thời gian qua.
Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của huyện Từ Liêm đáp ứng với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH là vấn đề chiến lược, vừa cơ bản, lâu dài vừa cấp bách; là cả một quá trình với nhiều biện pháp tích cực, đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên, liên tục. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 6; 9 khóa X về tiếp tục đẩy mạnh chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020;
Nghị quyết, 9 Chương trình hành động của Thành ủy Hà Nội và xuất phát từ thực tế tình hình tổ chức bộ máy, cán bộ của huyện, Ban thường vụ Huyện ủy Từ Liêm đã quan tâm, chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đã đem lại hiệu quả tích cực. Đội ngũ cán bộ các cấp không ngừng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, do còn hạn chế của lịch sử để lại nên đội ngũ cán bộ huyện Từ Liêm vẫn còn nhiều vấn đề phải quan tâm như:
Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ các cấp của huyện Từ Liêm cơ bản đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ.
Theo báo cáo của huyện ủy Từ Liêm, nhìn chung lực lượng cán bộ, công chức các cấp của huyện khá đông. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn tác giả chỉ tập trung vào khảo sát đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước. Theo kết quả khảo sát thực tế đội ngũ cán bộ huyện Từ Liêm, tác giả đã thống kê được thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước như sau: Số lượng là 529 cán bộ (trong đó số lượng cán bộ nữ là 146, chiếm tỉ lệ 27,6%) được phân bổ là cán bộ quản lý Nhà nước (không tính cán bộ sự nghiệp). Trong đó bao gồm:
+ 12 Phòng, Ban của huyện với số lượng 138 cán bộ + 15 xã, 1 Thị trấn thuộc huyện với số lượng 391 cán bộ
♦ Về cơ cấu độ tuổi cán bộ
- Cán bộ các phòng, ban của huyện (138 cán bộ) có tuổi đời: (Xem biểu
số 1. tr.53)
+ Dưới 30 tuổi: 14 cán bộ, chiếm tỉ lệ 10,1% + Từ 30 - 40 tuổi: 43 cán bộ, chiếm tỉ lệ 31,2% + Từ 41 - 50 tuổi: 51 cán bộ, chiếm tỉ lệ 36,9% + Từ 51 - 60 tuổi: 30 cán bộ, chiến tỉ lệ 21,7%
- Cán bộ cơ sở xã, thị trấn (391cán bộ) có tuổi đời:(Xem biểu số 2, tr.54)
+ Dưới 30 tuổi: 31 cán bộ, chiếm tỉ lệ 7,9% + Từ 30 - 40 tuổi: 98 cán bộ, chiếm tỉ lệ 25,1% + Từ 41 - 50 tuổi: 175 cán bộ, chiếm tỉ lệ 44,8% + Từ 51 - 60 tuổi: 83 cán bộ, chiếm tỉ lệ 21,2% + Trên 60 tuổi: 4 cán bộ, chiếm tỉ lệ 1,0%
Nhìn vào cơ cấu độ tuổi cho thấy số cán bộ ở cấp huyện từ 30 đến 50 tuổi chiếm tỉ lệ là 68,12% (94/138) và cấp xã chiếm tỉ lệ là 69,8% (273/391). Lực lượng cán bộ này có sự trải nghiệm trong thực tiễn đấu tranh cách mạng và sự nghiệp xây dựng CNXH. Tuy nhiên, số lượng cán bộ trẻ còn quá thấp (cấp huyện 10,1% và cấp xã 7,9%), không đủ sức để tiếp cận trình độ khoa học kỹ thuật, đổi mới cách nghĩ, cách làm nhằm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện theo hướng CNH, HĐH. Do đó, để đảm bảo xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận ngày càng có độ tuổi trẻ hơn, cần phải có chiến lược quy hoạch, đào tạo rèn luyện từ rất sớm, đặc biệt phải chú ý đến công tác phát hiện, tuyển chọn để bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ kế cận về sau.
♦ Về chất lƣợng cán bộ: (xem biểu số 1, 2, tr.53,54)
- Trình độ chuyên môn:
Số lượng cán bộ có trình độ, chuyên môn như sau:
+ Trên Đại học: 12/529 cán bộ (huyện có 12 và xã không có), chiếm tỉ lệ 2,3%;
+ Đại học: 132/529 cán bộ (huyện 91 và xã 41 cán bộ), chiếm tỉ lệ 24,9%;
+ Cao đẳng: 32/529 cán bộ (huyện có 20, xã 12), chiếm tỉ lệ 6,0%; + Trung cấp: 84/529 cán bộ (huyện 15 và xã 69), chiếm tỉ lệ 15,9%; + Sơ cấp: 59/529 cán bộ (huyện không có), chiếm tỉ lệ 11,1%.
Đây là vấn đề mà các cấp ủy Đảng và lãnh đạo các đơn vị phải suy nghĩ và quan tâm trong việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để bố trí, sử dụng hợp lý nếu không sẽ tạo ra sự hẫng hụt về đội ngũ cán bộ kế cận trong tương lai.
- Trình độ quản lý nhà nước:
Số lượng cán bộ có trình độ quản lý nhà nước ở cấp đại học có 49/529 cán bộ (huyện 28, xã 21), chiếm tỉ lệ 9,3%; trung cấp có 117/529 cán bộ
(huyện 39, xã 78) chiếm tỉ lệ 22,1%; sơ cấp có 33/529 cán bộ chiếm tỉ lệ 6,2% (huyện 13, xã 20).
- Trình độ lý luận chính trị:
Số lượng cán bộ có trình độ chính trị: Cử nhân - cao cấp lý luận: Có 73 cán bộ, chiếm 13,7% (huyện có 38, xã có 35); trung cấp có 226 cán bộ, chiếm 42,7% (huyện có 51, xã có 175); sơ cấp có 70 cán bộ, chiếm 13,2% (huyện có 14, xã có 56); đang học 18 cán bộ chiếm 3,4% (cấp xã).
- Trình độ ngoại ngữ và tin học vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được với
yêu cầu của công cuộc phát triển của địa phương. (xem phụ lục 1; 2, tr.53,54)
Như vậy, nhìn về cơ bản có thể thấy tỉ lệ cán bộ quản lý nhà nước có
trình độ chính trị từ sơ cấp trở lên chỉ chiếm 69,6% là chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của huyện. Huyện cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng số cán bộ còn lại về mặt chính trị, trình độ quản lý nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, quan điểm, lập trường, bản lĩnh chính trị đáp ứng được với nhiệm vụ chính trị của huyện trong thời gian tới.
Biểu số 1: Bảng tổng hợp chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện Từ Liêm STT PHÂN LOẠI Tổng số Nữ Đ/V Tuổi đời Trình độ C.trị Trình độ C/M Trình độ QLNN Trình độ ng.ngữ Trình độ tin học Ghi chú <30 31-40 41-50 51-60 >60 CC CN- TC SC >ĐH ĐH CĐ TC ĐH TC SC A B C CN A B C D 1 Cán bộ lãnh đạo Thƣờng trực HĐND Chủ tịch 1 1 1 1 1 1 1 Phó chủ tịch 1 1 1 1 1 1 1 Thƣờng trực UBND Chủ tịch 1 1 1 1 1 1 1 Phó chủ tịch 3 2 3 1 2 3 3 3
Ủy viên chuyên
trách 2 1 2 1 1 1 1 1 1 1 1 2 Cán bộ quản lý Trưởng phòng 12 5 12 5 7 11 1 5 7 7 5 5 12 Phó trưởng phòng 24 10 24 5 9 10 15 9 4 15 5 9 13 5 8 24 3 CB C/M nghiệp vụ 94 31 42 14 38 34 8 5 41 8 3 62 14 15 5 20 8 22 5 55 Tổng số 138 49 86 14 43 51 30 38 51 14 12 91 20 15 28 39 13 35 5 95 Số liệu thống kê đến 6/2012 Ghi chú:
Biểu số 2: Bảng tổng hợp chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã huyện Từ Liêm (15 xã, 1 Thị trấn)
STT PHÂN LOẠI
Tổng
số Nữ Đ/V
Tuổi đời Trình độ chính tri Trình độ C/M Trình độ
QLNN Trình độ ng.ngữ Trình độ tin học Ghi chú <30 31-40 41-50 51-60 >60 CN-CC TC SC Đang học ĐH CĐ TC SC ĐH TC SC A B C CN A B C D 1 Thƣờng trực HĐND 32 Chủ tịch 16 1 16 2 8 6 9 66 12 1 3 5 11 2 1 Phó chủ tịch 16 5 16 3 7 6 6 10 7 4 5 6 7 2 1 2 Thƣờng trực UBND 48 Chủ tịch 16 1 16 4 6 5 1 12 4 9 2 5 5 9 1 1 Phó chủ tịch 32 4 32 7 19 6 7 18 7 8 5 9 5 6 4 5
3 Ủy viên UBND 32 6 32 2 6 15 9 1 10 12 9 3 2 5 7 2 6
4 Các chức danh C/M 112 16 74 14 22 48 25 3 35 19 1 22 18 4 5 2 5 CB CM nghiệp vụ 167 64 108 15 54 72 26 43 18 9 1 23 22 9 9 10 Tổng số 391 97 294 31 98 175 83 4 35 186 56 18 41 12 69 21 78 20 25 26 Số liệu thống kê đến 6/2012
2.1.2.2 Công tác cán bộ huyện Từ Liêm.
Được sự chỉ đạo sâu sát và hướng dẫn, kiểm tra cụ thể, thường xuyên của Thành ủy Hà Nội, huyện ủy Từ Liêm đã có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác cán bộ, từ đó, bám sát yêu cầu, nhiệm vụ của Thành ủy, nội dung, quy trình về công tác cán bộ của Trung ương để xây dựng Chương trình, kế hoạch, Nghị quyết, đề án về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ.
Trong nhiệm kỳ vừa qua, Huyện ủy Từ Liêm đã chú trọng xây dựng chính quyền, cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, tư tưởng, tổ chức, cải cách thể chế, bộ máy, xây dựng dội ngũ cán bộ công chức đã tạo được sự thống nhất hành động của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ của địa phương.
Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc, quy trình của tất cả các khâu trong công tác cán bộ, đặc biệt là luôn coi trọng công tác quy hoạch; đánh giá; đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ.
♦ Về công tác đánh giá cán bộ
Đánh giá cán bộ là một khâu hết sức quan trọng trong công tác cán bộ. Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng, thực tiễn đặt ra những yêu cầu và chuẩn mực khác nhau đối với người cán bộ. Khi xem xét đánh giá cán bộ phải chú trọng phẩm chất, năng lực và hiệu quả công việc trong mối quan hệ đa chiều. Tuy nhiên, cần thận trọng trong việc đánh giá phẩm chất và năng lực (đức và tài), bởi vì trong thực tiễn sẽ khó có người trọn vẹn, không ai không có hạn chế, khuyết điểm. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ bao giờ cũng chú trọng phẩm chất đạo đức và xem đây là cái gốc, là nền tảng, Người thường phân tích đánh giá cán bộ với cách nêu những đặc trưng tốt - xấu rất cụ thể, rõ ràng, nhưng không cầu toàn. “Ai mà hay khoe công việc, hay a dua, tìm việc nhỏ mà làm, trước mặt thì theo mệnh lệnh, sau
lưng thì trái mệnh lệnh, hay công kích người khác, hay tự tâng bốc mình, những người như thế, tuy họ làm được việc, cũng không phải cán bộ tốt”, và ngược lại, “ai cứ cắm đầu làm việc, không ham khoe khoang, ăn nói ngay thẳng, không che dấu khuyết điểm của mình, không ham việc dễ, tránh việc khó, bao giờ cũng kiên quyết làm theo mệnh lệnh của Đảng, vô luận hoàn cảnh thế nào lòng họ cũng không thay đổi, những người như thế, dù công tác kém một chút cũng là cán bộ tốt”[22, tr.278], Người còn cho rằng, đánh giá cán bộ không những để sử dụng mà qua đó còn nâng đỡ họ, tạo điều kiện cho họ phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế, khuyết điểm; có thái độ khách quan, khoa học, không thổi phồng, tô son, không bôi đen, bóp méo. Phải đứng trên quan điểm, lập trường chủ nghĩa Mác - Lênin để xem xét, đánh giá, không định kiến, hẹp hòi, “cách xem xét cán bộ, quyết không nên chấp nhất”. Không nên chỉ nhìn vào những hạn chế, khuyết điểm không thuộc về bản chất mà phải thấy được mặt tích cực, khả năng phát triển để có hướng sử dụng cho phù hợp với từng loại cán bộ trên từng lĩnh vực công tác.
Do vậy, quán triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hàng năm công tác đánh giá cán bộ của huyện Từ Liêm (Hà Nội) được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đúng quy trình, dân chủ, khách quan và bám sát với tiêu chuẩn cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương ba khóa VIII và các văn bản hướng dẫn của Trung ương và Thành ủy Hà Nội. Công tác đánh giá cán bộ dựa trên cơ sở hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của cán bộ đó đảm nhận trong điều kiện, môi trường cụ thể và phải xuất phát từ lợi ích chung của đơn vị, địa phương và vai trò, uy tín của cán bộ đó trong nhân dân; thông qua kiểm điểm tự phê bình và phê bình; phân loại cán bộ hàng năm và định kỳ đã giúp cho cấp ủy nắm chắc tình hình đội ngũ cán bộ để từ đó xây dựng các phương án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng và luân chuyển cán bộ một cách hợp lý. Nghĩa là phải xem xét cán bộ một cách toàn diện, đúng thực
chất và thực sự khách quan như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Không chỉ xem xét ngoài mặt mà còn xem xét tính chất của họ. Không chỉ xem xét một việc, một lúc mà phải xem xét toàn cả lịch sử, toàn cả công việc của học”[22, tr.278]. Tuy nhiên, quá trình đánh giá, đóng góp ý kiến vẫn còn nể nang, ngại va chạm, đánh giá chung chung, đặc biệt đối với cấp ủy cơ sở nơi cư trú. Do vậy, hiệu quả trong công tác đánh giá cán bộ trong nhiệm kỳ chưa cao.
♦ Về công tác quy hoạch cán bộ
Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ chủ động, có kế hoạch, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người rất quan tâm đến việc đặt kế hoạch cho công việc để chủ động đi trước sự biến đổi. Người nói đến bằng nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Người cho rằng; “muốn có lực lượng thì phải có tổ chức. Muốn tổ chức thành công thì phải có kế hoạch, có quyết tâm” [22, tr.329].
Những năm qua, công tác quy hoạch cán bộ của huyện Từ Liêm đã triển khai theo quan điểm của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là NQ 42- NQ/TW của Bộ Chính trị và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Thành ủy Hà Nội về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, đảm bảo quy trình, chặt chẽ và dần đi vào nề nếp. Nét nổi bật trong công tác quy hoạch cán bộ của huyện Từ Liêm là đã bám sát hơn đến tiêu chuẩn cán bộ, trẻ hóa đội ngũ cán bộ dự bị, mở rộng dân chủ để lựa chọn cán bộ dự bị, hệ số quy hoạch cao hơn, thể hiện được phương châm “động” và “mở”, có sự kế thừa, đồng thời bổ sung thêm nguồn cán bộ mới góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ dự nguồn, chất lượng cán bộ dự nguồn tốt hơn. Cơ cấu cán bộ nữ, cán bộ trẻ, trình độ chuyên môn được nâng lên.
Trên cơ sở quy hoạch, nhiều cấp ủy, đơn vị đã tích cực, chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn..., từng bước khắc phục tình trạng
bị động, lúng túng trong công tác nhân sự. Tuy nhiên, nhận thức của một số cấp ủy, cán bộ đảng viên về mục đích, yêu cầu, tiêu chuẩn và quy trình xây dựng quy hoạch cán bộ chưa đầy đủ, chưa tích cực chủ động trong công tác quy hoạch cán bộ. Chất lượng quy hoạch cán bộ ở một số đơn vị cơ sở chưa đảm bảo số dư cần thiết cho từng chức danh quy hoạch.
♦Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Trên cơ sở quy hoạch cán bộ dự bị kế cận, huyện Từ Liêm đã xây dựng và triển khai thực hiện đúng kế hoạch, quy chế của Đảng, của Thành phố Hà Nội về chế độ học tập của cán bộ: Học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, đảng viên... nhằm nâng cao trình độ mọi mặt, bảo đảm sự thống nhất về chính trị và tư tưởng trong toàn bộ đội ngũ cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: “Đào tạo cán bộ không được làm qua loa, đại khái”, "mà phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng cây cối quý báu” [22, tr.273]. Vì vậy, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của huyện uỷ và sự quản lý, điều hành của UBND huyện, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về trình độ chính trị, năng lực quản lý Nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ…trong những năm qua luôn được cấp ủy các cấp quan tâm, chú trọng, tạo điều kiện. Đây là việc làm thường xuyên,