7. Phạm vi nghiên cứu:
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới:
Có thể nói những tƣ tƣởng về định hƣớng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ đã có từ thời cổ đại, tuy nhiên ở dƣới dạng rất sơ khai và biểu hiện thông qua việc phân chia, phân cấp lao động tuỳ thuộc vào địa vị và nguồn gốc xuất thân của mỗi ngƣời trong xã hội. Điều này thể hiện rõ tính áp đặt của giai cấp thống trị và sự bất bình đẳng trong phân công lao động xã hội. Đến thế kỷ XIX, khi nền sản xuất xã hội phát triển cùng với những tƣ tƣởng tích cực về giải phóng con ngƣời trên khắp thế giới thì khoa học hƣớng nghiệp mới thực sự trở thành một khoa học độc lập.
Cuốn sách “Hƣớng dẫn chọn nghề” xuất bản năm 1949 ở Pháp đƣợc xem là cuốn sách đầu tiên nói về hƣớng nghiệp [5]. Nội dung cuốn sách đã đề cập đến sự phát triển đa dạng của các ngành nghề trong xã hội do sự phát triển của công nghiệp
từ đó đã rút ra những kết luận coi giáo dục hƣớng nghiệp là một vấn đề quan trọng không thể thiếu khi xã hội ngày càng phát triển và cũng là nhân tố thúc đẩy xã hội phát triển.
Vào những năm 1940, nhà tâm lý học Mỹ J.L Holland đã nghiên cứu và thừa nhận sự tồn tại của các loại nhân cách và sở thích nghề nghiệp tác giả đã chỉ ra tƣơng ứng với mỗi kiểu nhân cách nghề nghiệp đó là một số những nghề nghiệp mà cá nhân có thể chọn để có đƣợc kết quả làm việc cao nhất. Lý thuyết này của J.L Holland đã đƣợc sử dụng rộng rãi nhất trong thực tiễn hƣớng nghiệp trên thế giới [27].
Trên cơ sở các luận điểm về hƣớng nghiệp của C.Mác và V.I Lênin các nhà giáo dục Liên xô nhƣ B.F Kapêep; X.Ia Batƣsep; X.A Sapôrinxki; V.A Pôliacôp trong các tác phẩm và công trình nghiên cứu của mình đã chỉ ra mối quan hệ giữa hƣớng nghiệp và các hoạt động sản xuất xã hội, và nếu sớm thực hiện giáo dục hƣớng nghiệp cho thế hệ trẻ thì đó sẽ là cơ sở để họ chọn nghề đúng đắn, có sự phù hợp giữa năng lực, sở thích cá nhân với nhu cầu xã hội [5]. Đồng thời các tác giả này cũng đã trình bày những nguyên tắc, phƣơng pháp thực hành lao động nghề nghiệp cho HS phổ thông tại các cơ sở học tập - lao động liên trƣờng.
Mei Tang, Wei Pan và Mark D.Newmeyer [25] đã áp dụng mô hình lý thuyết phát triển xã hội nghề nghiệp (SCCT, Lent, Brown và Hackett, 1994) để khảo sát các yếu tác động đến xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học. Những phát hiện của nghiên cứu này chứng minh tầm quan trọng của các yếu tố: kinh nghiệm học tập, tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, lợi ích, và kết quả mong đợi trong quá trình phát triển nghề nghiệp của học sinh trung học. Mối quan hệ của các yếu tố này là động, vì vậy, để can thiệp thành công cần phải xem xét mối quan hệ phức tạp giữa các yếu tố và kết hợp một loạt các biện pháp can thiệp ở mức độ đa hệ thống. Các nhà tƣ vấn nên góp phần vào sự phát triển và thực hiện một chƣơng trình phát triển nghề nghiệp toàn diện giúp học sinh phát triển năng lực nghề nghiệp thông qua hoạt động học tập thiết thực.
Nghiên cứu của Bromley H. Kniveton [17], trên cơ sở khảo sát 384 thanh thiếu niên (trong đó có 174 nam và 174 nữ) từ 14 đến 18 tuổi đã đã đƣa ra kết luận: Cả nhà trƣờng và gia đình đều có thể cung cấp những thông tin và hƣớng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hƣởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên. Giáo viên có thể xác định những năng khiếu và khả năng qua đó khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá, tham gia lao động hƣớng nghiệp hoặc tham quan những cơ sở sản xuất. Phụ huynh học sinh có ảnh hƣởng rất lớn đến việc cung cấp những hỗ trợ thích hợp nhất định cho sự lƣa chọn nghề nghiệp, ngoài ra còn có sự tác động của anh chị em trong gia đình, bạn bè…
Michael Borchert [16], trên cơ sở khảo sát 325 học sinh trung học của trƣờng Trung học Germantown, bang Wisconsin đã đƣa ra nhận xét: trong ba nhóm yếu tố chính ảnh hƣởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp là: Môi trƣờng, cơ hội và đặc điểm cá nhân thì nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân có ảnh hƣởng quan trọng nhất đến sự chọn lựa nghề nghiệp của học sinh trung học.
Trong nghiên cứu của mình D.W.Chapman [18] cho rằng các yếu tố cố định của trƣờng đại học nhƣ học phí, vị trí địa lý, chính sách hỗ trợ về chi phí hay môi trƣờng ký túc xá sẽ có ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng của học sinh. Ngoài ra ông còn nhấn mạnh ảnh hƣởng của nỗ lực của các trƣờng đến quyết định chọn trƣờng của học sinh. D.W.Chapman còn cho rằng, các yếu tố tự thân cá nhân học sinh là một trong những nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng của bản thân họ.
M.J.Burns và các cộng sự (đƣợc trích bởi Quí và Thi [9]), đã cho rằng mức độ nổi tiếng và uy tín của trƣờng, đội ngũ giáo viên danh tiếng cũng là những yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng của học sinh.
M.J.Burns và các cộng sự (đƣợc trích bởi Quí và Thi [9]), cho rằng: “tỷ lệ chọi” đầu vào, điểm chuẩn của trƣờng là những yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng của học sinh . Theo Cabera và La Nasa (đƣợc trích bởi M.J.Burns [22]), ngoài mong đợi về học tập trong tƣơng lai thì mong đợi về công việc trong
tƣơng lai cũng là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng của học sinh. S.G.Washburn và các cộng sự [24] còn cho rằng sự sẵn sàng của bản thân cho công việc và cơ hội kiếm đƣợc việc làm sau khi tốt nghiệp cũng là những yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng của học sinh.
D.W.Chapman, trong việc chọn trƣờng, các học sinh bị tác động mạnh mẽ bởi sự thuyết phục, khuyên nhủ của bạn bè và gia đình. Bên cạnh đó, Hossler và Gallagher (đƣợc trích bởi Quí và Thi [9]) còn cho rằng các cá nhân tại trƣờng học cũng có ảnh hƣởng không nhỏ đến quyết định chọn trƣờng của học sinh.