- Dựa vào bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000, bản đồ tỷ lệ 1/100.000và bản đồ hiện
trạng sử dụng đất của khu vực để xác định vị trí điều tra ngoài thực địa.
- Ghi nhận kỹ lưỡng những đặc trưng của địa điểm nghiên cứu.
- Chụp ảnh: Trong quá trình điều tra khảo sát thực địa, sử dụng máy ảnh để ghi
lại hình ảnh của các loài được nuôi trồng ở địa phương, các bãi nuôi trồng…
Các thông tin sẽ được thu thập thông quan phỏng vấn nhóm tập trung, bằng
bảng hỏi và phong vấn cá nhân.
- Phỏng vấn nhóm tập trung: Phương pháp phỏng vấn nhóm được sử dụng
hiệu quả trong việc thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động sinh kế như hoạt động nhóm, kinh nghiệm về các hiện tượng thời tiết cực đoan trong quá khứ. Trong
mỗi cuộc phỏng vấn có khoảng 10 – 15 người dân. Ưu điểm của phương pháp này là
có thể đối chứng các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn sâu cá nhân.
- Điều tra hộ gia đình: Thực hiện phương pháp điều tra hộ gia đình nhằm tìm hiểu các thông tin liên quan đến hộ như kinh tế hộ, nguồn thu nhập và ngành nghề
chính…
- Phỏng vấn sâu cá nhân: Phương pháp này được sử dụng nhằm khai thác
thông tin từ các chuyên gia địa phương, người có kinh nghiệm trong nghề lâu năm.
Phỏng vấn sâu cá nhân cho phép thu được các thông tin có độ chính xác cao và chuyên
sâu trong lĩnh vực nghiên cứu. Đồng thời bổ sung được các số liệu và đối chứng số liệu
lý thuyết và thực tế tại địa phương.
2.2.3. Phương pháp Viễn thám, hệ thống thông tin địa lý.
Phương pháp kế thừa: Dựa trên các công trình nghiên cứu khoa học đã được
công bố, đề tài đã tiến hành điều tra thực địa, tiến hành thống kê, kiểm tra lại các thông
tin có liên quan một cách chính xác trên cơ sở các công trình nghiên cứu khoa học
trướcđó từ đó xác định giá trị thông tin kế thừa.
Phương pháp khảo sát điều tra thực địa
Phương pháp xử lý thông tin viễn thám – GIS
Phần mềm được sử dụng để thiết lập các lớp thông tin là phần mềm Mapinfo 11.0 được hỗ trợ và liên kết với các tính năng của Windows 7. Các lớp thông tin được
xử lý như là các dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, trong một bộ cơ sở dữ liệu
của GIS. Về quy trình thành lập bản đồ, vận dụng quy trình Kycheler (1967) với những bước như sau:
- Bước 1: Thu thập các tư liệu đã công bố liên quan khu vực nghiên cứu về địa
hình, khí hậu, thủy văn, thực vật… dựa vào các điều kiện tự nhiên trong vùng, kết hợp
với việc giải đoán ảnh vệ tinh, tiến hành định loại và phân tích bước đầu các kịch bản
BĐKH cho vùng NTTS. Xây dựng khóa giải đoán sơ bộ và bản đồ phân tích vùng
khóa.
- Bước 2: Tiến hành thực địa khảo sát vùng nghiên cứu, lập tuyến khảo sát,
nhập số liệu về đặc điểm, hiện trạng, các khả năng mực nước biển có thể dâng lên, hiệu
chỉnh ranh giới của đối tượng trên ảnh viễn thám, lập khóa giải đoán.
- Bước 3: Hiệu chỉnh khóa giải đoán, kết hợp tư liệu thu nhập trước và trong
quá trình thực địa để thành lập bản đồ về các kịch bản của nước biển dâng, hiện trạng
khai thác sử dụng của ngành NTTS và bản đồ về định hướng sử dụng bền vững cho
ngành trên ảnh vệ tinh. Đồng thời số hóa các lớp thông tin về giao thông, thủy văn, địa
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giáđặc điểm tự nhiên, KT-XH huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình