Tăng cƣờng năng lực đội ngũ thi hành pháp luật chống tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia (Trang 86)

- Hiệp hội Cảnh sát các quốc gia Đông Na mÁ (ASEANAPOL): Nhận

3.2Tăng cƣờng năng lực đội ngũ thi hành pháp luật chống tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam

xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam

Thi hành pháp luật chống tội phạm xuyên quốc gia là nhiệm vụ của các ngành khác nhau như Công an, Kiểm soát, Hải quan, Thuế, trong đó lực lượng Cảnh sát có vai trò hết sức quan trọng trong việc hợp tác quốc tế điều tra và tham gia quá trình tố tụng hình sự cũng như bắt, dẫn độ và trao trả tội phạm xuyên quốc gia …

Trong hơn 20 năm đổi mới, chúng ta đã tham gia rất nhiều khuôn khổ hợp tác thi hành pháp luật đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia và cũng đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên thực tiễn đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia trong những năm qua cho thấy hoạt động của đội ngũ thi hành pháp luật vấn thiếu bài bản, chạy sau những quy định của pháp luật cũng như tập quán quốc tế. Đối với những loại tội phạm mới như rửa tiền, tội phạm công nghệ cao, tội phạm liên quan đến thị trường chứng khoán là những tôi phạm còn khá mới mẻ với các cơ quan và cán bộ thi hành pháp luật. Bên cạnh đó quá trình hội nhập quốc tế theo xu hướng chung diễn ra khá nhanh và toàn diện nhưng đội ngũ cán bộ lại khó bắt kịp với sự phát triển quá nhanh đó, những công cụ, phương tiện làm việc cơ bản trong thời hội nhập như kiến thức về luật pháp quốc tế, đối ngoại, ngoại ngữ và trình độ công nghệ thông tin còn thiếu và yếu trong đội ngũ cán bộ thi hành pháp luật, do vậy còn có nhiều hạn chế trên thực tiễn.

Công tác đào tạo ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn nhằm trang bị kiến thức và phẩm chất cần thiết cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt trong lực lượng Cảnh sát còn chậm được cải tiến, thêm vào đó là khoảng cách giữa kiến thức đào tạo và áp dụng thực tiễn vẫn còn quá xa, không đáp ứng được yêu cầu đấu tranh thực tế.

83

Có một mâu thuẫn truyền thống là tội phạm luôn đi trước các cơ quan thi hành pháp luât, đặc biệt trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và internet hiện nay. Để có thể thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, chúng ta cần có các cơ quan, đội ngũ cán bộ tinh thông về nghiệp vụ, giỏi về pháp luật quốc tế, ngoại ngữ và tin học. Mục tiêu này đặt ra thách thức lớn cho ngành Công an trong việc tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.

Chiến lược đào tạo mới của INTERPOL đã chỉ rõ về nhu cầu đào tạo trên cơ sở xác định được những năng lực cơ bản và cần thiết cho đội ngũ sỹ quan INTERPOL, điều này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát huy tối đa hiệu quả của hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.

Các chuyên gia đã đưa ra 6 yêu cầu về năng lực cơ bản, những yêu cầu này sẽ được chính thức đưa ra bàn thảo và thông qua tại kỳ họp Đại hội đồng INTERPOL trong thời gian tới. Theo tổng hợp do Ban tổng thư ký INTERPOL đưa ra, những yêu cầu cơ bản này gồm có: Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và cách ứng xử thích hợp về lĩnh vực và cương vị công tác, bên cạnh đó phải là người hiểu biết sâu sắc về mục tiêu cũng như chức năng nhiệm vụ của tổ chức qua đó có khả năng làm việc độc lập để đại diện cho cơ quan, tổ chức của mình trong trường hợp cần thiết. Các yêu cầu cơ bản này được phân chia thành[20;13]

:

- Sự chuyên nghiệp: Có mong muốn được cống hiến và phục vụ trong lực lượng Cảnh sát và ý thức bảo vệ trật tự an toàn xã hội và bảo vệ thi hành pháp luật trong đời sống, cương quyết đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia dưới mọi hình thức. Có khả năng thực hiện nhiệm vụ trong mọi điều kiện và hoàn cảnh, sẵn sàng chấp nhận khó khăn, gian khổ. Đáp ứng được yêu cầu của công việc. Để đạt được yêu cầu này, các sỹ quan sẽ được đào tạo về

84

nghiệp vụ chuyên ngành; tìm hiểu về các dự án đấu tranh chống tội phạm; CSDL thông tin về tội phạm xuyên quốc gia.

- Sự trung thành: Trung thành với các tôn chỉ, mục đích của Tổ chức INTERPOL; tuân thủ mệnh lệnh. Luôn khách quan trong xử lý tình huống và có ý thức bảo vệ cũng như xây dựng hình hành của cơ quan, tổ chức mình. Các sỹ quan sẽ được đào tạo về truyền thống, lịch sự và mục tiêu lý tưởng của Tổ chức INTERPOL.

- Sự tôn trọng: Tôn trọng nhân quyền và sự đa dạng về văn hóa, sắc tộc, tôn giáo, giới tính, độ tuổi … trong môi trường làm việc mang tính quốc tế đã được quy định trong điều lệ của Tổ chức INTERPOL. Một vấn đề hết sức quan trọng và nhạy cảm trong yêu cầu này là vấn đề chủ quyền quốc gia và vị trí làm việc trong các cơ quan, tổ chức quốc tế. Các chương trình đào tạo để đáp ứng yêu cầu này gồm có đào tạo về ngoại ngữ, văn hóa và cách thức làm việc trong môi trường quốc tế.

- Khả năng làm việc nhóm: có khả năng làm việc nhóm trong sự đa dạng về văn hóa và ngành nghề. Có khả năng xây dựng quan hệ đồng nghiệp và mạng lưới làm việc. Để thực hiện tốt yêu cầu này, các sỹ quan cần phải có sự chia sẻ về kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình làm việc, luôn đặt mục tiêu nhóm lên trên. Các sỹ quan cũng cần tham gia trao đổi thông tin một cách tích cực và theo chiều hướng xây dựng, đánh giá cao khả năng thuyết phục và tìm kiếm sự đồng thuận giữa các thành viên trong nhóm. Sẵn sàng hỗ trợ đồng đội trong mọi tình huống.

- Ý thức phát triển: Không ngừng học tập, nâng cao trình độ, chủ động và sáng tạo trong công việc. Yêu cầu này đòi hỏi các sỹ quan phải có tinh thần trách nhiệm cao và ý thức cầu tiến trong công việc. Lĩnh vực đào tạo có liên quan đến yêu cầu này là: Đào tạo đào tạo viên với mục tiêu nhân rộng những kiến thức được học đến những đồng nghiệp khác thông qua việc tổ chức các khóa học tại đơn vị. Các đào tạo khác là đào tạo về khả năng quản lý, quản lý dự án và ngân sách ...

85

- Kỹ năng giao tiếp: Đào tạo phát triển khả năng viết, nói, ứng xử một cách rõ ràng, mạch lạc, thuyết phục và lôi cuốn được sự chú ý của người đối thoại, qua đó gây được ảnh hưởng đối với khán giả hoặc độc giả. Các khóa đào tạo cần thiết đối với yêu cầu này là : đào tạo về khả năng viết và sử dụng các phần mềm, công cụ hỗ trợ cho thuyết trình hoặc trình chiếu; đào tạo về khả năng thuyết trình trước đám đông …

Thông qua việc đặt ra yêu cầu nêu trên, vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ trong tương lai cũng như tập trung vào các lĩnh vực đào tạo và phát triển sẽ góp phần xây dựng được một hệ thống những nhân tố tích cực có thể hiểu biết đúng và hành động đúng trong các tình huống đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia. Được xác định như là yếu tổ chủ quan có tính quyết định,các yêu cầu cơ bản khi được đáp ứng sẽ tất yếu mang lại một kết quả mong đợi và giảm bớt được hậu quả của những yếu tố khách quan tiêu cực khác.

Đối với lực lượng Cảnh sát nước ta trong giai đoạn hiện nay, kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm của cán bộ chiến sỹ còn nhiều hạn chế, nhất là về mặt ngôn ngữ. Chính vì vậy, trong hầu hết những vụ án có liên quan đến nước ngoài, lực lượng điều tra viên đã mất rất nhiều thời gian để nắm bắt, hiểu được bản chất của vụ việc dẫn đến việc tham mưu, đề xuất hoặc triển khai thực hiện các hoạt động nghiệp vụ còn thiếu sáng tạo, cứng nhắc, hiệu quả thấp hoặc thậm chí có trường hợp còn vi phạm pháp luật quốc tế gây phản ứng không đáng có từ phí các cơ quan chức năng của nước ngoài. Trong nhiều vụ án nghiêm trọng mang tính chất xuyên quốc gia, lực lượng Cảnh sát có thể cử cán bộ ra nước ngoài để phối hợp điều tra, thu thập chứng cứ phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử trong nước, nhưng do những rào cản về ngôn ngữ cũng như pháp luật quốc tế đã ảnh hưởng nhiều đến kết quả công việc và tạo ra tâm lý ngại va chạm đối với điều tra viên. Thêm vào đó, những giới hạn về vấn đề ngoại ngữ còn gây ra nhiều khó khăn trong hợp tác quốc tế trao đổi thông tin tội

86

phạm, chia sẻ kinh nghiệm đấu tranh, thậm chí kể cả việc tham dự các Hội nghị, Hội thảo quốc tế, các diễn đào trao đổi kinh nghiệm của của cán bộ chiến sỹ trong lực lượng CSND.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, vấn đề tăng cường năng lực cho cán bộ chiến sỹ Cảnh sát nói riêng và của đội ngũ thi hành pháp luật chống tội phạm xuyên quốc gia nói chung cần phải được đặc biệt chú trọng. Cần kết hợp đào tạo kiến thức về ngoại ngữ, công nghệ thông tin với đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, pháp luật quốc gia, quốc tế cũng như những thông lệ quốc tế. Các trường đào tạo của ngành cần phát triển mô hình đào tạo cán bộ chiến sỹ CAND dưới hình thức liên kết với nước ngoài tổ chức tại Việt Nam hoặc chuyển tiếp thực tập đào tạo tại nước ngoài ở trình độ cao. Ngoài ra, cần nghiên cứu bổ xung, sửa đổi, nâng cao chất lượng từng bước nhằm hoàn chỉnh các giáo trình, giáo án phù hợp với sự thay đổi của tình hình phát triển kinh tế đất nước, bổ xung kiến thức nền nói chung cũng như giảng dậy về tình hình cũng như xu thế phát triển của tội phạm trên thế giới. Việc cập nhật kiến thức và đào tạo bổ xung, nâng cao cho đội ngũ cán bộ cũng cần phải đặc biệt quan tâm để góp phần xây dựng mặt bằng chung về năng lực cán bộ thi hành pháp luật so với khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia (Trang 86)