Xu hướng phát triển của tội phạm trên thế giớ

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia (Trang 64)

- Hiệp hội Cảnh sát các quốc gia Đông Na mÁ (ASEANAPOL): Nhận

2.2.1Xu hướng phát triển của tội phạm trên thế giớ

Tội phạm trên thế giới trong ba mươi năm gần đây đã tăng lên 4 lần, riêng trên lãnh thổ của Liên Xô cũ và Mỹ tăng lên 8 lần, ở Anh và Thụy Điển tăng lên 7 lần, ở Pháp 6 lần, ở Đức 4 lần. Theo tài liệu của Liên Hợp quốc, tội phạm thế giới vào cuối những thập niên 1990 trung bình mỗi năm tăng 5% trong khi dân số chỉ tăng 1%/năm. Dự kiến trong năm 2008 trên hành tinh chúng ta sẽ ghi nhận khoảng 600 triệu vụ phạm tội, nhưng trên thực tế con số này có thể cao hơn nhiều.[3;69]

Quá trình toàn cầu hoá là một quá trình lâu dài. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, nó có tác động tương hỗ đến tất cả các mặt của đời sống xã hội, cả chính trị, văn hoá, xã hội. Nó có những hệ quả tích cực và các hệ quả tiêu cực. Toàn cầu hoá thúc đẩy sự phát triển và xã hội hoá các lực lượng sản xuất đem lại sự tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên, toàn cầu hoá cũng làm cho nhiều mặt hoạt động và đời sống con người trở nên kém an toàn, từ an toàn kinh tế, tài chính, văn hoá, xã hội, môi trường, an toàn chính

61

trị . Một trong những vấn đề đó là sự hình thành và phát triển của tội phạm có tổ chức đang trên đường toàn cầu hoá.

“Thế giới ngầm toàn cầu” đang phát triển với tốc độ ngang với tốc độ

phát triển của thế giới đối lập với nó - thế giới hiện hữu hợp pháp - và đang điều chỉnh toàn diện để đối phó trước những áp lực và thách thức mới. Các động cơ gây ảnh hưởng tới “thế giới ngầm toàn cầu” được các nhà Tội phạm học quốc tế phân loại thành năm nhóm động cơ chính:

- Động cơ công nghệ: Công nghệ không những tác động làm thay đổi thế

giới mà còn tác động tới thế giới ngầm, từ chỗ làm việc cho việc đi lại ngày càng dễ dàng hơn tới việc mua bán trao đổi hàng cấm; từ các đĩa máy tính giả đến ma túy tổng hợp. Sự ra đời của các phương pháp thủy canh đã giúp con người có thể trồng ma túy ở những nơi khí hậu không thích hợp. Ví dụ, như cây cần sa giờ đây đã được trồng theo phương pháp này và trở thành cây trồng mang lại thu nhập lớn nhất ở bang Ôrêgôn (Mỹ).

- Động cơ chính trị: trước hết, "tội phạm" là thuật ngữ do luật pháp qui định và luật pháp là do nhà nước lập ra. Những thay đổi chính trị ở cấp địa phương, quốc gia hay quốc tế vừa tạo ra những cơ hội (như buôn bán chất thải độc hại, các loài động vật khan hiếm) vừa tạo ra những rào chắn và thách thức cho bọn tội phạm. Ngay cả những quốc gia đã từng được coi là thiên đường cho hoạt động rửa tiền và là nơi trú ngụ cho bọn tội phạm thì đến nay những thiên đường này không còn nhiều nữa và trở nên kém thu hút hơn vì những quốc gia này phải chấp nhận các chuẩn mực quốc tế. Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia tìm cách đối phó trước những thay đổi về chính trị để tồn tại. Những quốc gia yếu kém trở nên dễ bị tấn công. Ví dụ, các nước thuộc Liên Xô cũ thời kỳ hậu Xô viết, cuộc chiến Ban Căng, tình trạng nghèo đói ở Châu Á, Châu Phi ... tất cả đã tạo ra một xu hướng di dịch, nhập cư bất hợp pháp sang các nước có nền kinh tế phát triển hơn.

62

- Động cơ kinh tế: tội phạm có tổ chức bao giờ cũng phản ứng rất nhanh

nhạy với môi trường kinh tế, các thị trường mở và đóng. Khi ở Ban Căng không còn nhu cầu buôn bán vũ khí nhỏ bất hợp pháp nữa và khi nền kinh tế Trung Quốc phát triển tạo ra nhiều cơ hội làm ăn mới thì chúng quay sang mở các tuyến đường buôn ma túy sang châu Âu và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

- Động cơ hành pháp: trước sự tấn công trấn áp tội phạm triệt để của những chiến dịch do lực lượng Cảnh sát thực hiện, ví dụ như các chiến dịch do INTERPOL và Hoa Kỳ trợ giúp trấn áp thành công các tập đoàn ma túy ở khu vực “Trăng lưỡi liềm vàng” thì bọn buôn lậu ma túy lại có xu hướng

chuyển hướng sang khu vực “Tam giác vàng” và Việt Nam. Do vậy, các hoạt động phối hợp cần phải được thực hiện đồng bộ và trên bình diện quốc tế, tránh việc triển khai đơn phương, đơn lẻ, dẫn đến việc ở một quốc gia nào đó tình hình tội phạm tạm lắng dịu nhưng ở các nơi khác thì lại có chiều hướng gia tăng.

- Động cơ nội tại: “Thế giới ngầm toàn cầu” không đơn thuần là sản

phẩm của môi trường riêng của nó mà còn được hình thành do các yếu tố bên trong và thường là ngẫu nhiên. Liên minh các băng, nhóm tội phạm có tổ chức không những giúp chúng tránh đối đầu mà còn đem lại hiệu quả hoạt động tối đa và tạo ra các tập đoàn tội phạm có tổ chức mạnh hơn. Những thay đổi trong cơ cấu tổ chức của thế giới ngầm có tầm quan trọng lớn. Ngay cả các băng tội phạm lâu đời phản ánh mối đe dọa và thách thức mới giờ đây đang trở thành các băng nhóm "hậu hiện đại" hoặc những mạng lưới liên kết lỏng lẻo gồm những tập đoàn tội phạm bán tự trị.

Một điều tất yếu sẽ xảy ra là khi thế giới thay đổi trong những thập niên tới thì “thế giới ngầm” cũng sẽ thay đổi. Toàn cầu hóa và sự thay đổi tổ chức của các nhóm tội phạm, từ tổ chức chặt chẽ sang các hoạt động có tính

63

mạng lưới, cơ chế lỏng lẻo hơn, đã tạo ra tổ chức tội phạm đa sắc tộc. Ngày

nay, ít có nhóm tội phạm nào chỉ dựa vào một ngôn ngữ, một nhóm đơn lẻ và hoạt động theo phương thức của địa phương đó.

Hiện nay, các tổ chức tội phạm quốc tế lớn ngoài việc có cơ cấu tổ chức chặt chẽ mà còn hoạt động rất cơ động và mềm dẻo. Đã và đang xuất hiện xu hướng sáp nhập các băng nhóm, thành lập nhiều tổ chức hội nhánh hoặc chân rết ở nước ngoài, hình thành những tập đoàn tội phạm xuyên quốc gia, thao túng mọi mặt đời sống xã hội toàn thế giới. Cũng như các công ty đa quốc gia, các tổ chức tội phạm lớn trên thế giới hiện nay thường đặt trụ sở thường trực ở nước ngoài để điều hành các hoạt động phạm tội. Tội phạm xuyên quốc gia cũng lợi dụng triệt để tiến bộ cùa khoa học công nghệ để thực hiện hành vi phạm tội

Buôn bán ma tuý sẽ vẫn còn tiếp diễn. Những xu hướng chính toàn cầu

sẽ là sự chuyển đổi các khu vực sản xuất ma túy, sự phong phú về chủng loại ma túy và sự phát triển rất nhanh chóng của “ngành công nghiệp” này. Nguy hiểm hơn bọn tội phạm đang chuyển sang sản xuất và buôn bán ma túy tổng hợp, một loại hình sản xuất dễ dàng hơn và không mang tính thời vụ. Trong tương lai xa hơn, việc buôn bán ma túy trái phép qua mạng Internet sẽ trở nên phổ biến và khó kiểm soát.

Hoạt động tội phạm mang lại nhiều lợi nhuận lớn đứng thứ hai sau ma túy là buôn người. Theo đánh giá hàng năm, các tổ chức tội phạm buôn từ 4

đến 5 triệu người, đem lại khoản lợi nhuận khoảng 7 tỉ đô la Mỹ.[3;18]

Sự gia tăng các tổ chức buôn người và tính phức tạp của nó cho thấy đây là hoạt động kinh doanh chi phí ít tốn kém và đem lại lợi nhuận cao.

Hiện nay các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia tăng cường đầu tư kinh doanh ra nước ngoài hoặc thông qua các hình thức viện trợ kinh tế, cho vay,

64

chuyển giao công nghệ,... nhằm tẩy rửa tiền. Theo Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính, trị giá tiền được “rửa” trung bình hàng năm của các tổ chức tội

phạm trên thế giới khoảng 1.000-1.500 tỷ USD[24;11], chủ yếu thông qua các hoạt động đầu tư kinh doanh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Khoản tiền này cũng không kém gì tiền đầu tư của các quốc gia trên thế giới cho hoạt động sản xuất.

Ngoài việc tăng cường các hoạt động tội phạm ruyền thống như cờ bạc, mại dâm, bảo kê, các tổ chức tội phạm đang mở rộng quy mô hoạt động ra các lĩnh vực khác và hình thành và phát triển các tội phạm phi truyền thống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

như: buôn bán các loại ma túy tổng hợp ATS, các loại thú qúy hiếm; thuốc tân dược; làm hàng giả và tiền giả; đánh cắp các tác phẩm nghệ thuật; xử lý chất thải độc hại, buôn bán nguyên liệu hạt nhân và hoạt động phạm tội trên mạng Internet. Nổi lên tình trạng các tổ chức tội phạm nhận xử lý chất thải công nghiệp, độc hại để thu lợi nhuận. Mặt khác, hoạt động tống tiền trên mạng (như quấy rối kinh doanh hoặc thay đổi dữ liệu trên mạng để tống tiền), hoạt động vi phạm các luật về quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là các sản phẩm phần mền (như băng đĩa nhạc trên mạng Internet, phần mềm vi tính ...) cũng đang được các tổ chức tội phạm chú ý đến.

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia (Trang 64)