 VLĐ(vòng/kỳ) - 0,33 - 0,18 Số vòng quay VLĐ (đồng) - 0,2 0,32 Mức tiết kiệm(lãng phí) VLĐ(đồng) - 1.698.027.959 3.259.299.406
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) Từ kết quả phân tích trong bảng trên cho thấy: Năm 2008 với lượng vốn lưu động đạt được cùng với sự gia tăng của doanh thu vào năm 2009 đã là cho năm 2009 VLĐ quay nhanh thêm 0,14 vòng. Mặt khác, trong điều kiện doanh thu thuần đạt trong năm 2009 do việc quản lý sử dụng VLĐ kém hiệu quả nên lượng VLĐ giảm xuống đã làm cho số vòng quay vốn lưu động cũng chậm mất 0,33 vòng. Do vậy kết quả cuối cùng là số vòng quay vốn lưu động giảm đi 0,2 vòng của năm 2009 so với năm 2008, hậu quả kéo theo là năm 2009 công ty đã lãng phí mất một khoản là 1.698.027.959 đồng. Do đó công ty cân có biện pháp khắc phục tránh tình trạng lãng phí nguồn vốn, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh.
Tương tự, phân tích cho năm 2010 so với năm 2009, năm 2010 DTT tăng so với năm 2009 nên đã làm cho số vòng quay VLĐ quay nhanh hơn 0,49 vòng, đồng thời với điều kiện DTT đạt như năm 2010 do công tác quản lý sử dụng VLĐ hoạt động có hiệu quả nên lượng vốn lưu động tăng đã làm cho số vòng quay VLĐ tăng lên 0,18 vòng. Tổng hợp 02 năm 2009, 2010 số vòng quay VLĐ tăng thêm 0,3 vòng và kết quả thu được là công ty tiết kiệm được một khoản là 3.259.299 đồng ở năm 2010.
Như vậy, nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển VLĐ cụ thể là vòng quay vốn lưu động của Công ty diễn biến chưa tốt là do công tác quản lý, sử dụng VLĐ tại công ty chưa kém hiệu quả. Đồng thời, thông qua tình hình biến động tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty trong ba năm qua, ta có thể đánh giá việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty là đạt hiệu quả chưa cao, mặc dù Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc gia tăng doanh thu, vấn đề quản lý công nợ phải thu tồn đọng kéo dài, dự trữ hàng tồn kho, cả về việc quản lý sử dụng vốn bằng tiền Công ty cần xem xét lại.