- Hướng dẫn và hỗ trợ các quốc gia thành viên thực thi các Hiệp định quốc tế, trợ giúp các quốc gia xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật
1.3.2 Hợp tác quốc tế liên khu vực
Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM)
ASEM được thành lập tháng 3-1996, với 26 thành viên sáng lập, gồm: 10 nước châu Á (Brunây, Hàn Quốc, Inđônêxia, Malaixia, Nhật Bản, Philippin, Thái Lan, Trung Quốc, Singapo, Việt Nam), 15 nước thành viên Liên minh Châu Âu (Ailen, Anh, Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Italia, Lúcxămbua, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển) và ủy ban Châu Âu (EC). Hơn 10 năm qua, ASEM đã đạt được những thành
31
tựu chung là thúc đẩy hòa bình, ổn định, có sức mạnh như một thực thể thúc đẩy đối thoại đa phương và xác lập được vai trò nền tảng cho hoạch định chính sách giữa hai châu lục.
Sau sự kiện 11/9, thế giới đã phải đối diện với những thách thức mới của quá trình toàn cầu hoá, của nạn khủng bố có nguy cơ ngày một lan rộng, của tội phạm xuyên quốc gia, ma tuý và rửa tiền, do vậy các nhà lãnh đạo ASEM đã dành nhiều ưu tiên hơn cho việc bàn thảo và đưa ra các biện pháp ngăn chặn cung cấp tài chính cho các tổ chức khủng bố, tăng cường đối thoại và hợp tác Á-Âu ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, góp phần thúc đẩy giải quyết các vấn đề khu vực như vấn đề Trung Đông, cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, vấn đề tái thiết I-rắc, Áp-ga-ni-xtan...
Trong những năm qua, Việt Nam được ghi nhận là thành viên tích cực của diễn đàn liên khu vực ASEM. Việt Nam cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai công ước LHQ về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và các Nghị định thư, công ước LHQ về chống tham nhũng và chống các chất gây nghiện bất hợp pháp, góp phần tăng cường hợp tác giữa hai châu lục với mục tiêu duy trì hoà bình, ổn đinh và hợp tác để phát triển thế giới