Hoàn thiện nội luật

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia (Trang 79)

- Hiệp hội Cảnh sát các quốc gia Đông Na mÁ (ASEANAPOL): Nhận

3.1.1Hoàn thiện nội luật

Như chúng ta đã biết trước sức ép hội nhập quốc tế, đặc biệt trước những yêu cầu về hoàn thiện các thể chế khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, trong những năm gần đây, Quốc hội Việt Nam đã phải chủ trì xây dựng rất nhiều bộ luật, chỉ trong hai năm 2006, 2007, Quốc hội đã phê chuẩn và ban hành trên 20 bộ luật[31]

điều chỉnh nhiều lĩnh vực hoạt động từ kinh tế, khoa học công nghệ đến các hoạt động văn hóa xã hội. Tuy nhiên có một thực trạng là nhiều bộ luật đã được ban hành nhưng lại không đi vào thực tế cuộc sống, thậm chí chưa có hiệu lực đã trở nên lạc hậu. Luật chưa thực sự là một công cụ pháp lý hữu hiệu điều chỉnh các quan hệ pháp luật có liên quan.

Liên quan đến công tác phòng chống tội phạm, đặc biệt là đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, Bộ luật Hình sự năm 1999 (BLHS) đã góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa, đấu tranh chống các loại tội phạm và nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, chủ động tham gia phòng ngừa và chống tội phạm của nhân dân. Tuy nhiên, qua thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự trong gần 10 năm qua cho thấy Luật hình sự đang bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu và rộng như trong thời điểm hiện nay đó là thiếu các điều luật và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn để điều chỉnh các loại tội phạm xuyên quốc gia. Ví dụ như, muốn làm rõ một cơ sở sản xuất hàng kém chất lượng, hoặc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, thì cơ quan pháp luật phải chứng minh được hàng kém chất lượng đó, hoặc hàng giả gây hậu quả nghiêm trọng như thế nào. Mà chưa có nạn nhân nào bị hậu quả nghiêm trọng thì chưa cấu thành tội phạm.

76

Hay như đối với tội phạm công nghệ cao, trong khi chúng ta quy định, nếu xâm nhập vào mạng của các tổ chức cá nhân, phải gây hậu quả nghiêm trọng mới thành tội, thì nhiều nước quy định chỉ cần xâm nhập vào mạng của các cơ quan an ninh, tình báo, chính phủ, ngân hàng… mà chưa cần gây hậu quả gì cũng đã bị phạm tội. Tương tự như vậy, với tội phạm rửa tiền, nhiều nước có quy định rất chặt chẽ. Ví dụ nếu như một người có một số tiền lớn gửi vào ngân hàng, người đó phải chứng minh được tính hợp pháp của số tiền ấy. Còn chúng ta thì làm ngược lại. Nếu nghi ngờ tiền đó là tiền mà tội phạm đang rửa, thì buộc ta phải chứng minh tính bất hợp pháp của số tiền đó. Mà đường đi của đồng tiền từ nước ngoài vào, kiểm soát được nguồn gốc là chuyện không tưởng.

Đó chỉ là một vài ví dụ, nhưng cho thấy, việc nghiên cứu hệ thống luật pháp liên quan đến phòng chống tội phạm, sửa lại cho hợp với các điều ước quốc tế là vô cùng quan trọng, để có thể tổ chức phòng chống tội phạm quốc tế hiệu quả trong quá trình hội nhập.

Trước sự phát triển gia tăng của nhiều loại tội phạm, các cơ quan chức năng cần phải xây dựng thêm các Bộ luật chuyên ngành để đảm bảo cho pháp luật được thực thi trên thực tế và có tính răn đe, phòng ngừa cao.Việc thiếu các điều luật cụ thể trong luật khung và thiếu các Bộ luật chuyên ngành dẫn đến sự lúng túng và phối hợp kém hiệu quả giữa các cơ quan chức năng với những tình huống “muôn hình vạn trạng” của tội phạm xuyên quốc gia trong thực tế đời sống.

Ngoài những bất cập về thiếu luật điều chỉnh, chúng ta cũng cần cân nhắc việc có nên duy trì hình phạt tử hình ở trong Bộ Luật hình sự hay không. Chúng ta đang đứng trước các yêu cầu về hội nhập trong đó có hội nhập về pháp luật với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sẽ có việc thi hành án bản án và quyết định của toà án của quốc gia này tại quốc gia khác, nếu hai

77

quốc gia đó đã ký Hiệp định Tương trợ tư pháp. Đối với một số tội phạm phạm tội ở nước ta bỏ trốn ra nước ngoài, thì sẽ được tương trợ tư pháp nếu như nước đó đã ký với ta Hiệp định trên. Còn với những nước không ký Hiệp định với ta thì điều đó còn tuỳ thuộc ở họ. Vì theo nguyên tắc, người nào phạm tội ở đâu thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự của nước đó. Có những trường hợp mà người ta biết được pháp luật của ta xử lý nặng hơn (pháp luật của họ), thì nước đó sẽ không dẫn độ tội phạm vì nguyên tắc nhân đạo. Nếu chúng ta bãi bỏ án tử hình hoặc giảm thiểu các tội danh có áp dụng hình phạt tử hình, thì chắc rằng sẽ có rất nhiều tội phạm lẩn trốn ở các nước ngoài sẽ bị dẫn giải về Việt Nam, càng thể hiện được sự nhân đạo trong pháp luật của ta.

Tóm lại, Việt Nam đang diễn ra quá trình, trong đó xây dựng nhà nước

pháp quyền và xã hội dân sự, xây dựng kinh tế thị trường cùng với hội nhập quốc tế đồng hành với nhau. Nếu kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở chiều này thúc đẩy sự phát triển, thì ở chiều kia, có thể tác động làm biến dạng cả hệ thống thể chế chính trị, văn hoá và luật pháp chính thống. Đó là mâu thuẫn trong phát triển, mà để giải quyết, không thể không tiếp tục đổi mới trên nền tảng của một tư duy mới.

Trên lĩnh vực pháp lý, tư duy mới đòi hỏi phải nhận thức chính xác hơn vị trí của pháp luật trong đời sống xã hội, trong quan hệ với các quy phạm xã hội. Pháp luật phải hội tụ được những thuộc tính hiện đại, đồng thời, phải có được khả năng giao hoà, tương tác đồng thuận với các quy phạm xã hội, tác động cùng định hướng đến một trật tự xã hội của thời kỳ mới. Pháp luật như thế phải có tính "mở" và tính “dự báo” cao:

Nghị quyết 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị (khoá IX) về

“Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” đã nêu rõ trong cơ cấu của hệ thống pháp

78

luật Việt Nam có một bộ phận mới - bộ phận pháp luật phục vụ cho hội nhập quốc tế. Đồng thời, Nghị quyết cũng đề ra chủ trương “nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập quán, thông lệ quốc tế) và quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần bổ sung và hoàn thiện pháp luật”.[1;3]

Việc ký kết và tham gia các điều ước quốc tế phải được thực hiện đồng thời với việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, xác định rõ quy trình, cơ chế “nội luật hoá” như Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá IX) chủ trương. Thực tế hiện nay cho thấy, để thực hiện tốt "nội luật hoá" cần phải có sự phối hợp và kết nối trách nhiệm giữa cơ quan có thẩm quyền ký kết, gia nhập, phê chuẩn điều ước quốc tế với cơ quan có trách nhiệm "nội luật hoá". Mặt khác, cần thực hiện triệt để quy định tại

Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (Luật số 41/2005/QH11 ngày 14/6/2005) về việc áp dụng trực tiếp một phần hay toàn bộ các điều khoản của điều ước mà Việt Nam là thành viên trong trường hợp các điều khoản này đã được nêu chi tiết và rõ ràng cho việc thực hiện.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO, cùng với việc Liên Hợp quốc ban hành nhiều công ước quốc tế có liên quan đến việc điều chỉnh những hành vi phạm tội xuyên quốc gia, thì các quy định của BLHS Việt Nam phải sửa đổi cho phù hợp theo hướng tăng cường hơn tính minh bạch, rõ ràng trong các quy định pháp luật; tăng tính dân chủ; mặt khác, cần phải “luật hóa” các quy định của pháp luật quốc tế vào pháp luật Việt Nam, đưa các quy định xử lý hình sự vào các đạo luật chuyên ngành về kinh tế, môi trường và khoa học công nghệ nhằm kịp thời hình sự hóa những hành vi vi phạm mới phát sinh. Bởi đây là những lĩnh vực thay đổi rất nhanh, cần có quy định hình sự hóa trong luật chuyên ngành bởi việc cập nhật Bộ Luật Hình đòi hỏi phải tuân thủ những quy tắt vô cùng khó khăn.

79

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia (Trang 79)