Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động dạy học mônToán ở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn toán ở các trường trung học phổ thông huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 80)

Trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

2.4.4.1. Điểm mạnh

Chỉ đạo một cách sâu sát đến việc lên các kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch của tổ Toán tương đối tốt, chú trọng quản lý hoạt động dạy học môn Toán.

Việc quản lý thực hiện chương trình đã được quan tâm đặc biệt là chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình dạy tự chọn môn Toán.

Trình độ GV đảm bảo chuẩn hóa, tuổi đời dưới 30 có số lượng đông và có xu hướng phát triển, nhiệt tình trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.

Đội ngũ GV thực hiện tương đối tốt quy chế chuyên môn như dạy đúng đủ nội dung, chương trình, thực hiện kiểm tra và thi một cách nghiêm túc,..

Bước đầu đã quan tâm chỉ đạo đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá HS. Nhiều HS có động cơ và thái độ học tập đúng đắn, có thành tích cao trong học tập.

Hoạt động học môn Toán của HS cũng được quan tâm và có nhiều biện pháp phù hợp nhất là công tác bồi dưỡng HS giỏi.

Công tác thi đua, khen thưởng được thực hiện công bằng, khách quan đúng đối tượng.

2.4.4.2. Điểm yếu

Công tác bồi dưỡng đội ngũ chưa làm thường xuyên

Hoạt động đổi mới PPDH mới chỉ dừng lại ở hình thức chưa có chất lượng. Biện pháp quản lý HĐDH môn Toán mới dừng lại ở một số khâu như quản lý chương trình, bồi dưỡng HS giỏi bên cạnh đó hoạt động kiểm tra đánh giá HS chưa làm thường xuyên, chưa có chiều sâu.

Các nhà trường thực sự quan tâm, đầu tư CSVC, PTDH hiện đại nên còn đầu tư dàn trải, không đồng bộ.

Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học chỉ tập trung ở một số chuyên đề nhất định, chưa áp dụng ở tất cả các lĩnh vực trong nhà trường.

2.4.4.3. Nguyên nhân

- Về phía GV:Không ít GV chưa có PPDH phù hợp với các đối tượng học sinh có trình độ khác nhau, chưa thực sự quan tâm đến tất cả học sinh trong cả lớp mà chỉ chú trọng một số em học khá, giỏi. Một số GV chưa khắc sâu kiến thức cơ

bản, chưa rèn các kỹ năng giải toán cho HS. Đặc biệt còn có GV yêu cầu quá cao, cho nhiều bài khó đánh đó HS và chưa thật tâm lý, chưa động viên khéo léo kịp thời đối với những tiến bộ của HS.

- Về phía HS: Nhiều HS còn “ hổng” kiến thức ở lớp dưới nên có tâm lý “sợ” môn Toán. Một số HS chưa chuẩn bị chu đáo dụng cụ đồ dùng, dụng cụ học tập đặc biệt chuẩn bị kiến thức của bài cũ trước khi đến lớp. Một số em thiếu có ý thức tìm tòi, sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu vươn lên, còn có thái độ ỷ lại dựa dẫm vào các bạn và thầy cô.

- Về phía nhà trường: Kế hoạch chỉ đạo một số nội dung trong quản lý HĐDH chưa đồng bộ, chưa thường xuyên. Công tác kiểm tra-đánh giá HĐDH chưa thường xuyên ,kết quả chưa công khai cho GV và HS còn nặng về thành tích. CSVC, PTDH chưa đảm bảo cho HĐDH môn Toán.

Tiểu kết Chƣơng 2

Chương 2 đã khái quát được tình hình kinh tế - xã hội cũng như phát triển giáo dục huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Đồng thời thu thập, thống kê, phân tích số liệu cụ thể về tình hình đội ngũ CBQL, GV và HS cũng như thống kê số liệu ,đánh giá thực trạng về hoạt động dạy học của GV và HS.

Đặc biệt, chương 2 đã đi sâu khảo sát, phân tích, đánh giá và làm nổi bật thực trạng quản lý hoạt động dạy học mô Toán của GV, quản lý hoạt động học môn Toán cảu HS và quản lý CSVC, PTDH Toán.

Qua đó, thấy thực trạng công tác quản lý HĐDH môn Toán trong các nhà trường bên cạnh những ưu điểm, còn nhiều bất cập, hạn chế.

Xuất phát từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý nêu ở chương 3 nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để nâng cao chất lượng môn Toán ở các Trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TIỀN HẢI

TỈNH THÁI BÌNH 3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp

Để nâng cao chất lượng HĐDH môn Toán tại các trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình cần có các biện pháp QL phù hợp.

Khi đề xuất các biện pháp phải căn cứ vào thực trạng quản lý HĐDH môn Toán ở các trường THPT và các nguyên tắc như nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.

3.1.1.Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi và kế thừa

Việc xây dựng các biện pháp quản lý phải dựa trên điều kiện cụ thể, hoàn cảnh, môi trường khách quan, chủ quan của các trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Các biện pháp quản lý được khả thi chỉ khi nó phù hợp với nhu cầu thực tế để giải quyết những khó khăn trong quản lý HĐDH môn Toán ở các nhà trường đang cần giải quyết.

Mặt khác, Các biện pháp đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn tình hình kinh tế xã hội, giáo dục của huyện Tiền Hải, gắn với chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển giáo của nhà nước và thực trạng quản lý HĐDH môn Toán ở các nhà trường.

Những biện pháp đề xuất phải phù hợp với nhu cầu và phải căn cứ vào điều kiện CSVC, đội ngũ, HS cũng như thực trạng quản lý HĐDH môn Toán của các nhà trường để có thể triển khai trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.

Một số biện pháp trong thực tế ở trường đã triển khai và bước đầu phát huy tác dụng; điều này được nêu rõ trong phần đánh giá thực trạng ở chương 2. Nên các biện pháp đề xuất phải kế thừa và phát huy những thành quả hiện có. Việc đổi mới là khắc phục cái yếu kém, cái không phù hợp tìm ra biện pháp phù hợp và hiệu quả hơn.

3.1.2.Nguyên tắc đả m bảo tính hê ̣ thống, đồng bộ

trình dạy học:Mục tiêu, nô ̣i dung, phương pháp, phương tiê ̣n, người da ̣y, người ho ̣c và kết quả dạy họ c và môi trường dạy học . Các nguyên tắc đề xuất phải có tính hê ̣ thống tác động đến toàn bô ̣ các thành tố của quá trình da ̣y ho ̣c nhằm ta ̣o ra những thay đổi tích cực.

Các biện pháp phải tác động đồng bộ đến các khâu trong quá trình QL từ kế hoạch, tổ chức thực hiện đến kiểm tra, đánh giá hoạt HĐDH môn Toán.

Các biện pháp phải đặt trong mối quan hê ̣ thống nhất biê ̣n chứng , không thể tách rời một yếu tố nào trong hoạt động quản lý . Chỉ khi thực hiện đồng bộ , có hệ thống các biện pháp mới phát huy được thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao chất lươ ̣ng da ̣y ho ̣c ở trường phổ thông.

3.1.3.Nguyên tắc đả m bảo tính khách quan

Các biện pháp quản lý HĐDH môn Toán đề xuất phát từ bản thân HĐDH môn Toán dựa trên cơ sở đảm bảo tôn trọng, tuân thủ các quy định của Nhà nước, của Bộ, Ngành và các quy luật khách quan khác trong quản lý HĐDH.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn toán ở các trƣờng THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Xuất phát từ cơ sở lý luâ ̣n quản lý hoa ̣t đô ̣ng da ̣y ho ̣c và thực tra ̣ng quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THPT huyện Tiền Hải , tỉnh Thái Bình . Chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH môn Toán nhằm nâng cao chất lươ ̣ng môn Toán ở các trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ GV Toán

Đội ngũ GV Toán các Trường THPT huyện Tiền Hải có trên 30% không được đào tạo ĐHSP chính quy và không tốt nghiệp trong trường sư phạm nên trình độ, năng lực chưa cao. Vì vậy, cần tăng cường bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên Toán. Phấn đấu tất cả giáo viên Toán phải đảm bảo có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có năng lực giảng dạy tốt, có đạo đức nghề nghiệp, yêu thương HS góp phần nâng cao được chất lượng GD của các nhà trường.

3.2.1.1. Chỉ đạo quá trình bồi dưỡng chương trình môn Toán THPT * Mục tiêu:

Giúp GV hiểu và có ý thức thực hiện đúng chương trình, sách giáo khoa. Đặc biệt là chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình môn Toán cấp THPT.

*Nội dung:

-Bồi dưỡng chương trình môn Toán cấp THPT - Bồi dưỡng chuẩn kiến thức kỹ năng của từng lớp

* Cách thực hiện:

- Cung cấp đủ tài liệu chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán, Chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT môn Toán cho GV.

- Chỉ đạo các nhóm chuyên môn nghiên cứu chương trình Toán THPT sau đó tổ chức hội nghị chuyên đề giới thiệu cho các thành viên trong tổ thảo luận để họ biết và thấu hiểu chương trình môn Toán THPT.

- Yêu cầu mỗi GV Toán phải nắm vững các nội dung trình bày trong SGK Toán chương trình cơ bản và nâng cao.

- Mời chuyên gia về chương trình môn Toán THPT giới thiệu về cấu trúc nội dung chương trình, tổ chức trao đổi thảo luận giữa GV với chuyên gia về nội

dung chương trình.

- Hướng dẫn soạn giáo án, ra đề kiểm tra bám sát vào chuẩn kiến thức kỹ năng môn Toán

- Chỉ đạo GV Toán cần tìm hiểu, nghiên cứu chương trình các môn có liên quan để có thể thiết lập mối quan hệ liên môn trong quá trình dạy học. Qua đó, giúp HS có tư duy linh hoạt mềm dẻo khi học các môn học khác.

* Điều kiện để thực hiện:

-CBQL phải nhận thức được tầm quan trọng của việc hiểu chương trình và chuẩn chương trình môn Toán.

- GV Toán phải có nhu cầu hiểu chương trình. - Có nguồn tài chính thực hiện

3.2.1.2. Chỉ đạo quá trình bồi dưỡng về PPDH môn Toán THPT. * Mục tiêu:

Giúp GV Toán hiểu, có ý thức vận dụng và nâng cao năng lực sử dụng các PPDH Toán, giúp họ lựa cho ̣n các PPDH phù hợp với từng nội dung , tạo điều kiện

thuận lợi cho HS phát huy tính tích cực , tự giác, chủ động và sáng tạo trong hoạt đô ̣ng ho ̣c tâ ̣p.

* Nội dung:

- Nâng cao nhận thức về đổi mới PPDH trong CBQL và đô ̣i ngũ giáo viên. - Bồi dưỡng kiến thức về các xu hướng và PPDH hiện đại.

- Cải tiến PP DH củ a GV trong đó tăng cường viê ̣c sử du ̣ng hiê ̣u quả CSVC , PTDH Toán, ứng dụng CNTT và truyền thông trong quá trình dạy học .

* Cách thực hiện:

- Chỉ đạo tổ Toán nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực, chú trọng các xu hướng dạy học hiện đại sau đó giới thiệu cho các thành viên tổ Toán để cùng nghiên cứu, thảo luận đảm bảo các thành viên nắm vững nội dung, yêu cầu các PPDH hiện đại.

- Chỉ đạo tổ Toán tuyên truyền để GV nhận thức được vai trò của PPDH trong việc nâng cao chất lượng môn toán cho HS.

- Chỉ đạo và tạo điều kiện tối đa cho tất cả cán bộ , giáo viên và nhân viên nhà trường tham gia các đợt bồi dưỡng, tâ ̣p huấn về chuyên đề đổi mới PPDH.

- Tổ chức các chuyên đề về việc đổi mới PPDH môn Toán: + Chuyên đề do GV nhà trường thực hiện.

+ Mời các chuyên gia tư vấn về đổi mới PPDH. - Chỉ đạo GV soạn bài theo hướng đổi mới PPDH.

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá giờ dạy theo yêu cầu đổi mới PPDH, hướng việc đánh giá giáo viên giỏi trong nhà trường theo các tiêu chí trên.

- Thường xuyên kiểm tra việc đổi mới PPDH, kiểm tra việc sử dụng các PTDH trong các giờ lên lớp của GV.

- Chỉ đạo GV cải tiến và làm đồ dùng trong dạy Toán.

- Xây dựng quy chế thi đua khen thưởng, đô ̣ng viên giáo viên sử du ̣ng có hiê ̣u quả PTDH và tích cực đổi mới PPDH.

* Điều kiện để thực hiện:

-CBQL, giáo viên phải nhận thức rõ được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc đổi mới PPDH.

- GV phải có trình độ và năng lực ngoại ngữ, tin học. - CSVC, PTDH đảm bảo đầy đủ

3.2.1.3. Đổi mới việc phân công chuyên môn cho GV Toán * Mục tiêu:

- Bồi dưỡng, phát huy khả năng trình độ chuyên môn của GV, phát huy tính tích cực học tập của GV Toán. Tăng cường sự hiểu biết tâm lý HS cho GV.

- Giúp GV nhìn nhận và đánh giá được nhiều đối tượng HS. - Tạo đội ngũ GV Toán đồng đều

* Nội dung:

- Đa dạng hóa cách phân công chuyên môn, phân công một GV làm song song nhiều nhiệm vụ.

- Phân công theo hình thức “Đội công tác”

* Cách thức thực hiện:

- Phân công GV giỏi dạy ngoài việc dạy lớp có chất lượng cao còn phải dạy lớp có nhiều HS yếu.

- Phân công theo hình thức “ Thợ cả kèm thợ con”:

+ Phân công 2 GV cùng bồi dưỡng một đội tuyển HS giỏi( GV giỏi kèm GV chưa giỏi).

+ Phân công GV chưa giỏi dạy một số tiết ở các lớp chất lượng cao để GV có ý thức vươn lên về trình độ

+ Phân công mỗi GV chỉ được dạy một lớp chất lượng cao - Tiếp tục phân công mỗi GV dạy hai khối và dạy theo lên

* Điều kiện thực hiện:

- Tập thể GV đoàn kết, có ý thức giúp đỡ nhau.

- CBQL nhìn nhận đúng năng lực của từng GV, quan tâm chia sẻ sự khó khăn khi 2 GV cùng dạy một lớp.

- HS có thái độ và động cơ học tập đúng

3.2.1.4.Đổi mới quá trình dự giờ, rút kinh nghiệm. * Mục tiêu:

- Kiểm tra, đánh giá được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như việc thực hiện nội dung chương trình của GV và trình độ, năng lực toán của HS.

- Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho GV và thái độ học tập tích cực cho HS. - Xây dựng nền nếp dự giờ.

* Nội dung:

- Quản lý hoạt động dự giờ của GV Toán.

-Quản lý nội dung chương trình, PPDH của GV Toán,.. - Quản lý hồ sơ dự giờ.

* Cách thực hiện:

- Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp cho GV Toán.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ dự giờ cho GV theo các nội dung: + Xác định mục đích dự giờ

+ Tiến hành dự giờ: Quan sát về diễn biến thực tế của giờ lên lớp những vấn đề sau:

Hoạt động dạy của giáo viên: Công tác chuẩn bị, nội dung kiến thức, PPDH, sử dụng đồ dùng dạy học, phân phối thời gian.

Hoạt động học của học sinh: Nề nếp học tập, phương pháp học tập, khả năng tiếp thu kiến thức kỹ năng, kết quả học tập.

Quan hệ giao tiếp: Quan hệ thầy- trò; quan hệ trò - trò; việc xử lý tình huống sư phạm

+ Đánh giá giờ dạy theo các nội dung về công tác chuẩn bị, kiến thức, PPDH, thiết bị dạy học, tác phong GV

+ Trao đổi với GV dạy về điểm mạnh, điểm yếu của bài dạy. Trao đổi phải trên tinh thần hợp tác, học hỏi và giúp đỡ nhau để nâng cao chất lượng môn Toán.

- Chỉ đạo dự giờ:

+ Chỉ đạo tổ Toán 2 tuần có 1 giờ dạy để GV đến dự, ngay sau đó tổ chức nhận xét, đánh giá giờ dạy của GV.

+ Yêu cầu mỗi GV đi dự giờ ít nhất 1 tiết/tuần nhưng phải có trao đổi nhận xét đánh giá người dạy .

+ Tiếp tục tổ chức hội giảng mỗi năm 2 lần( học kỳ I nhân dịp 20/11, học kỳ II vào cuối tháng 2 đầu tháng 3) và tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá ngay sau giờ dạy.

+ Tăng cường dự giờ theo các chuyên đề

- Tăng cường kiểm tra sổ dự giờ chú ý đến việc GV ghi chép tiến trình dạy,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn toán ở các trường trung học phổ thông huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)