Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Trung tâm Thông tin-Thư viện Học

Một phần của tài liệu Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Trung tâm Thông tin -Thư viện Học viện Ngân hàng (Trang 34)

8. Dự kiến kết quả nghiên cứu

1.2.4Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Trung tâm Thông tin-Thư viện Học

Thư viện Học viện Ngân hàng.

Cơ cấu tổ chức

Với đội ngũ cán bộ gồm 14 người trung tâm được tổ chức thành các bộ phận chức năng như sau: Tổ bổ sung và xử lý tài liệu, Tổ Phục vụ bạn đọc và bảo quản tài liệu, Tổ sản phẩm và marketing.

Đội ngũ cán bộ

Trong tổng số 14 cán bộ (2 nam và 12 nữ) trong đó 12 cán bộ được đào tạo chính quy về chuyên ngành thư viện chiếm 85,7%, 04 thạc sĩ chiếm 28,5%

1.2.5. Nguồn lực thông tin của Trung tâm Thông tin Thư viện Học viện Ngân hàng.

Trung tâm TT-TV Học viện Ngân hàng hiện có khoảng hơn 50 nghìn bản sách, cụ thể số tên tài liệu thuộc các loại hình như sau:

- Sách: 7.690 tên (50.538 bản) - Khoá luận: 3555 tên

- Luận văn, luận án: 1.380 cuốn - Kỉ yếu, NCKH: 300 tên - Báo, tạp chí: 114 tên - Đĩa CD – ROM: 100 đĩa

Tài liệu số: hơn 200 tài liệu.

Như vậy có thể thấy các loại hình tài liệu của Trung tâm TT-TV Học viện Ngân hàng khá đa dạng, song tài liệu in chiếm phần lớn ,tài liệu nghe nhìn, tài liệu số tuy đã được đầu tư nhưng còn chưa nhiều.

1.2.6 Cơ sở vật chất - trang thiết bị của Trung tâm Thông tin – Thư viện Học viện Ngân hàng viện Học viện Ngân hàng

Trung tâm TT-TV hiện nay là một đơn vị độc lập nằm trong tòa nhà 07 tầng với diện tích sử dụng 1.600 m2, được trang bị để phục vụ tại chỗ đồng thời cho 400 người dùng tin:

Máy tính cho sinh viên truy cập Internet: 37 máy Máy tính cho giáo viên: 12 máy

Hệ thống wireless: 01 bộ phát Máy tính tra cứu: 06 máy Máy tính nghiệp vụ: 08 máy Máy Scan: 02 cái

Các trang thiết bị bảo vệ an ninh: Cổng từ, máy quét mã vạch… và một số thiết bị văn phòng khác

1.2.7 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Trung tâm Thông tin -Thư viện Học viện Ngân hàng. tin -Thư viện Học viện Ngân hàng.

Nghiên cứu người dùng tin (NDT) và nhu cầu tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các Trung tâm TT-TV, với mục đích là không ngừng nâng cao khả năng thỏa mãn nhu cầu tin của NDT. NDT chính là người tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ TT-TV, là đối tác, khách hàng của hoạt động TT-TV còn nhu cầu tin chính là nguồn gốc nảy sinh hoạt động TT-TV. Chính vì vậy NDT và nhu cầu tin là nhân tố điều chỉnh, định hướng cho hoạt động TT-TV đặc biệt trong quá trình phát triển các sản phẩm và dịch vụ TT-TV mới. Muốn cho các sản phẩm và dịch vụ TT-TV có hiệu quả sử dụng và chất lượng cao thì cơ quan TT-TV phải nắm vững đặc điểm NDT và nhu cầu tin để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ TT-TV phù hợp với nhu cầu của họ.

1.2.7.1 Đặc điểm người dùng tin tại Trung tâm Thông tin -Thư viện Học viện Ngân hàng. Học viện Ngân hàng.

Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay có thề phân chia NDT thành các nhóm sau”

Nhóm 1 cán bộ lãnh đạo, quản lý

Nhóm này bao gồm Ban Giám đốc Học viện Ngân hàng, cán bộ lãnh đạo Đảng chính quyền, đoàn thể, Giám đốc các trung tâm, các trưởng phó khoa, bộ môn. Phần lớn cán bộ lãnh đạo quản lý của Học viện Ngân hàng ngoài công việc quản lý, họ còn tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học đồng thời cũng là những người xây dựng chiến lược, kế hoạch, đề ra những phương hướng phát triển của Học viện Ngân hàng. Nhóm này tuy số lượng không lớn nhưng đặc biệt quan trọng, họ vừa là NDT vừa là chủ thể thông tin, đồng thời cũng là những người cung cấp thông tin có giá trị, do vậy cán bộ TT-TV cần phải khai thác triệt để nguồn thông tin này bằng cách trao đổi , xin ý kiến nhằm tăng cường nguồn lực thông tin cho công tác TT-TV.

Đối với NDT thuộc nhóm này thông tin là công cụ của quản lý vì quản lý là quá trình biến đổi thông tin thành hành động. Thông tin càng đầy đủ thì quá trình quản lý càng đạt kết quả cao. Do vậy Thông tin cần cho nhóm này có diện rộng, mang tính chất tổng kết, dự báo trên các lĩnh vực về kinh tế chính trị xã hội, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước…Bên cạnh đó họ còn cần thêm những thông tin về chuyên ngành phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu.

Do NDT thuộc nhóm này có quỹ thời gian để tìm kiếm thông tin là rất ít nên hình thức cung cấp là các sản phẩm và dịch vụ TT-TV có giá trị gia tăng cao, thông tin có chọn lọc và phục vụ thông tin theo yêu cầu cụ thể. Thông tin được cung cấp phải ưu tiên, mang tính hệ thống, khách quan đầy đủ, tin cậy, thuận tiện để họ có thể tham khảo, nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định quản lý chính xác, kịp thời.

Nhóm 2: Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy

Hiện nay tiến trình đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đại học đã đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và học tập của đội ngũ giảng viên và cán bộ nghiên cứu. Để thực hiện tốt các công trình nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng bài giảng, họ cần sử dụng các sản phẩm và dịch vụ TT-TV để khai thác tìm kiếm thông tin. Nhưng họ cũng là người cung cấp thông tin thông qua hệ thống các bài giảng, các bài báo tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học, các đề xuất, kiến nghị.

NDT thuộc nhóm này có trình độ kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực chuyên ngành. Do đó thông tin cho nhóm này là kết quả các công trình nghiên cứu khoa học, các đề tài đã và đang được tiến hành, những nguồn thông tin khoa học có thể truy nhập được, các hoạt động khoa học được triển khai vừa mang tính chuyên sâu vừa mang tính lý luận và thực tiễn. Hình thức phục vụ nhóm này là các thông tin chuyên đề, thông tin chọn lọc, thông tin tài liệu mới.

Nhóm 3: Nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên

Đây là nhóm NDT đông đảo là đối tượng phục vụ chính của Trung tâm TT-TV Học viện Ngân hàng nhưng nhóm NDT này cũng là nhóm có biến động nhất.

Đối với NDT là nghiên cứu sinh, học viên cao học - những người đã tốt nghiệp đại học, đã qua công tác thực tiễn tại các cơ quan ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Thì thông tin họ cần là những thông tin có tính chất chuyên ngành phù hợp với chương trình đào tạo, đề tài , đề án của họ.

Đối với NDT là sinh viên, nhu cầu tin của họ chịu sự chi phối rất lớn vào chương trình đào tạo của ngành học và định hướng nghề nghiệp của họ sau khi ra trường. Do đó ngoài việc sử dụng thông tin cho mục đích học tập và tự nghiên cứu, sinh viên còn sử dụng thông tin cho mục đích giải trí nhằm nâng cao đời sống tinh thần của mình, rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho công việc của họ sau này (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình thức phục vụ cho nhóm đối tượng này chủ yếu là thông tin phổ biến về những tri thức cơ bản dưới dạng sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo hoặc một số bài viết trong các tạp chí, những luận án, luận văn có tính chất cụ thể, trực tiếp phục vụ cho môn học và chuyên ngành đào tạo.

Việc phân chia NDT thành 3 nhóm trên chỉ mang tính chất tương đối vì trên thực tế có NDT vừa làm công tác quản lý vừa là cán bộ nghiên cứu, vừa là giảng viên vừa là nghiên cứu sinh, học viên cao học…Do vậy muốn đáp ứng thông tin cho họ không chỉ nắm vững nhu cầu tin của từng nhóm NDT mà phải nắm vững nhu cầu tin của từng đối tượng NDT cụ thể thì mức độ đáp ứng mới đạt hiệu quả cao.

Tóm lại số lượng NDT của Học viện Ngân hàng khá lớn và đa dạng. Ngoài số cán bộ công chức người lao động đang công tác Học viện Ngân hàng còn có sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh đang được đào tạo tại trường.

Bên cạnh trình độ chuyên môn, NDT tại Học viện Ngân hàng còn không ngừng nâng cao trình độ ngoại ngữ để có thể tiếp cận với các thành tựu trên thế giới góp phần nâng cao chất lượng quản lý, nghiên cứu, giảng dạy và học tập.

Qua phiếu thăm dò nhu cầu tin của NDT tại Trung tâm TT-TV Học viện Ngân hàng thì thấy ngoại ngữ được sử dụng nhiều nhất là tiếng anh chiếm 96% (252 phiếu trên tổng số 262 phiếu thu về)

Ngoài những đặc điểm trên đây, các yếu tố về đời sống vật chất, tinh thần cũng ảnh hưởng rất lớn đến NDT trong Học viện Ngân hàng.

Tất cả các đặc điểm trên đây có ảnh hưởng rất lớn đển sự phát triển và biến đổi về nhu cầu tin của Học viện Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng.

1.2.7.2 Đặc điểm nhu cầu tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Học viện Ngân hàng.

Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì hoạt động sống của con người. Nhu cầu tin

là yếu tố quan trọng tạo nên động cơ của hoạt động thông tin, vì vậy có thể coi nhu cầu tin là nguồn gốc tạo ra thông tin. Trong hoạt động TT-TV việc thỏa mãn nhu cầu tin của NDT là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cơ quan TT-TV. Tác giả đã tiến hành điều tra nhu cầu tin của người dùng tại Trung tâm TT-TV Học viện Ngân hàng. Với 300 phiếu phát ra thu về 262 phiếu đạt 87.3 % . Qua phân tích kết quả thu được tác giả đã khái quát các đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin như sau:

Bảng 1.1: Mục đích thu thập thông tin của NDT

STT Mục đích thu thập thông tin Tỷ lệ %

1 Học tập 96%

2 Giảng dạy 0.76%

3 Nghiên cứu khoa học 5%

4 Quản lý 0

5 Tự nâng cao trình độ 11.5%

Qua bảng trên ta có thể thấy mục đích thu thập thông tin phục vụ học tập chiếm đa số, sau đó đến mục đích tự nâng cao trình độ và phục vụ nghiên cứu khoa học. Riêng phục vụ cho mục đích quản lý thì không thu được ý kiến nào. Điều này được lý giải ở chỗ, cán bộ quản lý hầu hết là những người kiêm nhiệm nhiều vị trí như quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học nên quỹ thời gian rất eo hẹp. Vì vậy, tần suất đến thư viện ít, không có thời gian sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tại thư viện mà phải qua hình thức khác như dịch vụ cung cấp thông tin chọn lọc.

Phân tích số liệu điều tra về ngoại ngữ chính mà người dùng tin sử dụng thì có kết quả như sau: Tiếng Anh là ngoại ngữ chiếm đa số 89,3%,Tiếng Pháp chiếm 0.4%, Ngoại ngữ khác chiếm 9.2% như biểu đồ sau

Biểu 1.2: Ngoại ngữ chính mà NDT sử dụng

Lĩnh vực người dùng tin có nhu cầu sử dụng thông tin lần lượt như sau: kinh tế chiếm 95.8%, xã hội 34%, văn hóa 28%, chính trị 19.5%,quan hệ quốc tế 18%, luật pháp 18%, triết học 11.5%, lịch sử 7.3%, kỹ thuật 8%, tôn giáo là 3%, lĩnh vực khác là 14%

Về qũy thời gian dùng để đọc tài liệu mỗi ngày của NDT thì phần lớn NDT dành 2-4h đọc tài liệu mỗi ngày chiếm 64%, số NDT dành dưới 1h đọc tài liệu mỗi ngày chiếm tỉ lệ cũng khá cao 21.4%, số NDT dành 4-6h mỗi ngày cho đọc tài liệu là 8.8%, còn lại 5.7% dành 6-8h mỗi ngày cho đọc tài liệu.

Biểu 1.4: Qũy thời gian NDT đọc tài liệu mỗi ngày

Biểu 1.6: Loại hình tra cứu NDT thƣờng sử dụng

Tóm lại nhu cầu của người dùng tin trong Học viện Ngân hàng mang rõ nét của một trường đại học chuyên ngành kinh tế. Nhu cầu tin mang tính chuyên sâu cao. Trong tình hình hiện nay lĩnh vực kinh tế trong nước và trên thế giới có những thay đổi, biến động nhanh chóng. Vì vậy đòi hỏi cán bộ TT- TV phải nắm bắt được nhu cầu tin của NDT để có những định hướng, phương pháp xây dựng, tổ chức các sản phẩm và dịch vụ TT-TV phù hợp với đặc điểm nhu cầu tin của NDT trong những giai đoạn nhất định phù hợp với tình hình phát triển của kinh tế xã hội đất nước và thế giới. Như N. Tujlina đã lưu ý: cần thay đổi trật tự rằng người dùng tin phải làm quen với các sản phẩm, dịch vụ do các cơ quan TT-TV tạo ra, mà chính là các cơ quan này phải làm quen với NDT để có thể tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin phù hợp với nhu cầu của họ.

1.3. Vai trò và yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ thông - tin thƣ viện của Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Học viện Ngân hàng.

1.3.1 Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện đối với Trung tâm Thông tin – Thư viện Học viện Ngân hàng: Trung tâm Thông tin – Thư viện Học viện Ngân hàng:

Cũng giống như vai trò của sản phẩm và dịch vụ TT-TV nói chung, sản phẩm và dịch vụ TT-TV của Trung tâm TT-TV Học viện Ngân hàng có vai trò sau:

Đối với xã hội nói chung:

Nâng cao năng lực kiểm soát tài nguyên thông tin và trang bị thông tin trong xã hội; Bảo vệ an toàn và lâu dài môi trường thông tin; Đẩy mạnh việc chia sẻ thông tin trong hệ thống thông tin quốc gia; Dễ dàng tạo lập thị trường mới về thông tin. [9. tr.11] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với cơ quan thông tin – thƣ viện và Ngƣời dùng tin:

Sản phẩm và dịch vụ TT-TV là một phức thể bao hàm nhiều yếu tố cấu thành, đóng vai trò công cụ để thực hiện các mục tiêu của các cơ quan TT- TV. Sản phẩm và dịch vụ TT-TV thích hợp giúp NDT ở mọi lúc mọi nơi có điều kiện để truy nhập và khai thác nguồn di sản trí tuệ của nhân loại. Bên cạnh đó nó còn giúp mọi cá nhân và tổ chức có thể tìm đến với nhau và trao đổi mọi thông tin một cách thuận tiện nhanh chóng. Do vậy sản phẩm và dịch vụ TT-TV chính là tác nhân gắn kết giữa thư viện với NDT. Bởi thư viện không chỉ là nơi giữ sách mà còn là nơi phục vụ cho nhu cầu của con người, mà các sản phẩm và dịch vụ TT-TV chính là „phương tiện” không thể thiếu để đáp ứng nhu cầu tin đó.

Không chỉ dừng lại ở đó sản phẩm và dịch vụ TT-TV còn được xem là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động TT-TV, là yếu tố cụ thể hóa chức năng , nhiệm vụ, phương tiện để quản lý hoạt động TT-TV của cơ quan TT-TV.

Sản phẩm và dịch vụ TT-TV còn giúp cho các cơ quan TT-TV trao đổi, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các cơ quan với nhau.

Ngoài ra chúng còn là tài liệu tham khảo quan trọng trong các hoạt động nghiệp vụ TT-TV như bổ sung, triễn lãm, hội chợ,….

Thông qua các sản phẩm và dịch vụ TT-TV có thể xác định được mức độ đóng góp của hoạt động TT-TV với công cụ xây dựng và đổi mới đất nước nói chung cũng như các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng,…của địa phương nói riêng

Tóm lại trong hoạt động TT-TV sản phẩm và dịch vụ TT-TV giữ vai trò quan trọng và là một hệ thống hết sức năng động, luôn phát triển.

1.3.2 Yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Trung tâm Thông tin -Thư viện Học viện Ngân hàng (Trang 34)