1.4.1.1.Quản lý sự phân công giáo viên Toán
Năng lực chuyên môn của giáo viên là cơ sở quan trọng để phân công giảng dạy nên khi phân công lớp dạy nhà quản lý phải xem xét năng lực cụ thể, chiều hướng phát triển và trình độ của học sinh trong lớp.
Môn Toán có lôgic rất cao ở các lớp, để tránh dạy quá chương trình nhà quản lý cần phải phân công GV dạy theo vòng tròn khép kín (dạy theo lên từ 10 đến 12) để mỗi GV thấm nhuần kiến thức Toán THPT, tránh tình trạng do phân công chuyên một khối lớp làm giảm khả năng bồi dưỡng của GV.
Phân công giờ dạy cho GV toán phải phù hợp để họ có thời gian nghiên cứu bởi lẽ hệ thống kiến thức toán rất đa dạng và phong phú nên cần lựa chọn nội dung phù hợp.
Trong quá trình phân công chuyên môn phải hết sức chú ý tới nguyện vọng cá nhân, nguyện vọng của nhóm chuyên môn thì nhà quản lý mới khích lệ sự vươn lên của từng GV (tuy nhiên phải phù hợp với mục tiêu của nhà trường).
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi Toán đòi hỏi sự nỗ lực của giáo viên rất nhiều cho nên khi phân công dạy lớp có học sinh khá nhà quản lý ngoài việc nhìn vào năng lực chuyên môn phải chú ý đến sự nhiệt tình, ham học của GV.
Phân công đúng việc, đúng người sẽ đảm bảo chất lượng giáo dục cao nhất cho nên nhà quản lý cần có biện pháp phân công phù hợp
1.4.1.2.Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình
Chương trình Môn Toán số quy định nội dung, phương p háp, hình thức và thời gian và nói thực hiện thông qua khối lượng kiến thức mà giáo viên cần làm cho học sinh lĩnh hội được. Thực hiện chương trình môn Toán phải đúng theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo mang tính pháp lệnh do đó đòi hỏi mỗi nhà trường, mỗi GV phải nghiêm túc thực hiện. Nhà quản lý cần phải thông qua tổ, nhóm chuyên môn cho GV Toán nắm vững chương trình từ đó để cho họ xây dựng chương trình riêng của mình trên cơ sở chương trình chung phù hợp với lớp giảng. Thực hiện tiến độ chương trình là việc rất quan trọng, đôi khi khó thực hiện trong các tiết ngoại khoá, thực hành , ôn tập.Biện pháp quản lý việc thực hiện chương trình:
- Kiểm tra kế hoạch giảng dạy. - Theo dõi lịch báo giảng
- Theo dõi GV thực hiện thời khoá biểu, sổ đầu bài.
1.4.1.3.Quản lý việc chuẩn bị lên lớp
Dạy học là công việc vừa có tính khoa học lại vừa có tính nghệ thuật, nó luôn đòi hỏi sự sáng tạo của người GV trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, không thể có một sự sáng tạo nào mà lại không có sự chuẩn bị chu đáo. Việc GV tự chuẩn bị cho các giờ lên lớp là việc quan trọng trong qui trình lao động sư phạm, là điều bắt buộc đối với mỗi GV .
Việc chuẩn bị lên lớp của người giáo viên bao gồm việc chuẩn bị dài hạn cho cả năm học hoặc từng học kỳ và cho đến từng tiết học cụ thể( bài soạn)
Quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp là một hoạt động quản lý cần thiết để nâng cao hiệu quả của việc dạy và học.
* Quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học:
Theo chương trình day học mỗi GV phải xây dựng kế hoạch riêng cho mình phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp dạy. Kế hoạch dạy học phải được xây dựng cho cả năm, từng kỳ, từng tháng và chi tiết tới bài dạy dựa trên điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Trong kế hoạch dạy phải có yêu cầu về kiến thức theo các mức độ biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá nhằm không gây nhàm chán với học sinh khá- giỏi và cũng tạo điều kiện cho học sinh yếu vươn lên (có nghĩa là có lượng kiến thức phù hợp với mối đối tượng). Trong kế hoạch dạy của GV phải thể hiện được:
- Kết quả học tập, giáo dục, thái độ và phong trào học tập, tu dưỡng của lớp dạy, đặc điểm tâm lý chung của lớp và của những học sinh cá biệt. Trên cơ sở đó mà đề ra những yêu cầu hợp lý đối với HS.
- Nội dung dạy, tài liệu học tập và những hình thức dạy học thích hợp.
- Phương tiện dạy học có ở trường để tiến hành tạo nên những phương tiện mới; những tài liệu, sách báo trong tủ sách nhà trường để có kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học.
Kế hoạch tốt thì sẽ có thiết kế bài dạy tốt hơn nữa nó định hướng cho các hoạt động khác.
* Quản lý việc soạn giáo án( thiết kế bài dạy):
GV cần dựa trên kế hoạch dạy học theo chương mục, nội dung SGK, trình độ của HS và những điều kiện tiến hành bài dạy cụ thể mà xây dựng giáo án.
Giáo án là cơ sở để GV thực thi lên lớp đo đó nó phải đảm bảo theo đúng phân phối chương trình, tuân theo lôgic của kế hoạch giảng dạy. Thiết kế bài dạy môn Toán phải thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học cụ thể, trong đó phải có lượng bài tập cần thiết cho HS thực hành (bài tập ở các mức độ khác nhau) để phát huy hết khả năng sáng tạo của HS.
Nếu có thiết kế chi tiết cho bài dạy tức là GV đã làm chủ toàn bộ tri thức cần cung cấp cho HS, tránh tình trạng dạy chung, dạy tự do sẽ làm mất trọng tâm bài học, giờ học. Trong các môn học trong Trường THPT thì môn Toán là môn học mà GV dạy rất dễ “lệch” trọng tâm và các bài luyện tập không có tính tổng quát cao nên phải yêu cầu GV thiết kế bài dạy chi tiết đến từng nội dung, cụ thể cho từng loại đối tượng học sinh để các em đều có thể tiếp thu được những vấn đề cơ bản, cốt lõi.
Thông qua việc quản lý thiết kế bài dạy nhà quản lý biết được GV chuẩn bị nội dung có đúng theo chương trình Toán, theo sách giáo khoa hay không. Từ đó có biện pháp uốn nắn sai lệch, chỉ đạo GV điều hành cho phù hợp.
Trong Trường THPT biện pháp quản lý việc chuẩn bị lên lớp; Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch giảng dạy, soạn bài; Phổ biến những yêu cầu của việc chuẩn bị bài giảng; Thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị bài dạy của giáo viên.
1.4.1.4.Quản lý việc lên lớp-sau khi lên lớp. *Quản lý việc lên lớp:
Hoạt động dạy học được thể hiện chủ yếu bằng hình thức dạy học trên lớp với những giờ lên lớp và hệ thống bài học. Lên lớp là hoạt động cụ thể của giáo viên nhằm thực hiện toàn bộ giáo án đã vạch ra. Đây là lúc giáo viên và học sinh tiếp xúc với nhau. Chính trong thời gian đó người giáo viên thể hiện năng lực, kinh nghiệm tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, sử dụng phương tiện, đồ dùng, phương pháp dạy học; nghệ thuật sư phạm trong giảng dạy, giao tiếp, xử lý tình huống trong và ngoài dự kiến… nó giữ vai trò quyết định đến chất lượng dạy học.
Khi lên lớp thì việc mở đầu tiết học có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình sau này của tiết học. Chính nó quyết định nhịp điệu của tiết học, trạng thái tình cảm của GV và HS. Tiết học hiện đại thường bắt đầu bằng việc tạo nên tình huống có vấn đề, gây hứng thú và thu hút sự chú ý của học sinh vào những vấn đề, tạo cho họ có nhu cầu, hứng thú, chờ đợi tiếp nhận những tri thức mới mà tiết học mang lại nhưng nhiều GV dạy Toán không chú ý đến điều này.
Trong tiến trình tiết học, giáo viên phải chú ý duy trì được không khí tích cực, hào hứng trong học sinh đối với bài học, luôn đặt họ ở trong những tình huống phải tích cực hoá những tri thức, những kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề và thông qua đó mà lĩnh hội tri thức mới…
Tư thế, tác phong của người giáo viên phải đúng mực, ăn mặc gọn gàng, giản dị, ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng, truyền cảm, nhịp điệu nói phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, biết cách thay đổi giọng nói.
Kết thúc tiết học phải làm sao đạt được mục đích, yêu cầu của tiết học.
Thực tể nhiều GV Toán vào bài bằng cách kiểm tra bài tập, dạy bài mới như cung cấp lý thuyết, cho HS làm bài tập nên làm cho giờ học nhàm chán, làm giảm hứng thú, động cơ học tập cho HS.
Mặt khác, GV Toán dạy thường không tuôn theo giáo án đã vạch ra nên có thể không tạo cơ hội bình đẳng cho mọi HS( do vừa dạy vừa nghĩ ra bài tập vận dụng nhất là đại số và giải tích).
Biện pháp quản lý giờ lên lớp:
- Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp cho GV Toán.
- Kiểm tra sổ trực bộ phận trực( giám sát chuyên môn). - Tổ chức kiểm tra qua hoạt động dự giờ.
*Quản lý sau khi lên lớp:
Sau tiết học, người giáo viên phải phân tích sư phạm một cách tổng hợp, cụ thể cần làm sáng tỏ: Chất lượng của việc tích cực hoá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo; Chất lượng hình thành những khái niệm và kỹ năng, kỹ xảo; Chất lượng khái quát hoá và hệ thống hoá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo; Chất lượng ra bài về nhà và hướng dẫn học sinh tự học…
Từ sự phân tích tiết học đó, những kinh nghiệm thành công và thất bại rút ra cần ghi lại phía dưới giáo án để những tiết học lần sau được tiến hành với những kết quả cao hơn. Đây là điều mà mọi nhà quản lý cần quan tâm chú trọng khi kiểm tra bài soạn của giáo viên ở các tiết đã dạy .
1.4.1.5.Quản lý việc dự giờ của giáo viên
Dự giờ là việc làm hết sức quan trọng của mỗi giáo viên, nó giúp cho giáo viên chủ động, tích cực hơn trong bài giảng của mình. Dù thế nào đi nữa thì mỗi khi có người đến dự giờ, các giáo viên đều có tinh thần chuẩn bị bài kĩ hơn, đôi khi còn có sự trao đổi về bài dạy trước khi lên lớp, đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa đối với mỗi giáo viên. Khi có người đến dự giờ, lớp học cũng diễn ra sôi nổi hơn, ý thức học tập của học sinh tốt hơn, đây là điều kiện tốt nhất để giáo viên phát huy tính sáng tạo, nâng cao ý thức tự học của học sinh.
Môn Toán có nhiều kiểu bài như bài dạy khái niêm, bài dạy định lý, dạy ôn tập, bài tập và lời giải rất đa dạng nên có tính linh hoạt rất cao trong từng bài dạy, giờ dạy. Sau mỗi tiết dự giờ việc trao đổi thông tin giữa người dạy và người dự giúp cho họ học tập, rút kinh nghiệm từ tiết dạy của đồng nghiệp mà còn giúp cho họ những sáng tạo trong xử lí các tình huống trong dạy học, nâng cao trình độ chuyên môn.
Thông qua hoạt động dự giờ cán bộ quản lý biết được việc thực hiện nội dung, chương trình môn Toán, trình độ, năng lực của giáo viên và học sinh. Biện pháp quản lý hoạt động dự giờ:
- Quy định về hoạt động dự giờ của GV.
- Kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn, việc kiểm tra sổ dự giờ của GV - Dự giờ trực tiếp cùng giáo viên.
- Tổ chức các hoạt động dự giờ theo chuyên đề hay đột xuất.
1.4.1.6.Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học
Môn toán là môn khoa học cơ bản, và có vai trò quan trọng trong sự phát triển tư duy, kỹ năng, tính sáng tạo của HS, do đó vấn đề cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở trường THPT là: hướng dẫn HS học tập tích cực, chủ động, phát huy tính sáng tạo, rèn luyện kỹ năng giải toán, phát triển tư duy toán học. Để làm được điều này đòi hỏi mối GV trước hết phải có trình độ chuyên môn
vững vàng, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động, lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học. Biện pháp quản lý việc đổi mới PPDH:
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho GV.
- Thi thiết kế giáo án, tổ chức hội giảng thi GV giỏi. - Tổ chức các chuyên đề về phương pháp dạy học. - Tổ chức các phong trào thi đua.
1.4.1.7. Quản lý việc đánh giá học sinh
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập là một trong những khâu quan trọng của quá trình dạy học, giúp định hướng cho quá trình dạy học. Theo Giáo sư Nguyễn Đức Chính ( ĐH Quốc Gia Hà Nội) kiểm tra có mục tiêu:
*Cho học sinh và phụ huynh học sinh
- Kiểm tra nhằm mục đich động viên, khuyến khích, tạo động lực cho học sinh học tập và tiến bộ không ngừng.
- Kiểm tra, đánh giá giúp hoc sinh tự đánh giá được việc nắm kiến thức, kỹ năng. Qua đó học sinh thấy được sự tiến bộ hay tụt lùi của bản thân để rút kinh nghiệm, điều chỉnh quá trình học tập của bản thân. Điều này không những thể hiện bằng điểm số mà còn thể hiện bằng nhận xét khi trả bài của giáo viên.
*Cho giáo viên:
- Theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh để có kế hoạch hỗ trợ học sinh học tập trong các nội dung ở các chương tiếp sau và ôn tập lại nội dung đã học.
- Thu thập các thông tin từ các bài kiểm tra đánh giá để biết được kết quả dạy học của bản thân; điều chỉnh quá trình dạy học của bản thân (phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, tổ chức nội dung dạy học)
- Rút kinh nghiệm các kỹ năng giải toán * Cho nhà quản lý:
- Giám sát quá trình dạy – học của thầy – trò.
- Có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ thầy – trò tốt hơn.[11]
Trong dạy học môn Toán ở Trường THPT việc kiểm tra HS thường qua kiểm tra việc giải bài tập toán của HS. Bài tập dùng trong kiểm tra phải là những kiến thức và kỹ năng cơ bản, trọng tâm của bài, chương, có ý nghĩa thiết thực đối với HS, phù hợp với chuẩn kiến thức kỹ năng ( Tránh bài quá khó hoạc quá dễ).
Theo Benjamin Blom thì bài tập dùng trong kiểm tra phải có các mức độ biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá để phân loại và tạo sự sáng tạo cho HS. Biện pháp quản lý :
- Nâng cao nhận thức cho GV Toán về ý nghĩa tầm quan trọng, chức năng và các yêu cầu sư phạm của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS.
- Yêu cầu GV tổ chức kiểm tra, thi đúng qui chế. - Xây dựng bộ đề kiểm tra chung cho các khối.
- Kiểm tra việc chấm, trả bài, vào điểm của GV, nhật ký đánh giá HS của GV.