Các dải RNM đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng diện tích đất
bồi tụ, hạn chế xói lở, hạn chế xâm nhập mặn và giảm thiểu tác hại của sóng, bão lụt.
Rễ cây ngập mặn, đặc biệt là những quần thể thực vật tiên phong mọc dày đặc có tác
dụng làm cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn. Chúng vừa ngăn chặn có hiệu quả hoạt động
công phá bờ biển của sóng làm hạn chế xói lở, đồng thời là vật cản làm cho trầm tích
lắng đọng.
Thông qua bảng số liệu thống kê diện tích đất lâm nghiệp huyện Thái Thụy
theo nguồn thống kê của tỉnh Thái Bình, diện tích đất sử dụng cho lâm nghiệp là rất
thấp 2560 Km2 (chiếm khoảng 1.65). Diện tích đất lâm nghiệp này chủ yếu là đất
trồng rừng phi lao chắn gió và đất trồng RNM ven biển thuộc địa bàn hai huyện Thái
Thụy và Tiền Hải. Trong đó, diện tích đất trồng rừng huyện Thái Thụy là 1605 km2 (phần lớn là các loài cây ưa mặn), tương đương với 6,25 % tổng quỹ đất của toàn
huyện và chiếm khoảng 62,70 % diện tích đất trồng rừng của cả tỉnh. Hoạt động trồng
rừng có tác động tích cực đối với cảnh quan. Thảm rừng trồng này tham gia vào quá
trình lắng đọng phù sa, chắn sóng, chắn gió bão bảo vệ đê điều và điều hoà khí hậu
ven biển. Rừng phi lao được trồng trên dải đất cát ven biển với chức năng phòng hộ.
RNM phát triển trên các bãi cao triều và trung triều, của sông ven biển từ của sông Trà
Lý đến cửa sông Thái Bình, chịu ảnh hưởng của tác động sóng biển. Tuy nhiên, hiện
nay việc đắp đập nuôi trồng thuỷ sản có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của
RNM. Diện tích rừng trồng một mặt còn bị chặt làm củi đốt. Việc khai hoang lấn biển
làm suy giảm diện tích vùng triều và RNM. RNM là nơi sinh đẻ, cư trú thích hợp cho
nhiều loài đhải sản có giá trị kinh tế cao. Chức năng phòng hộ của RNM và rừng phi
lao là rất lớn. Vì vậy, chính quyền huyện Thái Thụy và người dân cần tham gia làm
tăng diện tích rừng bảo đảm sự cân bằng sinh thái cho vùng, vì đây là vùng tiếp giáp
giữa đất liền và biển nên rất nhạy cảm.
cao, nước lan tỏa vào trong những khu RNM rộng lớn; hệ thống rễ dài đặc cùng với thân cây đã làm giảm tốc độ dòng triều, tán cây hạn chế tốc độ gió (Phan Nguyên Hồng, 1997). Ngoài ra, các RNM có tác dụng rất lớn trong việc làm giảm thiểu tác hại
của sóng do bão gây nên, nhờ thế đã bảo vệ được các đê biển trong cơn bão lớn, qua đó tài sản và sinh mạng của dân cư ven biển cũng được bảo vệ an toàn. Theo kết quả
nghiên cứu của Phan Nguyên Hồng (2007), độ cao sóng biển giảm mạnh khi đi qua dải
RNM, với mức biến đổi từ 75% đến 85% (từ 1,3m xuống còn 0,2 - 0,3m). Vì vậy,
những vùng có RNM phát triển sẽ có khả năng ứng phó với tai biến liên quan đến BĐKHcao hơn các vùng khác.
Hình 3.10. Hệ thống RNM huyện Thái Thụy
Tổng diện tích RNM ở huyện Thái Thụy hiện có năm 2012 là 3.980 ha, phân bố ở những bãi bồi ven biển ngoài đê. RNM ở đây chủ yếu là rừng trồng, nên thành phần
loài thực vật phân bố không đa dạng, chủ yếu có một số loài như: phi lao, bần.
Trong giai đoạn 1990 - 2000, diện tích RNM ở vùng nghiên cứu bị suy giảm
nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu làm thu hẹp diện tích RNM , xáo trộn thậm chí còn
hủy diệt nơi sống của các loài thủy hải sản có giá trị là do hoạt động mở rộng diện tích
sản xuất nông nghiệp, đắp đầm NTTS. Nhưng hiện nay, chính quyền và nhân dân địa phương đã nhìn nhận tích cực hơn về vai trò của RNM nên ý thức bảo vệ rừng được nâng cao hơn, nhiều dự án trồng RNM như Dự án trồng cây chắn sóng ven biển, Dự án
phục hồi và phát triển RNM ven biển tỉnh Thái Bình đã được Hội Chữ thập Đỏ tài trợ.