Dự báo tội phạm xuyên quốc gia ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia (Trang 68)

- Hiệp hội Cảnh sát các quốc gia Đông Na mÁ (ASEANAPOL): Nhận

2.2.2Dự báo tội phạm xuyên quốc gia ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

nhập

So với một số nước trên thế giới và khu vực Đông Nam Á (ở Mỹ khoảng 5.664 vụ, Pháp 5.619 vụ, Nhật Bản 1.307, Cộng hoà Liên bang Đức 4.336, Thái Lan 215, Xingapo 1.766, Malaixia 366, Úc 6.168 vụ... /100.000 dân) thì tình hình tội phạm ở nước ta trong thời gian qua không quá cao, khoảng 100 - 150 vụ/100.000 dân, nếu kể cả tội phạm ẩn cũng chỉ vào khoảng 160 - 165 vụ/ 100.000 dân. Tuy nhiên, số vụ tội phạm xuyên quốc gia lại đang có chiều hướng gia tăng chiếm đến 1/3 trên tổng số vụ phạm tội.

65

Bình quân mỗi năm ở nước ta xảy ra trên 80.00 vụ phạm tội các loại, trong đó có trên 60.000 vụ phạm tội xâm phạm TTATXH, khoảng 2.000 vụ xâm phạm sở hữu kinh tế, trên 10.000 vụ phạm tội kinh tế khác ( buôn lậu, gian lận thương mại) và khoảng 10.000 vụ phạm tội về ma tuý. Trung bình mỗi ngày phát hiện điều tra xử lý gần 300 vụ phạm tội các loại. [3;71]

Tuy nhiên, con số này chưa phản ánh đúng thực tế tình hình tội phạm ở Việt Nam do chúng ta còn nhiều hạn chế về khuôn khổ pháp lý chưa đầy đủ, công tác thống kê, phân tích còn thực hiện thủ công và hồ sơ cơ bản chưa được chú trọng cập nhật một cách đầy đủ.

Quá trình toàn cầu hoá và toàn cầu hoá tội phạm nói chung, những mặt trái của hội nhập và gia nhập WTO nói riêng đã làm xuất hiện nhiều loại tội phạm xuyên quốc gia mới như khủng bố, tội phạm kinh tế quốc tế, tiền giả quốc tế, lừa đảo quốc tế, tội phạm máy tính, cướp biển,v.v.đã và đang đe doạ nghiêm trọng tới sự ổn định của thế giới, khu vực và Việt Nam như Văn kiện Đại hội X đã khẳng định “các tội phạm xuyên quốc gia có chiều hướng phát

triển”.[13;4]

Tình hình kinh tế - xã hội của đất nước ta từ nay đến năm 2020 sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng một cách tích cực cũng như tiêu cực đến diễn biến tình hình tội phạm. Qua thực tiễn diễn biến tình hình tội phạm của nước ta trong những năm gần đây và thực tiễn tình hình tội phạm ở một số nước trên thế giới, có thể nhận thấy trong thời gian tới đến năm 2020 sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức sau đây:

Tội phạm xâm phạm trật tự xã hội

Tình trạng tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng như cướp có sử dụng vũ khí trên tuyến giao thông có

66

nhiều xe chở hàng, chở thương nhân ở các vùng gần biên giới có hoạt động buôn bán chính và tiểu ngạch.

Với đà gia tăng của xe du lịch loại trộm cắp, tiêu thụ đánh cắp xe du lịch xuyên quốc gia sẽ xuất hiện. Việt Nam có khả năng sẽ trở thành thị trường hoặc điểm trung chuyển xe du lịch ăn cắp trong khu vực hoặc từ Châu Âu chuyển về.

Tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia sẽ xuất hiện với quy mô, phương thức, thủ đoạn, tính chất hành vi ngày càng phức tạp và đa dạng. Tội phạm là người nước ngoài sẽ lợi dụng những hạn chế của ta do thiếu kinh nghiệm, còn yếu kém về quản lý kinh tế, luật pháp quốc tế, non kém về khoa học - kỹ thuật hoặc lợi dụng những cán bộ thoái hóa biến chất ký hợp đồng kinh tế với nước ngoài gây lãng phí, thiệt hại kinh tế. Cần lưu ý đặc biệt với việc hình thành các nhóm tội phạm có tổ chức khá chặt chẽ và hoạt động trên một số lĩnh vực kinh doanh bất hợp pháp như: buôn bán ma tuý, tổ chức mạng lưới số đề ở phạm vi rộng, tổ chức và điều hành hoạt động mại dâm xuyên quốc gia. Có sự tâm nhập, móc nối của các tổ chức tội phạm quốc tế vào các hoạt động kể trên ở nước ta

Tội phạm buôn bán ngƣời

Tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em sẽ diễn ra phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi (môi giới nhận con nuôi, kết hôn lấy chồng nước ngoài, xuất khẩu lao động, thậm chí cưỡng ép, bắt cóc phụ nữ, trẻ em…). Việt Nam đã và đang là nguồn cung cấp và cũng là điểm đến của tội phạm buôn người nhằm mục đích cưỡng ép lao động hoặc bóc lột tình dục. Phụ nữ và các bé gái Việt Nam bị buôn bán sang Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Ma Cao, Malaixia, Đài Loan, Anh và Cộng hòa Séc để bóc lột tình dục nhằm mục đích thương mại.

67

Tiếp tục có các báo cáo đáng tin cậy từ Chương trình 130 của quốc gia về phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em cho biết các cô gái Việt Nam kết hôn thông qua các tay mối lái quốc tế đã bị buôn bán hoặc bị xâm hại tình dục. Số lượng các cuộc hôn nhân lừa đảo cho người Đài Loan đã giảm đi, nhờ các quy định nhập cư chặt chẽ hơn của các nhà chức trách Đài Loan, nhưng số lượng các cô dâu lấy chồng Hàn Quốc lại tăng hơn gấp đôi trong 5 năm qua. Các phụ nữ Việt Nam đã bị lừa bằng những lời hứa hẹn có công ăn việc làm và bị bán để bóc lột tình dục, lao động cưỡng bức và hôn nhân ép buộc ở Trung Quốc. Một số thông do hãng thông tấn BBC công bố cho thấy nhiều trẻ em Việt Nam đã bị buôn bán sang Anh để trồng cần sa và buôn bán ma túy. Không chỉ phụ nữ mà còn có cả nam giới Việt Nam đã bị bán sang Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, Trung Đông và bị cưỡng bức lao động dưới hình thức giúp việc tại gia, công nhân trong các nhà máy hoặc trong ngành xây dựng. Một số công ty xuất khẩu lao động đã lợi dụng chính sách của Nhà nước để “buôn người”, nhiều nạn nhân đã phải trả

đến 7.000 đô la Mỹ để được đi lao động ở nước ngoài, nhưng thực tế họ vĩnh viễn không được xuất ngoại hoặc bị đẩy vào cảnh làm công trả nợ hoặc bị bóc lột lao động nơi đất khách quê người.

Tội phạm kinh tế

Tội phạm buôn lậu tăng nhanh và diễn biến phức tạp như: nếu như trong những năm 1996 và 1997 doanh số của hoạt động buôn lậu mới đạt gần 4.000 tỷ thì đến nay con số này đã vượt ngưỡng 10 ngàn tỷ[3;31]

. Một vấn đề đặt ra là tội phạm kinh tế ngày càng nghiêm trọng và hậu quả tác hại vô cùng lớn, số đối tượng phạm tội đông, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương và đặc biệt là có nhiều cán bộ có chức có quyền cùng tham gia hoạt động phạm tội (cán bộ, công nhân viên chức chiếm tỷ lệ 53,7%; đảng viên 33,41%)[3;113]. Thủ đoạn phạm tội trong lĩnh vực kinh tế ngày càng tinh vi, phức tạp, hình thành những khâu, giai đoạn khép kín, có tổ chức chặt chẽ

68

trên một phạm vi rộng và có liên quan đến người nước ngoài. Một đặc điểm nổi bật và phổ biến ở các vụ án kinh tế phạm tội có tổ chức là có sự tham gia của những phần tử thoái hoá biến chất trong các cơ quan Nhà nước và ở các cấp chính quyền.

Tội buôn lậu có chiều hướng mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài, bọn tội phạm trong nước sẽ tăng cường liên kết với bọn tội phạm quốc tế, các đường dây ngầm theo kiểu mafia sẽ hình thành và phát triển. Việt Nam sẽ tiếp tục bị bọn tội phạm ma tuý quốc tế lợi dụng làm địa bàn hoạt động. Cùng với việc buôn bán hàng cấm sẽ kéo theo việc buôn bán vàng, ngoại tệ, đá quý qua biên giới, loại tội phạm này sẽ phát triển, phức tạp theo từng thời điểm phát triển của thị trường giá cả quốc tế và trong nước.

Trong lĩnh vực kinh tế trong và ngoài quốc doanh sẽ tiếp tục xuất hiện nhiều thủ đoạn lừa đảo, chiếm dụng vốn, phá sản giả tạo để tham nhũng, đặc biệt đối với công ty tư nhân nước ngoài có văn phòng ở nước ta, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, công ty cổ phần,... những hoạt động môi giới, dịch vụ, đại lý trong mua bán hàng xuất khẩu, vay vốn, các loại tội phạm công nghệ cao sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước nhà.

Việc cổ phần hoá một loạt xí nghiệp, nhà máy công sở ... mà trước đây vẫn được coi là tài sản toàn dân sẽ gây nên những ảnh hưởng tâm lý đối với một bộ phận quần chúng lao động bình thường và nguy cơ của các cuộc gây rối trật tự, biểu tình của những người mất việc, không có việc làm. Cùng với sự ra đời của các loại thị trường vốn, thị trường chứng khoán hàng loạt tội phạm kinh tế mới sẽ xuất hiện như: đầu cơ chứng khoán, phá sản giả tạo, che giấu khả năng không thanh toán được, tẩy rửa tiền,v.v...

69

Tội phạm ma túy

Tình hình ma túy xu hướng sẽ ngày càng gia tăng, phức tạp hơn cả về quy mô, tính chất, hậu quả tác hại và mang tính quốc tế gay gắt hơn; cuộc đấu tranh chống tội phạm ma tuý sẽ rất gay go, phức tạp và quyết liệt.

Về nguồn ma túy ở trong nước còn những tiềm ẩn có thể phát triển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phức tạp nếu không chủ động phòng ngừa, ngăn chặn. Diện tích trồng cây thuốc phiện, cây cần sa tuy đã được xóa bỏ một cách cơ bản nhưng nguy cơ tái trồng cây thuốc phiện ở các tỉnh phía Bắc vẫn còn cao. Bên cạnh đó, lợi dụng những kẽ hở trong chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, bọn tội phạm ma tuý và người nghiện ma túy sẽ móc ngoặc lôi kéo những phần tử thoái hóa biến chất trong các cơ sở y tế Nhà nước và tư nhân để tuồn bất hợp pháp các loại tân dược độc nghiện để buôn bán, sử dụng trái phép. Bọn tội phạm triệt để khai thác các thành tựu mới của khoa học và công nghệ để che đậy và thực hiện hà nh vi phạm tội, điều chế ma túy tổng hợp ATS.

Hoạt động của bọn tội phạm ma tuý xuyên quốc gia phổ biến theo đường dây, ổ nhóm, xuyên quốc gia và có sự móc nối của nước ngoài; đặc biệt chúng đã bắt đầu cấu kết với bọn tội phạm có tổ chức, tội phạm kiểu "Xã hội đen" từ nước ngoài vào như Đài Loan, Ma Cao, Hồng Kông ... móc nối mua chuộc cán bộ thoái hóa biến chất trong cơ quan bảo vệ pháp luật, bằng nhiều thủ đoạn thâm độc. Đây chính là nguồn gốc để hình thành các băng mafia ma túy ở Việt Nam, làm cho tính chất cuộc đấu tranh chống tội phạm ma tuý ngày càng đặc biệt nghiêm trọng và sự thương vong, mất mát lớn hơn.

Cùng với sự hình thành, phát triển thị trường chứng khoán, thị trường vốn ở Việt Nam, bọn tội phạm ma tuý ở Việt Nam và quốc tế sẽ lợi dụng những kẽ hở để tẩy rửa tiền thu được từ phạm tội ma túy.

70

Tội phạm sử dụng công nghệ cao

Theo thống kê của Trung tâm an ninh mạng Bách Khoa (BKIS), “năm 2007 có hơn 33,6 triệu lượt máy tính ở Việt Nam đã nhiễm virus, với thiệt hại ước tính khoảng 2400 tỷ đồng. Số lượng virus mới xuất hiện tăng nhanh, khoảng 6700 virus mới trong cả năm 2007, tăng gấp rưỡi so với năm trước đó. Đáng chú ý là các virus lây qua thẻ nhớ USB, virus phá hủy dữ liệu, virus xuất từ Trung Quốc và hiện tượng virus lây theo bầy đàn (chứa các loại phần mềm độc hại gồm sâu, trojan, spyware, adware)”.[32]

Đáng lo hơn là tình trạng nhận thức về bảo mật và an ninh mạng của các cá nhân, tổ chức sử dụng môi trường mạng còn ở mức độ thấp và chủ quan.. Các chuyên gia về an ninh mạng khẳng định khoảng trên 80%[32]

trang web của các cơ quan, doanh nghiệp ở Việt Nam nếu muốn, hacker có thể kiểm soát hệ thống. Việc thâm nhập có thể qua web, qua người dùng, thậm chí là ngồi ngoài hàng rào cơ quan móc dây, lấy trộm mật khẩu.

Một khảo sát của BKIS với các công ty chứng khoán thực hiện tháng 3 năm 2006 cho thấy các trang web của lĩnh vực nhạy cảm này cũng không hề an toàn, khi có tới một nửa trong số 32 trang web chứng khoán có lỗ hổng nghiêm trọng có thể bị hacker lợi dụng để thay đổi kết quả giao dịch, đưa tin thất thiệt. Sau gần 1 năm, Bkis lại tiếp tục khảo sát lại các trang web này thì tình hình bảo mật có được cải thiện nhưng vẫn còn tới 40% trang web còn lỗ hổng nguy hiểm.

Tổng cục kỹ thuật (Bộ Công an) cũng cho biết, năm 2007 cũng phát hiện khoảng 140 trang web Việt Nam mắc lỗi bảo mật nghiêm trọng, trong đó có cả những trang web .gov.vn (của cơ quan chính phủ). Hơn 340 trang web Việt Nam bị hacker trong và ngoài nước tấn công.[3;80]

71

Ngoài vấn đề đầu tư vào lĩnh vực bảo mật và nhận thức, cũng cần nói thêm năng lực điều tra và phối hợp đấu tranh chống tội phạm công nghệ cao cũng đang còn rất bất cập, đây là lĩnh vực mà lực lượng Cảnh sát đang đi sau và đáng báo động. Bên cạnh đó là thiếu các quy định pháp luật điều chỉnh tội phạm công nghệ cao.

Tổng hợp các yếu tố trên sẽ trực tiếp tác động đến sự gia tăng của tội phạm. Trong tương lai, xu hướng tội phạm sử dụng công nghệ cao làm phương tiện tấn công các cơ sở dữ liệu của máy tính, hoặc mạng máy tính tạo và lan truyền, phát tán virus, đột nhập trái phép cơ sở dữ liệu máy tính, ăn cắp dữ liệu thông tin. Dùng công nghệ cao thực hiện hành vi lừa đảo qua thanh toán trên mạng ngân hàng, trộm cước bưu chính viễn thông .v.v... Loại tội phạm này sẽ kéo theo một số loại tội phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhằm chiếm đoạt tiền thông qua hệ thống thanh toán điện tử, đột nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngân hàng phá vỡ hệ thống bảo mật để ăn cắp dữ liệu về chủ sở hữu thẻ thanh toán nội địa, quốc tế, tội phạm trong lĩnh vực thị trường chứng khoán … sẽ gia tăng mạnh.

Tội phạm rửa tiền

Hiện nay, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới các quốc gia đang phát triển như Việt Nam được xem là điểm ngắm của các tổ chức tội phạm và làm ăn phi pháp trên thế giới do pháp luật Việt Nam về tội rửa tiền mà cụ thể trong ngành ngân hàng chưa cụ thể và rõ ràng.

Vấn đề tiền “sạch” và “bẩn” vốn không được các nước đang phát triển chú trọng vì các quốc gia này muốn hy sinh an ninh kinh tế, tài chính của mình để có được nguồn vốn từ nước ngoài cho dù có nguồn gốc bất hợp pháp và chứa đựng nguy cơ bất ổn định nền kinh tế. Các khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp trong nước hoặc từ nước ngoài khi đầu tư vào hệ thống ngân

72

hàng thông qua hoạt động gửi tiền, mua chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu ... có vẻ như là những khoản tiết kiệm, đầu tư bình thường nhưng ít ai ngờ rằng chúng cũng có thể làm xấu đi hình ảnh của ngân hàng, tác động xấu đến tình hình cạnh tranh và giá cả kinh doanh của các ngân hàng trong nền kinh tế đặc biệt khi các tổ chức, cá nhân sử dụng các nguồn tiền có nguồn gốc tội phạm để khống chế hoạt động của các ngân hàng thông qua việc mua cổ phần của các ngân hàng. Một điểm yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay trong quá trình chống việc tẩy rửa tiền là các ngân hàng thương mại (không kể các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước) hiện nay đang trong quá trình thực hiện việc bổ sung vốn theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Do vậy, nguy cơ các ngân hàng TMCP dễ dàng chấp nhận việc góp vốn của bất kỳ ai mà không quan tâm đến nguồn gốc của các khoản vốn đó.

Cũng cần lưu ý thêm là hiện nay các ngân hàng đang cạnh tranh nhau

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia (Trang 68)