0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Địa hình, thành tạo địa chất

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ ĐỂ PHÁT TRIỂN (Trang 64 -64 )

Dạng địa hình đồng bằng chiếm phần lớn diện tích huyện Thái Thụy. Chúng được hình thành trong quá trình tương tác các yếu tố biển và sông ngòi. Vật liệu cấu

tạo chủ yếu bao gồm bột – cát, bột – sét và sét – bột đặc trưng cho bãi triều hình thành

dấu tích các lạch triều, lòng dẫn chết sót lại. Hiện nay dạng địa hình này đang được

khai thác chính trong nông nghiệp.

Tại các khu vực sát biển, có dạng địa hình val cát cổ có nguồn gốc biển, kéo dài

song song với đường bờ biển hiện tại và phát triển không đồng đều ở hai phía cửa

sông. Bề mặt địa hình có độ cao 1 – 2m với thành phần chủ yếu là cát nhỏ, cát bột có

độ chọn lọc tốt và nghèo chất hữu cơ. Ở các lớp dưới sâu có lẫn tàn tích sinh vật biển

(mảnh vỏ sò, ốc, ngao…).

Vùng triều ở khu vực huyện có thể chia thành hai phân vùng chính: bãi triều cao

và bãi triều thấp. Khu vực bãi triều thấp có diện tích tương đối lớn, mở rộng dần về hai

phía cửa sông. Đây là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của biển, lượng phù sa từ sông ra

không lớn bằng nên ít có thực vật ngập mặn phát triển. Tại khu vực bãi triều cao, bề

mặt địa hình tương đối bằng phẳng, nghiêng thấp dần về phía biển, độ cao thay đổi

trung bình 0 – 1,5m.

Các sông chính chảy qua huyện Thái Thụy, bao gồm sông Thái Bình, sông

Diêm Hồ và sông Trà Lý thuộc hạ du của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình,

mang đặc trưng của sông vùng đồng bằng, dòng chảy được cung cấp phần lớn là lượng nước từ thượng nguồn đưa về và một phần nhỏ được cung cấp do mưa. Kèm theo lưu lượng nước là lượng phù sa rất lớn từ hệ thống sông này, trong đó ước tính ở cửa sông

Thái Bình có khoảng 20 triệu tấn bùn cát bồi tích hàng năm; ở cửa Trà Lý khoảng 15

triệu tấn/năm. Hoạt động bồi tụ ở đây diễn ra khá mạnh bởi lượng phù sa lớn được các

sông Thái Bình, sông Diêm Hộ và sông Trà Lý mang ra và chịu ảnh hưởng của thủy

triều trong điều kiện thực vật ngập mặn phát triển.

Theo kịch bản BĐKH do Bộ Tài nguyên Môi trường thực hiện năm 2011, mực

nước tăng trung bình trong giai đoạn từ năm 2020 tới 2100 khoảng 0,7 cm/năm. Như

vậy, tốc độ bồi lắng trầm tích ở các bãi bồi vùng nghiên cứu cao hơn nhiều lần so với

tốc độ nước biển dâng. Điều này thể hiện vai trò ứng phó cao của địa hình đối với nước

biển dâng. Nếu không, vùng ven biển này sẽ phải đối mặt với sự suy giảm diện tích dải

3.3.2. Đánh giá khả năng ứng phó dựa vào các đặc điểm xã hội

3.3.2.1. Con người

Con người vừa là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp do các tai biến, cũng vừa là

đối tượng có khả năng ứng phó, thông qua các quá trình điều chỉnh, tác động trở lại hệ

thống TN - XH, nhằm làm giảm thiểu những hậu quả có hại của thiên tai gây ra.

Ở những vùng có trình độ nhận thức, thu nhập của người dân cao được đánh giá

có khả năng ứng phó cao hơn các vùng khác. Ngoài ra, vùng có tỷ lệ người trong độ

tuổi lao động cao cũng góp phần tăng cường khả năng ứng phó với các điều kiện bất

lợi của thiên nhiên do họ là những người còn trẻ, có sức khỏe tốt. Đây là lực lượng

chính tham gia vào công tác hậu phương, di dân vùng bãi bồi ven biển, tham gia tìm

kiếm cứu hộ và cứu nạn. Ngược lại, người già, phụ nữ và trẻ em là các đối tượng có

khả năng ứng phó trước thiên tai thấp hơn.

Theo kết quả khảo sát, nhận thức về BĐKH của người dân trên địa bàn huyện

cho thấy, hơn 56% số hộ được hỏi chưa từng được nghe về BĐKH. Đối tượng hiểu

biết thấp về BĐKH chủ yếu tập trung vào các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Trong khi đó đối với các hộ đã được nghe thì mức độ hiểu biết về BĐKH còn thấp.

Theo kết quả khảo sát thực địa cho thấy, nhận thức của người dân về vấn đề

BĐKH, ảnh hưởng của nó đến đời sống của người dân, các biện pháp ứng phó vấn còn hạn chế. Thông tin về diễn biến của BĐKH, cũng như những tác động và ảnh hưởng

của nó chưa được đưa vào hệ thống tuyên truyền đại chúng. Người dân chủ yếu nhận

thức về BĐKH thông qua kinh nghiệm, đa số các ý kiến cho rằng các hiện tượng thời

tiết không thuận lợi đang gia tăng.

Hình 3.11. Nhận thức của người dân về BĐKH

Hình 3.12. Sự quan tâm của người dân về

Mặc dù người dân NTTS nắm rõ thông tin về triều cường, tuy nhiên họ chưa

quan tâm đến mức độ lên xuống thất thường của thủy triều cũng như khó có thể lường trước hết được những bất thường của thời tiết làm ảnh hưởng đến các hoạt động khai

thác thủy sản nuôi trồng trongđầm. Chính những nhận thức chưa đầy đủ của người dân

nên những ảnh hưởng của BĐKHkhông làm người dân lo lắng, nhiều khi dẫn tới tình

trạng chủ quan, không có những biện phòng chống kịp thời đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc mà đáng lẽ có thể phòng tránh được.

3.3.2.2. Cơ sở hạ tầng

Hiện nay, các biện pháp ứng phó trước tình hình BĐKH và thiên tai chủ yếu tập

trung vào can thiệp vật lý, giải pháp kĩ thuật công trình, cơ sở hạ tầng, cụ thể như xây

dựng và nâng cấp hệ thống đê, kè sông, kề biển, đường giao thông, mạng lưới thông tin

liên lạc... Vì vậy các công trình nhân sinh đóng vai trò quan trọng trong việc tăng

cường khả năng ứng phó trước các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Hình 3.13. Mức độ tin tưởng của người dân về cơ sở hạ tầng

* Hệ thống công trình đê, kè, cống

Trong công tác phòng chống bão, lũ, hệ thống đê biển có vai trò quan trọng

trong việc đảm bảo phát triển bền vững dải đất ven biển, có nhiệm vụ ngăn mặn, bảo

vệ tính mạng và tài sản của người dân và ngăn chặn những tác động bất lợi từ thiên tai.

Thực trạng hệ thống đê điều của huyện đã xuống cấp nghiệm trọng, đặc biệt là hệ thống cống dưới đê có những cống có chất lượng rất kém khó đảm bảo an toàn ngay cả trong khi quản lý, vận hành trong điều kiện bình thường.

* Hệ thống giao thông

Những vùng có mật độ giao thông cao và chất lượng tốt sẽ có khả năng ứng phó cao trước các yếu tố gây tổn thương và ngược lại. Giao thông không chỉ là huyết mạch

cho việc giao lưu văn hoá, kinh tế và xã hội mà còn có vai trò rất lớn trong việc ứng

phó khi bão lũ xảy ra. Các phương tiện giao thông và những tuyến đường giúp cho

việc sơ tán người, tài sản đến những địa điểm an toàn, giúp việc vận chuyển hàng tiếp

tếp và vật tư cứu trợ nhận đạo đến những người dân đang tạm thời sống ở những nơisơ tán được nhanh chóng. Mức độ ứng phó của các công trình giao thông phụ thuộc vào mật độ và chất lượng đường giao thông.

Huyện Thái Thụy có một mạng lưới giao thông rộng khắp, thuận lợi từ các vùng

dân cư đến trung tâm xã, thị trấn của huyện với các đường Quốc lộ, Tỉnh lộ, huyện lộ

tạo ra hệ thống giao thông liên hoàn. Tuy nhiên, các tuyến đường liên xã, liên thôn nhiều nơi còn là đường đất, nếu gặp thời tiết mưa bão sẽ gây khó khăn ít nhiều trong

việc đi lại. Theo khảo sát tại khu vực nghiên cứu, đa số người dân cho rằng cơ sở hạ

tầng trong xã chưa thật sự yên tâm và cần nâng cấp đặc biệt trong bối cảnh BĐKH còn diễn biến phức tạp. Đối với hệ thống đường đi lại trong khu vực NTTS theo khảo sát

tại thực địa còn cần phải đầu tư nâng cấp. Đa số tuyến đường này phải thường xuyên bồi đắp hàng năm.

3.3.3. Đánh giá tính dễ tổn thương do BĐKHở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Theo khung đánh giá tính dễ bị tổn thương (Alisson, 2009), tính dễ bị tổn thương được xác định bởi tác động của BĐKH và năng lực thích ứng của cộng đồng.

Như phân tích ở trên, BĐKH tác động đến hoạt động NTTS củangười dân các xã

ven biển huyện Thái Thụyđang ngày càng rõ rệt. Hạn hán gia tăng làm ảnh hưởng đến

năng suất cây trồng và vật nuôi. Đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ là sự bùng phát các dịch

bệnh trên đàn dê, gà (ở Xuân Đám), trên các loài cây hoa màu. BĐKH dẫn đến xảy ra mưa lớn kéo dài gây ra ngập úng thiệt hại đến nông nghiệp ở Gia Luận, Xuân Đám, làm

mất và suy giảm năng suất NTTS tại Phù Long. Bão diến biến bất thường và gây thiệt

Trong năm 2012, cơn bão số 8 (Bão Sơn Tinh) với cường độ cao, thời gian kéo dài đã gây thiệt hại lớn. Bão làm chết 1 người (tại xã Thụy Xuân), 30 người bị thương;

629 ngôi nhà bị sập đổ; 18.688 ngôi nhà bị tốc mái; 75 điểm trường, 18 trạm y tế; 9

công trình văn hóa; 30 trụ sở cơ quan; 1.200m đường giao thông và một số điểm, kè

trên tuyến đê biển số 7, số 8 bị sạt lở; 197 cột điện cao thế, hạ thế và viễn thông bị đổ

và một số công trình xây dựng bị thiệt hại nặng. Đặc biệt, trong lúc bão đổ bộ, 2 tàu

biển mỗi tàu có trọng tải khoảng 5.000 tấnđang neo đậu bị gió giật mạnh, cuốn trôi đâm chính giữa cầu Diêm Điền cũ đã làm gẫy sập hoàn toàn 3 nhịp cầu giữa. Đối với

nông nghiệp diện tích lúa mùa bị thiệt hại là 4.280 ha; cây vụ đông 30.364 ha. 4.000 ha

diện tích cây màu, cây vụ đông ưa ấm mới trồng bị đổ gẫy, dập nát và ngập lụt có nguy cơ mất trắng hoàn toàn; 1.154 ha đầm NTTS nước lợ ngập trắng nước, 175 chòi ngao bị đổ sập...

Cơn bão số 2 xảy ra vào tháng 6 năm 2013 không gây thiệt hại cho các công

trình hạ tầng cơ sở như: hệ thống đê điều, thủy lợi, giao thông, trường học, bệnh viện

(kể cả một số công trình xây dựng đang thi công dở dang như đê biển số 7 thuộc địa

phận xã Thái Thượng hay nhiều công trình dân dụng khác). Tuy nhiên, do bão số 2 đổ

bộ vào đúng thời điểm triều cường, với đỉnh triều +3,4m đã làm ngập lụt và thiệt hại hơn 70% tổng diện tích đầm nuôi trồng thủy hải sản nước lợ ngoài đê của huyện Thái

Thụy. Theo số liệu thống kê của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Thái Thụy có 750/1.000 ha đầm thủy hải sản nước lợ ngoài đê bị ngập lụt và thiệt hại, tập trung chủ

yếu ở các xã: Thụy Tân, Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Liên, Thụy Hà, Thái

Thượng, Thái Nguyên, Thái Đô và Thái Thọ.

Trong bối cảnh BĐKH, các đối tượng trồng trọt và NTTS là các đối tượng dễ bị

tổn thương hơn do BĐKH. Các ngành này có sự phụ thuộc cao vào các yếu tố thời tiết

và khí hậu. Bão, hạn hán và ngập lụt ảnh hưởng lớn nhất đến trồng trọt do hệ thống

thủy lợi hạn chế, kỹ thuật và nhận thức người dân còn thấp. Trong khi đó, bão và mưa

lớn kéo dài, xâm nhập mặn ảnh hưởng nhiều hơn đến NTTS dẫn đến vỡ bờ đầm, thiệt

hại lớn đến thu nhập của người dân.

3.4. Định hướng phát triển cho việc NTTS huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Hiện nay, vùng NTTS của huyện Thái Thụy tập trung chủ yếu ở các xã ven biển: Thái Đô, Thái Thượng, Thụy Hải, Thụy Xuân, Thụy Trường; đây là các xã sẽ

chịu ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất khi có các hiện tượng bão, lũ và các biểu hiện

của BĐKH.

Theo phân tích ở trên, việc đánh giá mức độ ảnh hưởng củaBĐKH đối với đối

tượng NTTS dựa trên các tiêu chí về khả năng ứng phó tự nhiên và khả năng ứng phó

xã hội sẽ phân được vùng chịu ảnh hưởng của BĐKH ở mực nước biển hiện tại và khi

có nước biển dâng 80cm.

* Phân vùng mức độ ảnh hưởng đến NTTS dựa trên hiện trạng hiện tại của

hệ thống tự nhiên - xã hội vkhả năng ứng phó với BĐKH

Để định hướng phát triển cho việc NTTS sẽ được xác định thông qua việc phân

vùng khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội trước các tai biến liên quan đến

BĐKH. Kết quả phân vùng mức độ ảnh hưởng đến NTTS của vùng nghiên cứu được

phân thành 3 vùng có có mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp.

Vùng I - Vùng có mức độ ảnh hưởng cao, là vùng có bãi triều thấp và vùng bar

cửa sông, vùng thuộc bãi triều cao. Vùng biển này chủ yếu là các bãi cát, bùn và mặt nước, không có công trình phòng tránh tai biến.

Vùng II - Vùng có mức độ ảnh hưởng trung bình, phân bố từ 0m nước trở về

phía đất liền, là vùng có bãi triều cao các vùng đất mới được khai hoang để NTTS, vùng đất được khai hoang sau ngày hòa bình. Vùng này có khả năng ứng phó tự nhiên

tương đối tốt, có RNM phát triển. Bên cạnh đó, có các công trình nhân sinh kiên cố như đê, kè có vai trò lớn trong việc giảm động lực của sóng.

Vùng III - Vùng có mức độ ảnh thưởng thấp, là vùng này nằm sâu trong đất

Hình 3.15. Bản đồ phân vùng mức độ ảnh hưởng đến NTTS huyện Thái Thụy (ở

thời điểm hiện tại)

* Phân vùng khả năng bị ảnh hưởng của nước biển dâng đến NTTS huyện

Thái Thụy (theo kịch bản nước biển dâng 80 cm)

Việc thành lập bản đồ phân vùng khả năng phó bị ảnh hưởng của nước biển dâng đến NTTS khi nước biển dâng 80cmđược lập dựa trên hiện trạng khả năng ứng

phó của hệ thống tự nhiên – xã hội hiện tại khi có diễn biến bất thường của thời tiết mà

xấu nhất là khi có nước biển dâng 80cm sẽ được phân thành 3 vùng từ cao đến thấp.

Vùng I - Vùng có khả năng bị ảnh hưởng cao, là phân bố ở vùng biển từ 0m đến

6m nước khi triều kiệt, là vùng có bãi triều thấp và vùng bar cửa sông, vùng thuộc bãi triều cao, các vùng đất mới được khai hoang để NTTS, vùng đất được khai hoang sau

ngày hòa bình. Vùng biển này chủ yếu là các bãi cát, bùn và mặt nước, không có công

Vùng II - Vùng có khả năng bị ảnh hưởng trung bình, phân bố từ 0m nước trở

về phía đất liền, là các xã nằm trong đê như xã Thụy Trường, Thụy Xuân, Thái Đô và

vùng của các xã nằm dọc ven đê của các sông Hóa, sông Diêm Hộ, sông Trà Lý...

Vùng này có khả năng ứng phó tự nhiên tương đối tốt, có RNM phát triển. Bên cạnh

đó, có các công trình nhân sinh kiên cố như đê, kè có vai trò lớn trong việc giảm động

lực của sóng.

Vùng III - Vùng có khả năng bị ảnh hưởng thấp, vùng này nằm sâu trong đất

liền, có địa hình cao và tập trung nhiều cơ sở hạ tầng kiên cố vì vậy có khả năng ứng

phó tốt khi có nước biển dâng.

Hình 3.16. Bản đồ phân vùng mức độ ảnh hưởng đến NTTS huyện Thái Thụy (theo

* Định hướng phát triển cho việc NTTS huyện Thái Thụy (theo kịch bản nước biển dâng 80cm)

Dựa vào việc phân vùng hiện trạng và phân vùng khả năng ứng phó của hệ

thống tự nhiên - xã hội, có thể đưa ra được hướng phát triển cho việc NTTS đảm bảo

an toàn nhất khi xảy ra các hiện tượng bất thường của thời tiết.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ ĐỂ PHÁT TRIỂN (Trang 64 -64 )

×