Về phương diện xã hội: Hậu quả về xã hội của tội phạm xuyên quốc gia gây nên cho mỗi quốc gia là vô cùng to lớn Buôn bán ma túy, buôn bán

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia (Trang 28)

gia gây nên cho mỗi quốc gia là vô cùng to lớn. Buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ trẻ em kéo theo hàng loạt các tai, tệ nạn xã hội và nhiều thế hệ người dân phải gánh chịu, trực tiếp và gián tiếp gây nên các vấn đề xã hội như lây nhiễm HIV, bệnh xã hội … các chất hướng thần dẫn đến những hành vi không tự chủ của người lạm dụng ma túy làm gia tăng các tệ nạn xã hội khác như trộm cắp, cướp giật, hiếp dâm … gây nguy hiểm đặc biệt cho xã hội.

Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia được ví như căn bệnh ung thư có khả năng lan rộng với tốc độ chóng mặt. Nó chính là nhân tố phá hủy nền dân chủ, thiêu rụi nền kinh tế thị trường, lũng đoạn tài chính và chính phủ. Chính vì thế nó là mối đe dọa mang tính toàn cầu và đòi hỏi các quốc gia phải sát cánh bên nhau đấu tranh chống mối nguy cơ được tổ chức Liên Hợp quốc đánh giá là “một trong những thách thức lớn nhất của thế kỷ 21”[21]

.

1.3 Khuôn khổ hợp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia

Đối phó với vấn đề tội phạm xuyên quốc gia, các quốc gia đã thể hiện thiện chí của mình để đứng chung trên một chiến tuyến và tuyên chiến với

25

vấn nạn toàn cầu này. Đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia đã trở nên một trong những ưu tiên hàng đầu, các quốc gia, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể đã hợp tác với các quốc gia khác trên cơ sở trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm đấu tranh chống tội phạm, chia sẻ thông tin tội phạm và thông tin tình báo, phối hợp hành động chung …, qua đó từng bước xây dựng nên những cơ chế, khuôn khổ hợp tác từ song phương đến đa phương mang tính khu vực và quốc tế:

1.3.1 Hợp tác quốc tế ở phạm vi toàn cầu

Cơ quan kiểm soát ma túy và tội phạm của Liên Hợp quốc (UNODC)

UNODC là cơ quan của Liên Hợp quốc đi đầu trong lĩnh vực đấu tranh chống ma túy và tội phạm quốc tế. Được thành lập năm 1997 trên cơ sở sáp nhập giữa Chương trình kiểm soát ma túy của Liên Hợp quốc và Trung tâm chống tội phạm quốc tế của Liên Hợp quốc. UNODC hoạt động thông qua hệ thống các văn phòng liên lạc đặt tại nhiều quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Trong Tuyên bố thiên niên kỷ, các quốc gia thành viên đã cam kết hết

sức nỗ lực đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia dưới mọi hinh thức và cũng cam kết giải quyết có hiệu quả vấn đề ma túy trên toàn thế giới cũng như chống khủng bố quốc tế. Ba trụ cột chính trong Chương trình hành động của UNODC bao gồm:

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia (Trang 28)