8 1.5 0.42 Thức ăn ĐĐ cho heo từ 15kg
4.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân những tồn tạ
♦ Bên cạnh những thành quả đạt được ở trên thì Công ty vẫn còn một số tồn tại sau:
Thứ nhất, DT của Công ty TNHH Phúc Sinh đạt được trong thời gian qua có tăng nhưng tốc độ tăng chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của DN.
Thứ hai, tỷ lệ nợ khó đòi trên DT bán chậm trả vẫn ở mức khá cao. Chứng tỏ Công tác thu hồi các khoản nợ của Công ty chưa được tốt gây ảnh hưởng tới hiệu quả đồng vốn kinh doanh từ đó ảnh hưởng đến tình hình thực hiện DT của DN.
Thứ ba, chính sách nghiên cứu, khai thác và phát triển thị trường chưa thực sự có hiệu quả và chưa có chiều sâu.
Thứ tư,Công ty còn thiếu các chính sách thương mại và dịch vụ đính kèm đối với hàng hóa làm khó khăn trong việc thúc đẩy quá trình bán hàng cũng như mở rộng quan hệ gắn bó lâu dài và lôi kéo khách hàng gây ảnh hưởng tới sự phát triển DT của DN.
Thứ năm, hiện tại, Công ty chưa có website quảng bá thương hiệu sản phẩm và hình ảnh của mình trong khi website của một Công ty lại có tác dụng giới thiệu về Công ty và những sản phẩm kinh doanh của Công ty ra thị trường. Bởi vậy, việc cập nhật thường xuyên những sản phẩm mới là rất cần thiết. Đồng thời, qua website, khách hàng có thể thấy được những điểm cạnh tranh trong sản phẩm của Công ty. Nhưng ở đây, Công ty chưa làm được điều này do đó khách hàng thấy khó khăn khi không thể so sánh sản phẩm của Công ty với sản phẩm của thương hiệu khác trên thị trường.
♦ Những tồn tại chủ yếu trên của Công ty là do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, Công ty chưa tập trung vào thị trường bán lẻ.
Phương thức bán hàng chủ yếu của Công ty chỉ là bán buôn và bán hàng đại lý trong khi doanh số bán lẻ của Công ty rất thấp. Cụ thể, trong năm 2009 là 6,789,469,584 đồng chiếm tỷ trọng là 19.33% trong tổng DT toàn DN, đến năm 2010 thì giảm xuống còn 5,799,110,328 đồng chiếm tỷ trọng 14.20% trong tổng số DT toàn DN. Đối tượng khách hàng của Công ty tập trung chủ yếu vào các đại lý, những nhà phân phối lớn trong khi đó, thị trường bán lẻ cũng khá hấp dẫn chiếm số lượng đông đảo người tiêu dùng thì Công ty vẫn chưa khai thác hiệu quả. Do đó, đây là một trong những nguyên nhân làm cho DT của Công ty có tăng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng.
Thứ hai, về công tác phân tích DT
Công tác phân tích DT tại Công ty chưa chuyên nghiệp và chưa thường xuyên, việc phân tích nói chung và phân tích DT nói riêng chưa có bộ phận đảm nhận chức năng này mà do phòng kế toán phụ trách. Các nhân viên phòng kế toán chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về phân tích thống kê, do vậy việc xử lý số liệu và phân tích tình hình DT thực tế còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, theo em được biết mỗi năm Công ty chỉ tiến hành phân tích DT 1 lần và số lượng các chỉ tiêu phân tích cũng không nhiều. Vậy nên, Công ty chưa thể nắm bắt hết được những thành tựu cũng như hạn chế trong công tác tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của mình. Chưa có biện pháp đối phó kịp thời với những khó khăn.
Thứ ba, chiến lược quảng cáo và marketing
Công ty chưa biết thường xuyên cập nhật ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ đặc biệt là những ứng dụng thông minh của Internet nên chiến lược marketing và quảng cáo giới thiệu sản phẩm của Công ty chưa được tiến hành một cách công phu và rộng khắp. Đa số những người tiêu dùng sản phẩm của Công ty chủ yếu qua giới thiệu bạn bè, người thân hoặc qua sự mua bán thường xuyên với Công ty. Vì vậy, đối tượng khách hàng chưa biết đến công ty vẫn còn khá nhiều, Công ty cần có biện pháp tác động để khai thác lượng khách hàng tiềm năng này.
Thứ tư, Công tác thu hồi các khoản nợ từ việc bán hàng vẫn chưa hiệu quả cũng do Công ty chưa có chính sách tích cực trong việc khuyến khích khách hàng thanh toán sớm.
Thứ năm, trình độ công nhân viên chưa đồng đều, số nhân viên đang còn ít so với quy mô và tiềm năng nên cũng hạn chế trong công việc, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và tác động trực tiếp đến chỉ tiêu DT.