Tham gia các Điều ước quốc tế

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia (Trang 83)

- Hiệp hội Cảnh sát các quốc gia Đông Na mÁ (ASEANAPOL): Nhận

3.1.2Tham gia các Điều ước quốc tế

Tính đến nay Việt Nam đã kí kết 17 hiệp định song phương về tương trợ tư pháp và dẫn độ với một số nước, cũng như tham gia nhiều Công ước quốc tế trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia. Tuy nhiên thực tiễn thi hành pháp luật trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia trong những năm qua còn có nhiều bất cập. Nhiều nước có đông cộng đồng người Việt Nam sinh sống thì lại chưa có Hiệp định để điều chỉnh, nhiều Hiệp định đã có nhưng không phát huy hiệu lực do đã lạc hậu, không phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện hiện nay, đặc biệt khi các quan hệ kinh tế đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Việc áp dụng các Hiệp định tương trợ tư pháp và dẫn độ tội phạm trên thực tế còn chậm và nhiều thủ tục chồng chéo dẫn đến hiệu quả phối hợp không được thúc đẩy, nhiều vụ việc đã kéo dài nhiều năm nhưng không thực hiện được.

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, bên cạnh những thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, mối đe dọa từ các loại tội phạm ma túy, tham nhũng, mại dâm, rửa tiền…, đặc biệt là tội phạm khủng bố đã và đang trở thành mối lo ngại của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hoạt động của các loại tội phạm này ngày nay không còn giới hạn trong phạm vi mỗi quốc gia mà đã vượt ra khỏi phạm vi biên giới lãnh thổ và có tính chất xuyên quốc gia. Chính vì vậy, hoạt động tương trợ tư pháp có dẫn độ giữa các nước là một nhu cầu tất yếu khách quan trong quá trình toàn cầu hóa. Phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự gồm các hoạt động thu thập chứng cứ, lấy lời khai, cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ và vật chứng: xác nhận nơi ở của người phạm tội, nơi có đồ vật và nhận dạng người, đồ vật; tống đạt giấy tờ, khám xét, thu giữ, bố trí cho người có liên quan cung cấp chứng cứ hoặc giúp đỡ trong việc truy tố, xét xử hình sự trên lãnh thổ của bên yêu cầu; truy tìm, thu giữ, kê biên, tịch thu tài sản do phạm tội mà có, phương tiện phạm tội;

80

một số hành vi tương trợ tư pháp khác phù hợp với pháp luật của bên được yêu cầu.

Thực tiễn về nội dung yêu cầu tương trợ tư pháp cũng rất phong phú, như yêu cầu tống đạt giấy triệu tập, các quyết định tố tụng đối với các công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài đang có mặt trên lãnh thổ Việt Nam; yêu cầu tương trợ tư pháp của các nước đối với Việt Nam liên quan đến nhiều tội phạm khác nhau, song trong đó tập trung chủ yếu trong các tội mua bán phụ nữ, trẻ em, giết người, cướp tài sản, buôn lậu, buôn bán hàng cấm. Các loại tội khác có nhưng ít, như: khủng bố, làm giả con dấu, tài liệu… Trong số hơn trăm lượt yêu cầu tương trợ mà VKSNDTC thụ lý cho thấy các yêu cầu tương trợ tư pháp đến chủ yếu từ các quốc gia đã ký Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự với Việt Nam và có số lượng đông công dân Việt Nam sinh sống.

Đánh giá về hệ thống pháp luật của Việt Nam có liên quan tới tương trợ tư pháp hình sự và dẫn độ có thể nói: vấn đề tương trợ tư pháp về hình sự và dẫn độ tội phạm được quy định rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, mà chưa được tập trung thống nhất trong một văn bản pháp luật riêng có hiệu lực cao tầm đạo luật. Hơn nữa, các quy định hiện hành liên quan còn khá chung chung, thiếu các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện công tác này. Ngoài ra, một số văn bản liên quan hiện nay đã tỏ ra lạc hậu so với tình hình mới, không bao quát được các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta kí kết hoặc gia nhập trong thời gian gần đây. Để khắc phục tình trạng nêu trên, Việt Nam đang chờ sự ra đời một đạo luật mới - Luật Tương trợ tư pháp. Hiện Dự án này đã được chỉnh lí, hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của các cơ quan, ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước.

81

Quốc hội cần sớm ban hành Luật Tương trợ tư pháp theo hướng giao cho VKS là cơ quan đầu mối, chủ trì trong việc tiếp nhận và thực hiện yêu cầu dẫn độ từ cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. Đối với các quốc gia mà giữa Việt Nam và họ chưa kí kết được Hiệp đinh tương trợ tư pháp thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi phạm tội của đối tượng phạm tội mà nước yêu cầu sẽ trao đổi thỏa thuận thông qua con đường ngoại giao theo nguyên tắc có đi có lại. Luật Tương trợ tư pháp sắp ra đời trong thời gian tới cần phải cụ thể hóa được đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, phải cụ thể được các nguyên tắc và quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 và Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003. Việc chấp nhận nguyên tắc có đi có lại trong tương trọ tư pháp không được trái với pháp luật Việt Nam, pháp luật và tập quán quốc tế. Luật này phải quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn thực hiện và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp.

Trong thời gian tới, các cơ quan thi hành pháp luật cần tích cực tham mưu cho các cấp có thẩm quyền tham gia ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp quốc tế song phương và đa phương nhằm xây dựng cơ sở pháp lý hoàn thiện cho hoạt động tương trợ tư pháp hình sự và dẫn độ tội phạm đang ngày càng được mở rộng hiện nay.

Có thể nói, tương trợ tư pháp quốc tế là một hoạt động quan trọng để thực hiện trách nhiệm hợp tác giữa các quốc gia; là cách thức mà các quốc gia thể hiện chủ quyền của mình và thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nước mình. Nó liên quan đến quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia khác, do vậy, nó là một vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm. Vì vậy, nó cần phải được bàn thảo, xem xét đầy đủ, khoa học trước khi ban hành các văn bản pháp luật có liên quan.

82

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia (Trang 83)