Đặc điểm tự nhiên xã hội và vai trò của đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ ở huyện Từ Liêm, Hà Nội hiện nay (Trang 44)

thành tựu và hạn chế

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên - xã hội và vai trò của đội ngũ cán bộ huyện Từ Liêm huyện Từ Liêm

2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên - xã hội của huyện Từ Liêm

♦ Về điều kiện tự nhiên

Huyện Từ Liêm (Hà Nội) được thành lập theo Quyết định số 78/QĐ-CP ngày 31/5/1961 của Chính phủ. Sau nhiều lần chia tách lãnh thổ, hiện nay huyện Từ Liêm, Hà Nội còn lại 15 xã và 1 thị trấn với diện tích đất tự nhiên 75,15 km2, dân số trên 550.000 người. Là một huyện nằm ở phía Tây cửa ngõ Thủ đô Hà Nội, huyện Từ Liêm tiếp giáp với các quận, huyện:

- Phía Bắc giáp huyện Đông Anh và quận Tây Hồ. - Phía Nam giáp huyện Thanh Trì và quận Hà Đông.

- Phía Đông giáp 3 quận Cầu Giấy, Tây Hồ và Thanh Xuân. - Phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Đan Phượng.

Với vị trí như vậy, bước vào thế kỷ 21, huyện Từ Liêm đứng trước những vấn đề mới đặt ra, thuận lợi và khó khăn đan xen nhau. Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô đến năm 2020, quá nửa huyện Từ Liêm nằm trong vành đai phát triển đô thị, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và chia cắt, các khu công nghiệp, khu đô thị mới từng bước hình thành. Sự biến động này có những thuận lợi song cũng có những khó khăn hết sức phức tạp vì nó tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hoá, xã hội, tập quán của nhân dân trong huyện.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách, công tác giải phóng mặt bằng…, phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện đạt 15-16%/năm, trong đó:

- Lĩnh vực công nghiệp: Phát triển công nghiệp sạch theo hướng CNH,

HĐH. Tạo điều kiện và khuyến khích việc xây dựng thương hiệu các sản phẩm công nghiệp, làng nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất.

Tập trung chỉ đạo sớm hoàn thành việc đầu tư cơ sở hạ tâng kỹ thuật và công trình phụ trợ của cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ của huyện.

Phát triển ngành nghề, làng nghề phù hợp với sự phát triển chung của thành phố và huyện trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống và từng bước áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm có uy tín trên thị trường.

- Lĩnh vực dịch vụ: Phát triển hạ tầng dịch vụ theo hướng văn minh, hiện

đại. Khuyến khích tạo điều kiện đầu tư xây dựng các siêu thị, trung tâm thương mại dịch vụ ở các khu đô thị đông dân cư..., đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ đưa dịch vụ thành ngành kinh tế chủ lực của Huyện. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 19%-20%.

- Lĩnh vực nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp đô thị - sinh thái. Tận

dụng tối đa đất nông nghiệp để phát triển cây trồng ngắn ngày, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với quy hoạch và tiến trình đô thị hóa. Thực hiện chủ trương giảm diện tích lúa, tăng diện tích hoa, cây cảnh, rau an toàn; đầu tư và bảo tồn cây ăn quả đặc sản của địa phương. Thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai, phòng chống dịch bệnh. Phấn đấu đến cuối năm 2015 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 200 triệu đồng/ha.

♦ Về văn hoá - xã hội

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong gia đình, nhà trường, xã hội, tạo điều kiện hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách con người. Tiếp tục hoàn thiện các thiết chế văn hóa từ huyện đến cơ sở, đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh…, phấn đấu đến 2015 có 88,5% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, có 54,5 làng văn hóa; có 70% tổ dân phố văn hóa; có 75% đơn vị văn hóa.

♦ Về công tác an ninh - quốc phòng và cải cách tư pháp

Thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đã bảo vệ an toàn tuyệt đối các mục tiêu quan trọng và sự kiện lớn của Thủ đô và Đất nước diễn ra trên địa bàn: Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 (2006), Đại lễ Phật đản quốc tế (2008), Đại hội thể thao Châu Á trong nhà Indoor Games III (2009), Hội nghị cấp cao ASEAN (2010)…, tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, kiềm chế có hiệu quả tốc độ gia tăng tội phạm, các tệ nạn xã hội, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, đảm bảo cuộc sống bình yên cho nhân dân. Công tác quân sự quốc phòng địa phương được thực hiện tốt..., được UBND Thành phố tặng Bằng khen.

♦ Về triển khai thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn huyện được thực hiện nghiêm túc.

Qua đợt học tập đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về tư tưởng, tấm gương đạo đức sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, củng cố niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của Đảng. Từ đó, Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp xác định rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình trong việc vận dụng, làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; tăng cường giữ gìn phẩm chất đạo đức, ngăn chặn sự suy thoái về chính trị, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và góp phần đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực trên địa bàn huyện nói riêng.

Như vậy, với những thành tựu đạt được như trên, có thể thấy trong những

năm qua Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện Từ Liêm, Hà Nội đã luôn phát huy truyền thống đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, vận dụng sáng tạo Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, Thành phố vào chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. Những kết quả đó, liên quan trực tiếp đến sự lãnh đạo, tổ chức hoạt động của đội ngũ cán bộ các cấp và công tác cán bộ của huyện. Do đó, vấn đề đặt ra là phải phân tích, làm rõ những mặt mạnh, mặt hạn chế, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ trong nhiệm kỳ vừa qua để đưa ra những giải pháp thiết thực góp phần xây dựng “đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực gắn với chế độ hưởng thụ thỏa đáng, công bằng”, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.

2.1.1.2 Vai trò của đội ngũ cán bộ huyện Từ Liêm

Thấu suốt tư tưởng “cán bộ là cái gốc của mội công việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn coi vấn đề cán bộ, công tác cán bộ có vai trò quan trọng, là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi sự nghiệp cách mạng. Đặc biệt, đối với cán bộ ở cấp chiến lược và cấp cơ sở, Đảng ta đã chỉ rõ: “Có đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực xây dựng đường lối chính trị đúng đắn và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, đó là vấn đề cốt tử của lãnh đạo, là sinh mệnh của Đảng cầm quyền” [6, tr.27]. Do đó, chất lượng cán bộ tùy thuộc vào công tác cán bộ. Nếu như tất cả các khâu: Phát hiện, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc, đề bạt, bố trí, kiểm tra, theo dõi, giúp đỡ… đều làm tốt thì nhất định sẽ có đội ngũ cán bộ chất lượng tốt. Chỉ cần một trong những khâu đó bị xem nhẹ, làm không đến nơi sẽ khiến cho chất lượng đội ngũ cán bộ bị suy giảm...

Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính và Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển

Thủ đô Hà Nội, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH trong tình hình mới. Hà Nội, với vị trí, vai trò đặc biệt là trung tâm - “trái tim” của cả nước, do vậy đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ xứng tầm; phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh từ cấp Thành phố tới cấp cơ sở. Quán triệt tinh thần đó, Đảng bộ thành phố Hà nội xác định công tác cán bộ là khâu quan trọng, cần tạo sự đột phá mới, tạo tiền đề quan trọng để triển khai hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng. Nhiều địa phương, đơn vị, sở, ban, ngành thành phố đã xây dựng, quy hoạch cán bộ, tạo được nguồn cán bộ kế cận, từng bước khắc phục tình trạng hụt hẫng, bị động và trì trệ trong công tác cán bộ.

Huyện Từ Liêm được coi là một đơn vị hành chính lãnh thổ, là cấp địa phương. Do vậy, cấp địa phương chính là chiếc cầu nối giữa Thành phố, Trung ương với cơ sở. Thực tế cho thấy, hiện nay cấp huyện vẫn giữ vai trò là một mắt xích quan trọng trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của Nhà nước, nếu thiếu chính quyền cấp huyện, chính quyền cấp Thành phố khó có thể với tới cấp cơ sở một cách đầy đủ, sâu sát. Nắm vững được tinh hình địa phương và là cầu nối, Đảng bộ huyện Từ Liêm thực hiện quán triệt tới từng cấp ủy cơ sở về công tác cán bộ và triển khai có hiệu quả Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các chương trình công tác của Thành phố vào thực tiễn nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (ở địa phương) ngang tầm với tình hình mới. Vì vậy:

Cán bộ cấp huyện ở Từ Liêm là người trực tiếp, tiếp thu chủ trương, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đường lối, quan điểm của Đảng, Nghị quyết của thành phố đưa xuống và triển khai thực hiện tại cấp cơ sở, đồng thời họ cũng tiếp thu, truyền đạt ý kiến phản hồi của cấp cơ sở lên cấp trên. Cán bộ cấp huyện là kênh thông tin quan trọng để nối liền Trung ương, thành phố và cấp xã, góp phần cho xã hội vận

hành một cách nhịp nhàng và thông suốt. Do đó, nếu cán bộ cấp huyện tuyên truyền, giải thích cho cấp cơ sở biết và hiểu rõ một cách chính xác sẽ giúp cho việc tiếp thu và triển khai thực hiện ở cơ sở có hiệu quả. Ngược lại, nếu cán bộ cấp huyện truyền đạt không đầy đủ hoặc thiếu chính xác, không rõ ràng thì không những làm cho cấp cơ sở không nắm được mà còn hiểu một cách sai lệch về quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Như vậy, thì hậu quả thật khó lường.

Cán bộ cấp huyện còn là người trực tiếp kiểm tra, giám sát hoạt động của cấp cơ sở trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Công việc đó giúp cho cấp cơ sở giải quyết tốt công việc theo đúng yêu cầu đặt ra. Đồng thời, việc kiểm tra, giám sát đó sẽ giúp cho cán bộ gần dân hơn, hiểu được những khó khăn và thắc mắc của nhân dân trong công việc cũng như trong đời sống, từ đó mà có những kiến nghị lên cấp trên để có những chính sách phù hợp, giúp nhân dân phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương mình. Tuy nhiên:

Đội ngũ cán bộ cấp xã cũng giữa vai trò quyết định trong việc triển khai, tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở xã, góp phần quan trọng cho việc phát triển chung của toàn huyện.

Cấp xã là cấp cuối cùng và gần dân nhất, trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, do đó, đội ngũ cán bộ cấp xã là “tai mắt” của Đảng bộ và Chính quyền trong việc lãnh đạo nhân dân phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, là “cầu nối” quan trọng nối liền sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện với nhân dân ở xã; đồng thời phản ánh tình hình, nguyện vọng của nhân dân với cấp trên. Thông qua đội ngũ cán bộ xã mà ý Đảng - lòng dân được thống nhất, làm cho Đảng và Nhà nước có cơ sở ăn sâu, bám rễ trong quần chúng, tạo nên mối liên

hệ máu thịt và trực tiếp củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ.

Đề cập vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng đội ngũ cán bộ cấp xã “không những là cái khâu liên hệ mà lại là cái kho dồi dào cho Đảng lấy thêm lực lượng mới. Nếu đội ngũ này phát triển và củng cố thì Đảng sẽ phát triển và củng cố; bằng không thì Đảng sẽ “khô héo””[24, tr.273,274].

Như vậy, từ những điểm trình bày như trên, rõ ràng, đội ngũ cán bộ các

cấp ở huyện Từ Liêm có vai trò đặc biệt quan trọng về nhiều mặt, là một trong những vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp CNH, HĐH trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ ở huyện Từ Liêm, Hà Nội hiện nay (Trang 44)