Sự nghiệp giáo dục tiếp tục được mở rộng, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Duy trì kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học
cơ sở. Hàng năm số HS tốt nghiệp trung học cơ sở được vào học THPT đạt trên 70%. CSVC giáo dục được đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn hóa đến nay có 55 trường đạt chuẩn quốc gia, hoàn thành đưa vào sử dụng trường trung học cơ sở chất lượng cao tại thị trấn Tiền Hải, nhiều trường liên xã hoạt động hiệu quả; cơ bản xóa các phòng học cấp 4. Toàn huyện có 3 trường THPT công lập là THPT Tây Tiền Hải, THPT Nam Tiền Hải và THPT Đông Tiền Hải bước đầu đã khẳng định được chất lượng giáo dục với số HS tốt nghiệp THPT thi đỗ vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề tăng nhanh. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được các cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo, nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia.
2.2. Khái quát chung về các Trƣờng THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Trường THPT Tây Tiền Hải nằm ở trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của huyện. Đây là trường chuẩn quốc gia nên có hệ cơ sở vật chất tương đối hoàn chỉnh với nhiều trang thiết bị đồ dùng dạy học hiện đạị. Cán bộ, giáo viên nhiệt tình, năng động nhiều đồng chí có kinh nghiệm và năng lực trong giảng dạy và quản lí học sinh, chất lượng HS tương đối tốt.
Trường THPT Nam Tiền Hải nằm ở phía Nam huyện Tiền Hải thuộc vùng xa của huyện nới có đông nhân dân theo đạo Thiên chúa ( 3 xã quanh trường là Nam Trung, Nam Chính, Nam Thanh có trên 70%) nhưng được đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, các hệ điều kiện đảm bảo cho việc dạy và học tương đối đảm bảo. Cán bộ , giáo viên nhà trường trẻ, năng động luôn có ý thức cao trong việc chấp hành quy chế chuyên môn và sự phân công của nhà trường.
Trường THPT Đông Tiền Hải nằm ở trên địa phận xã Đông Xuyên cách trung tâm huyện 10 km về phía đông. Trường thuộc vùng xa của tỉnh và của huyện, điều kiện kinh tế trong khu vực còn khó khăn, sự quan tâm đầu tư của nhân dân cho con em chưa được chú trọng. CSVC của nhà trường còn thiếu nhiều, diện tích chật hẹp.
2.2.1 Quy mô trường, lớp
Các Trường THPT huyện Tiền Hải quy mô ở mức độ trung bình nên thuận lợi cho công tác quản lý của nhà trường cũng như quản lý HĐDH môn Toán. Số lượng CBQL, GV và HS trường THPT Nam Tiền Hải đông, có 2 cơ sở cách nhau 2km.
Bảng 2.1.Thống kê số lƣợng cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh S T T Trƣờng THPT Năm học 2009 - 2010 2010 -2011 2011-2012 Sồ lớp CB GV HS Sồ lớp CB GV HS Sồ lớp CB GV HS
1 Tây Tiền Hải 36 84 1845 36 88 1850 36 89 1859
2 Nam Tiền Hải 36 79 1647 47 95 2370 46 103 2237
3 Đông Tiền Hải 33 78 1534 33 81 1495 33 84 1375
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của các Trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình)
Số lượng Số lượng HS của các nhà trường trong 3 năm liền đều tăng tuy nhiên số lượng GV cũng được Sở GD&ĐT Thái Bình bổ sung theo. Số lượng HS trong một lớp còn nhiều (50 HS/lớp) ảnh hưởng tới việc đổi mới PPDH.
2.2.2. Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ QLGD, GV Toán và HS ở các Trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
2.2.2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý
Bảng 2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý năm học 2011- 2012
S T T Trƣờng THPT Số lƣợng Trình độ đào tạo Trình độ trung cấp lý luận chính trị Có Chứng chỉ bồi dƣỡng Đại học Thạc sĩ QL GD Ngoại ngữ (≥ B ) Tin học (≥ B )
1 Tây Tiền Hải 3 3 0 3 3 1 0
2 Nam Tiền Hải 5 5 1 2 5 1 1
3 Đông Tiền Hải 3 3 1 3 3 1 1
(Nguồn: Báo cáo của các Trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình)
Đội ngũ CBQL có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng lối sống lành mạnh, có 8 người có trình độ lý luận trung cấp chính trị chiếm 72,7%). 100% CBQL đều được có chứng chỉ về QLGD. Tuy nhiên chỉ có 2 đồng chí có trình độ thạc sĩ chiếm 18,1% ; 27,2% có trình độ ngoại ngữ B trở lên; 18,1% có trình độ tin học B.
Từ năm học 2009- 2010 đến năm học 2011-201 CBQL của các nhà trường cơ bản không thay đổi (Trường THPT Nam Tiền Hải có 5 CBQL là do sáp nhập trường THPT Bán công Nam Tiền Hải vào).
Nhìn chung, CBQL các nhà trường đáp ứng được các tiêu chí của CBQL trường THPT. CBQL được phân công nhiệm vụ rõ ràng và được tạo điều kiện thuận lợi cho phát huy khả năng và trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ
2.2.2.2 Đội ngũ giáo viên dạy môn Toán.
Bảng 2.3. Đội ngũ GV Toán của các trƣờng THPT huyện Tiền Hải S T T Năm học Số lƣợng Trình độ Đào tạo GV Giỏi GV có hồ sơ xếp loại tốt Có Chứng chỉ bồi dƣỡng Đại học Thạc sĩ Ngoại ngữ (≥ B ) Tin học (≥ B ) 1 2009- 2010 19 18 1 8 12 2 1 2 2010- 2011 22 20 2 7 15 4 4 3 2011- 2012 35 34 1 10 16 3 4
(Nguồn: Báo cáo của các Trường THPT huyện Tiền Hải)
0 2 4 6 8 10 12 14 Đại học Thạc sĩ GV Giỏi GV có hồ sơ xếp loại giỏi
Tây Tiền Hải Nam Tiền Hải Đông Tiền Hải
Biểu đồ 2.1. Đội ngũ GV Toán năm học 2011- 2012
(Nguồn: Báo cáo của các trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình)
Đội ngũ GV Toán của các trường còn thiếu rất nhiều( tổng số có 35 thì có tới 8 đồng chí hợp đồng theo tiết). GV Toán của các nhà trường hầu hết là trẻ có tuổi đời dưới 35 chiếm gần 90% nên dễ dàng áp dụng CNTT, sử dụng PTDH hiện đại và đổi mới PPDH. 100% đạt chuẩn nhưng chỉ có 1 GV trên chuẩn bằng 0,28%.
GV Toán chủ yếu được đào tao chủ yếu trong trường sư phạm, số còn lại đều
có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nên chất lượng tương đối tốt thể hiện trong biểu đồ sau:
Đại học chính quy sư phạm Toán Đại học không chính quy sư phạm Toán Cử nhân
Biểu đồ 2.2. Trình độ chuyên môn
(Nguồn: Khảo sát ở các Trường THPT huyện Tiền Hải tháng 4 năm2012) 2.2.2.3. Học sinh.
Chất lượng đầu vào qua kỳ thi tuyển sinh( tuyển sinh 3 môn trong đó có Toán và Ngữ văn là môn thi bắt buộc và nhân hệ số 2) đều dưới 30 điểm, riêng trường THPT Đông Tiền Hải dưới 16 điểm. Chất lượng tuyển sinh đầu vào của các nhà trường là thấp nhất so với các trường THPT khác trong tỉnh. Đặc biệt chất lượng môn Toán còn rất thấp rất nhiều HS chưa đạt điểm trên trung bình( ở trường THPT Đông Tiền Hải và THPT Nam Tiền Hải có tới 30% HS đạt điểm môn Toán dưới 3 điểm).
Chất lượng HS của các trường THPT huyện Tiền Hải thấp hơn so với các trường THPT khác trong tỉnh. Chất lượng cụ thể được thể hiện trong bảng 2.4 sau:
Bảng 2.4. Kết quả điểm thi môn Toán khối 10, 11 và 12 trên 5 điểm
S T T
Năm học
Điểm trung bình trở lên
Khối 10 Khối 11 Khối 12
Tổng số SL % Tổng số SL % Tổng số SL % 1 2009- 2010 1701 971 57,0 1700 874 51,4 1625 770 47,3 2 2010-2011 1912 766 40,0 1935 797 41,1 1780 759 42,6 3 2011-2012 1776 849 47,8 1853 965 52,0 1768 662 37,4
(Nguồn: Báo cáo của các Trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình)
Năm học 2011- 2012 chất lượng môn Toán khối 10, 11 còn thấp so với các trường THPT ở huyện khác. Chất lượng môn Toán lớp 11 ở trường THPT Đông Tiền Hải còn rất thấp cả khối 10 và khối 11 dưới 22,5%. Khối 12 các nhà trường tự tổ chức ra đề, coi thi, chấm thi nên kết quả mang tính chủ quan của các nhà trường, nhưng kết quả còn thấp, đặc biệt trường THPT Đông Tiền Hải có năm chỉ đạt 19,4%. Cụ thể:
Bảng 2.5.Kết quả điểm thi môn Toán khối 10, 11 và 12 trên 5 điểm năm học 2011-2012 S T T Trƣờng THPT
Điểm trung bình trở lên
Khối 10 Khối 11 Khối 12
Tổng số SL % Tổng số SL % Tổng số SL %
1 Tây Tiền Hải 602 390 64,8 640 493 77,0 617 348 56,4
2 Nam Tiền Hải 748 363 49,0 722 396 55,0 693 225 32,4
3 Đông Tiền Hải 426 96 22,5 491 76 15,4 458 89 19,4
(Nguồn: Báo cáo của các Trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình)
Chất lượng hai mặt giáo dục của các nhà trường thể hiện trong các bảng sau:
Bảng 2.6. Kết quả hạnh kiểm, học lực HS của các trƣờng THPT huyện Tiền Hải
S T T Năm học Tổng số Hạnh kiểm (%) Học lực (%) Tốt Khá Trung
bình Yếu Giỏi Khá
Trung bình Yếu Kém 1 2009- 2010 5026 78,5 14,6 5,6 1,3 6,3 50,5 34,7 7,4 1,1 2 2010- 2011 5715 74,4 15,1 9,1 1,4 4,8 47,7 37,3 9,0 1,2 3 2011- 2012 5471 73,0 20,1 6,2 0,7 4,3 50,8 37,0 7,3 0,6
(Nguồn: Báo cáo của các Trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình)
Bảng 2.7. Kết quả học lực, hạnh kiểm HS năm học 2011-2012
S T T Trƣờng THPT Tổng số Hạnh kiểm(%) Học lực(%) Tốt Khá Trung
bình Yếu Giỏi Khá
Trung
bình Yếu Kém
1 Tây Tiền Hải 1859 79,1 17,1 3,3 0,5 7,9 64,9 24,9 2,0 0,3
2 Nam Tiền Hải 2237 75,9 19,5 4,3 0,2 3,8 57,7 35,0 3,4 0,2
3 Đông Tiền Hải 1375 64,0 23,7 11,1 1,2 1,2 30,0 50,7 16,6 1,5
Năm học 2011-2012 học lực của HS các trường đều thấp tỷ lệ học lực giỏi chỉ có 1,2%, tỷ lệ yếu kém còn cao chiếm tới 18,1% . Trường THPT Đông Tiền Hải còn 1,2% HS có hạnh kiểm yếu.
2.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học môn Toán
Bảng 2.8. Cơ sở vật chất phục vụ cho HĐDH môn Toán
ST T Trƣờng THPT Tổng số phòng Phòng học Phòng bộ môn Bảng tƣơng tác thông minh Máy chiếu Projector
1 Tây Tiền Hải 48 36 12 3 5
2 Nam Tiền Hải 47 33 8 2 5
3 Đông Tiền Hải 37 33 4 1 2
(Nguồn: Báo cáo của các Trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình)
Theo số liệu khảo CSVC, PTDH phục vụ HĐDH môn Toán của các trường THPT huyện Tiền Hải chưa đáp ứng được yêu cầu khi sử dụng PPDH hiện đại.
2.3 Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán ở các trƣờng THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Để đánh giá thực trạng thực hiện các hoạt động của GV Toán các trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình tác giả đã lựa chọn và phối hợp sử dụng đồng thời một số phương pháp nghiên cứu dưới đây:
- Đối tượng điều tra, khảo sát: CBQL, GV Toán, học sinh, cha ( mẹ ) HS của các nhà trường; Chuyên viên sở GD&ĐT Thái Bình.
Hồ sơ của GV Toán và hồ sơ của các trường THPT huyện Tiền Hải. - Mục đích điều tra:
+ Thu thập thông tin về thực trạng HĐDH môn Toán của GV và HS ở các trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
+ Thu thập thông tin về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
- Nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào các vấn đề sau: + Tìm hiểu thực trạng HĐDH môn Toán của GV và HS.
+ Tìm hiểu thực trạng quản lý quản lý hoạt động dạy của GV Toán bao gồm quản lý nội dung chương trình, chuẩn bị lên lớp, lên lớp sau khi lên lớp, PPDH, hoạt động dự giờ, đánh giá HS,..
+ Tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động học môn Toán của HS bao gồm việc xây dựng động cơ, thói quen và khả năng tự học Toán cho học, việc làm bài tập, nền nếp học Toán cho HS,...
+ Tìm hiểu thực trạng quản lý “Môi trường sư phạm” cho HĐDH môn Toán bao gồm CSVC, PTDH môn Toán, qua hệ thầy trò trong học Toán,..
- Phương pháp điều tra:
+ Quan sát hoạt động quản lý, tham dự hội thảo, dự giờ thăm lớp.
+ Phỏng vấn CBQL, GV, HS, cha( mẹ ) HS, chuyên viên Sở GD&ĐT Thái Bình
+ Nghiên cứu các văn bản đánh giá kết quả giáo dục.
+ Nghiên cứu hồ sơ của GV Toán, hồ sơ quản lý của nhà trường.
+ Sử dụng bảng hỏi trưng cầu ý kiến ở 3 nhóm ( CBQL, GV Toán, HS) của các nhà trường theo phụ lục 1,phụ lục 2, phụ lục 3.
- Phương pháp thống kê, so sánh.
- Công cụ điều tra: Các bảng hỏi với các nội dung ở các mức độ ( Tốt, khá, trung bình và yếu); các phương pháp thống kê toán học,…
- Thời gian điều tra: Tháng 4 năm 2012.
Tác giả đã xử lý các bảng hỏi, tổng hợp ý kiến qua phỏng vấn, kết quả khảo sát được thể hiện như sau
2.3.1 Thực trạng về hoạt động dạy của giáo viên
Tác giả điều tra qua phiếu hỏi theo phụ lục 1 và 2 với 32 phiếu GV Toán và 168 HS
2.3.1.1 Đánh giá về việc chuẩn bị lên lớp và lên lớp của giáo viên
Kế hoạch giảng dạy gồm có đặc điểm học sinh của lớp, chương trình bộ môn cũng như những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng mà HS cần lĩnh hội từ đó chỉ ra PPDH, hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Đây là căn cứ quan trọng cho GV soạn bài thế mà chỉ có 6,25% GV thực hiện tốt từ đó dẫn tới 37,5% GV soạn giáo án tốt
theo đúng yêu cầu môn Toán, có tới 12,5% giáo án ở mức độ trung bình. Chất lượng này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả các giờ học trên lớp. Công tác chuẩn bị lên lớp của GV cũng chưa được chú trọng ( còn tới 15,6% GV còn chuẩn bị ở mức độ trung bình). Kết quả được tổng hợp trong Bảng 2.9.
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động dạy của GV
S T T
Nội dung hoạt động
Mức độ hoạt động (%)
Tốt Khá Trung bình
1 Xây dựng kế hoạch dạy học 6,25 75,05 18,7
2 Soạn bài( thiết kế bài dạy) theo đúng yêu cầu 37,5 50 12,5
3 Nền nếp ra vào lớp 62,5 37,5 0
4 Cập nhật kiến thức cho bài giảng 62,5 37,5 0
5 Thực hiện quy định kiểm tra đánh giá HS( số lượng
kiến thức, thời gian KT theo chuẩn) 9,4 65,6 25
6 Hướng dẫn học sinh về phương pháp tự học Toán 15,6 68,7 15,7
7 Kiểm tra việc làm bài tập của HS. 31,2 46,9 21,9
8 Quản lý HS trong giờ học. 53,1 46,9 0
9 Hoạt động đi dự giờ của bản thân. 3,1 18,7 78,2
10 Chuẩn bị bài trước khi lên lớp 40,6 43,7 15,6
11 Thực hiện giờ dạy đúng theo giáo án. 28,1 62,5 9,4
12 Tổ chức, kiểm tra đánh giá HS 6,25 71,75 22
13 Hồ sơ dạy học 3,1 87,5 9,4
(Nguồn: Khảo sát ở các Trường THPT huyện Tiền Hải tháng 4 năm2012)
- Qua phỏng vấn các tổ trưởng tổ Toán của các trường cho thấy trong các giáo án GV đã soạn bài theo đúng các bước lên lớp nhưng chưa chỉ ra thời gian cụ thể cho từng đơn vị kiến thức và PPDH tương ứng. Nhiều GV được hỏi cho rằng mình thường không “xem kỹ” lại bài trước khi lên lớp mà chỉ xem khi soạn bài. Phỏng vấn CBQL các nhà trường cũng có nhận xét hồ sơ GV Toán đảm bảo các yêu cầu.
- Khi nghiên cứu hồ sơ của GV Toán tác giả nhận thấy GV Toán các nhà trường chuẩn bị khá tốt các điều kiện trước khi lên lớp, giáo án khá chi tiết thể hiện rõ các bước lên lớp.
- Khi đi dự giờ GV Toán (12 giờ dạy) tác giả nhận thấy việc triển khai các hoạt động trên lớp và giáo án có tới 5 giờ dạy chưa thật trùng nhau về các bài tập theo giáo án. Nhiều GV chưa quản lý hết HS trong lớp nên vẫn còn tình trạng HS làm việc riêng.
Tác giả cũng khảo sát HS( 168 HS) về HĐDH môn Toán của GV và nhận được kết quả thống kê như sau:
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát thực trạng HS đánh giá về các hoạt động của GV Toán
STT Nội dung hoạt động
Mức độ thực hiện (%)
Tốt Khá Trung
bình Yếu
1 Thực hiện nghiêm túc nền nếp ra vào lớp 75 13,7 11,3 0 2 Thường xuyên kiểm tra việc học của HS trong
giờ. 17,8 28,7 35,7 17,8
3 Thường xuyên cung cấp kiến thức bổ sung
ngoài sách giáo khoa 16,2 20,8 32,7 30,3
4 Khuyến khích HS phát biểu ý kiến xây dựng
bài. 12,5 24,4 53,6 9,5
5 Tổ chức nhiều hoạt động trong giờ học 15,5 32,7 31 20,8 6 Thường xuyên kiểm tra việc tự học của HS. 14,9 16,1 64,5 4,5 7 Thường xuyên cho bài tập ngoài sách giáo khoa,
bài tập theo chuyên đề. 17,8 20,8 26,8 28,6
8 Quan tâm tới mọi HS trong giờ dạy 13,1 22 38,1 26,8