Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Thái Thụy năm 2012 ước đạt 3.209,7 tỷ đồng, tăng 8,95% so với năm 2011; trong đó:
- Giá trị Nông, Lâm, Ngư nghiệp ước đạt 1.176,7 tỷ đồng,tăng 6,21%.
- Giá trị sản xuất xông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản ước đạt
1.103 tỷ đồng, tăng 8,56%.
- Giá trị Thương mại, Dịch vụ ước đạt 930 tỷ đồng, tăng 13,4%.
Trong đó cơ cấu kinh tế: Nông, Lâm, Ngư nghiệp chiếm 36,68%; Công nghiệp,
Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản chiếm 34,36%; Thương mại, Dịch vụ chiếm
28,96%.
Bảng 3.1. So sánh một số chỉ tiêu kinh tể của huyện Thái Thụy với tỉnh Thái Bình
năm 2005
Chỉ tiêu Đơn vị Huyện Thái Thụy Toàn tỉnh Thái Bình Thái Thụy so với tỉnh (%) 1. Diện tích Km2 256,66 1.647,7 15,57 2. Dân số Nghìn người 268 1.850 14,48 3. Mật độ dân số Người/km2 1045 1199 87,15
4. Tổng Giá trị sản xuất (so
sánh 1994) Tỷ đồng 1.952,7 11554 16,9
- Nông lâm ngư nghiệp 1.002,7 5.326,2 18,825
- Công nghiệp – xây dựng 450 3.952,4 13,66
- Dịch vụ 500 3.479,2 14,37
5. Tăng trưởng kinh tế giai
đoạn 2001 – 2005 % 12,04 10,1 119,2
6. GDP/người Triệu đồng 6,9 5,74 120,2
7. GTSX/người 7,3 6,25 168
8. Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 0,4 344,33
* Sản xuất Nông, Lâm, Ngư nghiệp:
- Về trồng trọt: Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện năm 2000 đạt 1.106 tỷ đồng, bình quân tăng 12,04%/năm.
Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực, so với năm 2000 tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp giảm từ 52,73% xuống còn 46,88%; công nghiệp – xây dựng tăng từ
23,05% lên 27,77%; dịch vụ - thương mại tăng từ 24,22% lên 25,34%.
Mặc dù diện tích huyện chỉ chiếm 15,1% so với diện tích của toàn tỉnhl dân số
huyện bằng 14,75% dân số của tỉnh, nhưng đóng góp tới 16,9% tổng giá trị sản xuất
của tỉnh. Trong giai đoạn 2001 – 2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện cao hơn
mức bình quân của tỉnh và GDP bình quân đầu người của huyện bằng 1,15 lần bình
quân của tỉnh.
Thời gian qua cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến
bộ, tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng của
ngành nông lâm thủy sản. Tuy nhiên, trong thời gian tới huyện cần phát triển mạnh các
ngành phi nông nghiệp, nhất là khu vực dịch vụ, du lịch là những ngành mà huyện có
tiềm năng phát triển mạnh hơn.
* Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Những năm gần đây, sản xuất CN – TTCN của huyện đã có bước phát triển khá.
Tổng giá trị sản xuất CN – TTCN trên địa bàn huyện năm 2005 đạt 230 tỷ đồng, chiếm 25% trong cơ cấu kinh tế toàn huyện. Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001 –
2005 đạt 20,5.
Sự thu hút các doanh nghiệp vào huyện có khởi sắc với 2 cơ sở chế biến rau quả
xuất khẩu, 1 nhà máy chế biến bột cá, 4 cơ sở gạch tuylen. Các mặt hàng thủ công mỹ
nghệ mây tre đan, cói, thuê, chế biến gỗ, cơ khí, may đo, móc sợi tăng đáng kể; đặc
biệt các sản phẩm chế biến rau quả và thủy sản xuất khẩu phục vụ tích cực có hiệu quả
cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Trên địa bàn huyện có 1 khu kinh tế chủ yếu sản xuất chế biến thủy sản tại Thị
trấn Diêm Điền, 1 cụm công nghiệp Thụy Hà, các điểm công nghiệp Thái Thọ, UBND
xã Thụy Quỳnh và đang triển khai quy hoạch điểm công nghiệp tại các xã Thụy Liên,
Thụy Bình và Thụy Hải.
Giá trị sản xuất CN – TTCN của huyện tăng trưởng khá đều, đạt và vượt tốc độ
tăng trưởng so với huyện đề ra, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Các ngành sản xuất đã thể hiện thế mạnh như chế biến thủy sản, chế
phẩm. Sản xuất CN – TTCN phát triển khá nhanh cả về số lượng, quy mô, mô hình,
trình độ công nghệ và hiệu quả sản xuất kinh doanh, bước đầu đã củng cố và phát triển
làng nghề, ngành nghề truyền thống, làm tăng nhanh số lượng người lao động có việc
làm, góp phần ổn dịnh đời sống, trật tự an ninh xã hội, đồng thời làm tăng đáng kể thu
ngân sách địa phương.
* Ngành dịch vụ
Ngành thương mại – dịch vụ phát triển đa dạng, nhất là lĩnh vực vận tải biển năng lực vận tải biển của huyện đạt trên 120 ngàn tấ, là huyện có đội tàu vận tải biến lớn nhất so với các huyện trong toàn quốc.
Tổng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ trên địa bàn huyện năm 2005 đạt 500 tỷ đồng, chiếm 13 – 14% toàn tỉnh, tăng gấp 1,88 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1996 – 2005 là 11,7%, trong đó thời kỳ 1996 – 2000 tăng 9,9%/năm, thời kỳ 2001 – 2005 tăng 13,5%.
* Ngành nông lâm ngư nghiệp và sản phẩm chủ lực
Sản xuất nông nghiệp từ năm 2000 – 2005 phát triển khá toàn diện cả về trồng
trọt, chăn nuôi và kinh tế biển; Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt, số cánh đồng đạt giá trị sản
xuất 50 triệu đồng/ha/năm trở lên ngày càng tăng, tổng giá trị sản xuất tăng từ 662 tỷ đồng năm 2000 lên 1.002,7 tỷ năm 2005.
Biển là lợi thế của huyện nên ngành thủy sản đã được quan tâm và phát triển
mạnh kể cả diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị xuất khẩu, là ngành kinh tế mũi
nhọn của huyện.
Kinh tế biển và thủy sản nước ngọt được đầu tư lớn, hình thành các vùng sản
xuất tập trung có tính đột phá tạo sức tăng trưởng nhanh, tổng giá trị sản xuất năm 2005 đạt 362 tỷ đồng, giá trị tăng trưởng bình quân năm là 16,2%.