Hiện nay, vùng NTTS của huyện Thái Thụy tập trung chủ yếu ở các xã ven biển: Thái Đô, Thái Thượng, Thụy Hải, Thụy Xuân, Thụy Trường; đây là các xã sẽ
chịu ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất khi có các hiện tượng bão, lũ và các biểu hiện
của BĐKH.
Theo phân tích ở trên, việc đánh giá mức độ ảnh hưởng củaBĐKH đối với đối
tượng NTTS dựa trên các tiêu chí về khả năng ứng phó tự nhiên và khả năng ứng phó
xã hội sẽ phân được vùng chịu ảnh hưởng của BĐKH ở mực nước biển hiện tại và khi
có nước biển dâng 80cm.
* Phân vùng mức độ ảnh hưởng đến NTTS dựa trên hiện trạng hiện tại của
hệ thống tự nhiên - xã hội về khả năng ứng phó với BĐKH
Để định hướng phát triển cho việc NTTS sẽ được xác định thông qua việc phân
vùng khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội trước các tai biến liên quan đến
BĐKH. Kết quả phân vùng mức độ ảnh hưởng đến NTTS của vùng nghiên cứu được
phân thành 3 vùng có có mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp.
Vùng I - Vùng có mức độ ảnh hưởng cao, là vùng có bãi triều thấp và vùng bar
cửa sông, vùng thuộc bãi triều cao. Vùng biển này chủ yếu là các bãi cát, bùn và mặt nước, không có công trình phòng tránh tai biến.
Vùng II - Vùng có mức độ ảnh hưởng trung bình, phân bố từ 0m nước trở về
phía đất liền, là vùng có bãi triều cao các vùng đất mới được khai hoang để NTTS, vùng đất được khai hoang sau ngày hòa bình. Vùng này có khả năng ứng phó tự nhiên
tương đối tốt, có RNM phát triển. Bên cạnh đó, có các công trình nhân sinh kiên cố như đê, kè có vai trò lớn trong việc giảm động lực của sóng.
Vùng III - Vùng có mức độ ảnh thưởng thấp, là vùng này nằm sâu trong đất
Hình 3.15. Bản đồ phân vùng mức độ ảnh hưởng đến NTTS huyện Thái Thụy (ở
thời điểm hiện tại)
* Phân vùng khả năng bị ảnh hưởng của nước biển dâng đến NTTS huyện
Thái Thụy (theo kịch bản nước biển dâng 80 cm)
Việc thành lập bản đồ phân vùng khả năng phó bị ảnh hưởng của nước biển dâng đến NTTS khi nước biển dâng 80cmđược lập dựa trên hiện trạng khả năng ứng
phó của hệ thống tự nhiên – xã hội hiện tại khi có diễn biến bất thường của thời tiết mà
xấu nhất là khi có nước biển dâng 80cm sẽ được phân thành 3 vùng từ cao đến thấp.
Vùng I - Vùng có khả năng bị ảnh hưởng cao, là phân bố ở vùng biển từ 0m đến
6m nước khi triều kiệt, là vùng có bãi triều thấp và vùng bar cửa sông, vùng thuộc bãi triều cao, các vùng đất mới được khai hoang để NTTS, vùng đất được khai hoang sau
ngày hòa bình. Vùng biển này chủ yếu là các bãi cát, bùn và mặt nước, không có công
Vùng II - Vùng có khả năng bị ảnh hưởng trung bình, phân bố từ 0m nước trở
về phía đất liền, là các xã nằm trong đê như xã Thụy Trường, Thụy Xuân, Thái Đô và
vùng của các xã nằm dọc ven đê của các sông Hóa, sông Diêm Hộ, sông Trà Lý...
Vùng này có khả năng ứng phó tự nhiên tương đối tốt, có RNM phát triển. Bên cạnh
đó, có các công trình nhân sinh kiên cố như đê, kè có vai trò lớn trong việc giảm động
lực của sóng.
Vùng III - Vùng có khả năng bị ảnh hưởng thấp, vùng này nằm sâu trong đất
liền, có địa hình cao và tập trung nhiều cơ sở hạ tầng kiên cố vì vậy có khả năng ứng
phó tốt khi có nước biển dâng.
Hình 3.16. Bản đồ phân vùng mức độ ảnh hưởng đến NTTS huyện Thái Thụy (theo
* Định hướng phát triển cho việc NTTS huyện Thái Thụy (theo kịch bản nước biển dâng 80cm)
Dựa vào việc phân vùng hiện trạng và phân vùng khả năng ứng phó của hệ
thống tự nhiên - xã hội, có thể đưa ra được hướng phát triển cho việc NTTS đảm bảo
an toàn nhất khi xảy ra các hiện tượng bất thường của thời tiết.
Vùng NTTS sẽ được quy hoạch lại, là những nơi nằm vùng được đảm bảo có
khả năng ứng phó với BĐKH (vùng II hoặc vùng III) nhưng cũng phải là những nơi có điều kiện thuận lợi, thích hợp cho việc NTTS, thích hợp với các điều kiện nuôi trồng, có môi trường thích hợp cho việc sinh sống và phát triển của các loại thủy sản. Với hai điều kiện trên, vùng NTTS mới sẽ được quy hoạch vào vùng II.
Hình 3.17. Bản đồ định hướng NTTS huyện Thái Thụy (theo kịch