Đánh giá tính dễ tổn thương do BĐK Hở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản huyện thái thụy, tỉnh thái bình và đề xuất các giải pháp ứng phó để phát triển (Trang 68)

Theo khung đánh giá tính dễ bị tổn thương (Alisson, 2009), tính dễ bị tổn thương được xác định bởi tác động của BĐKH và năng lực thích ứng của cộng đồng.

Như phân tích ở trên, BĐKH tác động đến hoạt động NTTS củangười dân các xã

ven biển huyện Thái Thụyđang ngày càng rõ rệt. Hạn hán gia tăng làm ảnh hưởng đến

năng suất cây trồng và vật nuôi. Đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ là sự bùng phát các dịch

bệnh trên đàn dê, gà (ở Xuân Đám), trên các loài cây hoa màu. BĐKH dẫn đến xảy ra mưa lớn kéo dài gây ra ngập úng thiệt hại đến nông nghiệp ở Gia Luận, Xuân Đám, làm

mất và suy giảm năng suất NTTS tại Phù Long. Bão diến biến bất thường và gây thiệt

Trong năm 2012, cơn bão số 8 (Bão Sơn Tinh) với cường độ cao, thời gian kéo dài đã gây thiệt hại lớn. Bão làm chết 1 người (tại xã Thụy Xuân), 30 người bị thương;

629 ngôi nhà bị sập đổ; 18.688 ngôi nhà bị tốc mái; 75 điểm trường, 18 trạm y tế; 9

công trình văn hóa; 30 trụ sở cơ quan; 1.200m đường giao thông và một số điểm, kè

trên tuyến đê biển số 7, số 8 bị sạt lở; 197 cột điện cao thế, hạ thế và viễn thông bị đổ

và một số công trình xây dựng bị thiệt hại nặng. Đặc biệt, trong lúc bão đổ bộ, 2 tàu

biển mỗi tàu có trọng tải khoảng 5.000 tấnđang neo đậu bị gió giật mạnh, cuốn trôi đâm chính giữa cầu Diêm Điền cũ đã làm gẫy sập hoàn toàn 3 nhịp cầu giữa. Đối với

nông nghiệp diện tích lúa mùa bị thiệt hại là 4.280 ha; cây vụ đông 30.364 ha. 4.000 ha

diện tích cây màu, cây vụ đông ưa ấm mới trồng bị đổ gẫy, dập nát và ngập lụt có nguy cơ mất trắng hoàn toàn; 1.154 ha đầm NTTS nước lợ ngập trắng nước, 175 chòi ngao bị đổ sập...

Cơn bão số 2 xảy ra vào tháng 6 năm 2013 không gây thiệt hại cho các công

trình hạ tầng cơ sở như: hệ thống đê điều, thủy lợi, giao thông, trường học, bệnh viện

(kể cả một số công trình xây dựng đang thi công dở dang như đê biển số 7 thuộc địa

phận xã Thái Thượng hay nhiều công trình dân dụng khác). Tuy nhiên, do bão số 2 đổ

bộ vào đúng thời điểm triều cường, với đỉnh triều +3,4m đã làm ngập lụt và thiệt hại hơn 70% tổng diện tích đầm nuôi trồng thủy hải sản nước lợ ngoài đê của huyện Thái

Thụy. Theo số liệu thống kê của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Thái Thụy có 750/1.000 ha đầm thủy hải sản nước lợ ngoài đê bị ngập lụt và thiệt hại, tập trung chủ

yếu ở các xã: Thụy Tân, Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Liên, Thụy Hà, Thái

Thượng, Thái Nguyên, Thái Đô và Thái Thọ.

Trong bối cảnh BĐKH, các đối tượng trồng trọt và NTTS là các đối tượng dễ bị

tổn thương hơn do BĐKH. Các ngành này có sự phụ thuộc cao vào các yếu tố thời tiết

và khí hậu. Bão, hạn hán và ngập lụt ảnh hưởng lớn nhất đến trồng trọt do hệ thống

thủy lợi hạn chế, kỹ thuật và nhận thức người dân còn thấp. Trong khi đó, bão và mưa

lớn kéo dài, xâm nhập mặn ảnh hưởng nhiều hơn đến NTTS dẫn đến vỡ bờ đầm, thiệt

hại lớn đến thu nhập của người dân.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản huyện thái thụy, tỉnh thái bình và đề xuất các giải pháp ứng phó để phát triển (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)