* Đối với các đầm nuôi: Gia cố (tăng chiều cao) của đầm nuôi tôm tại khu vực
ven biển trong giới hạn có thể để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng bị nước biển
xâm nhập khi xảy ra các hiện tượng bão, lũ, nước biển dâng.
* Đa dạng sản xuất, cải tiến kỹ thuật và công nghệ NTTS (các loài giống có khả năng chịu mặn và hạn) phù hợp giới hạn chịu mặn, nhiệt độ của cá tra và tôm sú.
- Việc xác định vị trí nuôi phù hợp cũng có thể tránh được hiện tượng hạn hán kéo dài, mưa lũ, nước biển dâng, nồng độ muối trong ao nuôi tăng hoặc giảm quá mức.
- Cần phải phát triển công nghệ sinh học có thể tạo ra mới số loài nuôi có khả năng thích ứng tốt đổi với một số yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn). Tạo ra các
giống cá nước lợ phù hợp với tình hình nước biển dâng và BĐKH.
- Đổi mới công nghệ phát triển nuôi lồng bè, như có thiết kế bè có khả năng
chống chịu được sóng lớn, đặc biệt bảo vệ được diện tích nuôi cá tra. Xác định thời gian
phù hợp cho các đối tượng cho mỗi vùng có thể tránh được sự thay đổi của thời tiết.
* Đầu tư cơ sở hạ tầng:
- Rà soát, bổ sung nâng cấp hệ thống đê: Việc nâng cấp hệ thống đê sẽ góp
phầnđể ngăn lụt, bảo vệ vùng bờ. Hiện nay, trên địa bàn huyệncó 87,3 km đêtrong đó
còn 26,1 km đê thuộc tuyến đê biển số 7 có cao độ theo thiết kế chỉ ở từ +3,8 đến + 4,4
m và 15,5 km thuộc tuyến đê biển số 8 có cao độ theo thiết kế chỉ ở từ +2,9 đến + 4,3
m, đây là những đoạn đê còn thấp bé. Vì vậy, cần xem xét trong điều kiện BĐKH và
nước biển dâng, trồng rừng bảo vệ trước đê rộng từ 500 – 1.000m, bố trí hệ thống giao thông trong đê và hệ thống cống ngăn triều, ngăn mặn, đất lưu không để nâng cao đê khi nước biển dâng.
- Nâng cấp các công trình thủy lợi: có thể đưa nước ngọt vào khu vực đầm nuôi
nhằm đảm bảo diện tích nuôi thủy sản, đảm bảo độ mặn cần thiết cho các đầm tôm
trong tình trạng gia tăng độ mặn do nắng nóng và xâm nhập mặn.
* Trồng và bảo vệ rừng ngặp mặn, khôi phục hệ sinh thái(đặc biệt ở vùng cửa
sông, ven biển) có vai trò quan trọng trong hình thành thức ăn cho các loài thủy sản.
Giải pháp này cần kết hợp với ngành lâm nghiệp trong công tác bảo vệ và phát triển
rừng phòng hộ ven biển.
* Hỗ trợ tăng cường năng lực thích ứng và giảm thiểu thông qua mô hình quản
lý và phòng chống thiên tai có sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan.