Các khái niệm công cụ:

Một phần của tài liệu Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 26)

7. Phạm vi nghiên cứu:

1.1.3. Các khái niệm công cụ:

1.1.3.1. Lựa chọn:

Thuật ngữ “lựa chọn” đƣợc dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phƣơng thức hay cách thức tối ƣu trong số những điều kiện hay cách thức hiện có để đạt đƣợc mục tiêu trong các điều kiện khan hiếm nguồn lực.

1.1.3.2. Chọn trường:

Các em học sinh lớp 12 trƣớc khi chuẩn bị tốt nghiệp thƣờng đƣợc nhà trƣờng, gia đình, ngƣời thân tƣ vấn trong việc chọn trƣờng, ngành học phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp và học lực. Sau khi chọn ngành, nghề mình thích, căn cứ vào các tiêu chí: năng lực bản thân, điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển, nhu cầu xã hội, việc làm sau khi ra trƣờng, điều kiện vị trí địa lý... học sinh xác định cấp học phù hợp với năng lực rồi chọn trƣờng và làm các thủ tục đăng ký dự thi. Trong nghiên cứu này, khái niệm chọn trƣờng đƣợc hiểu là quyết định chọn trƣờng đại học, cao đẳng (học viện) để đăng ký dự thi và theo học sau khi tốt nghiệp THPT.

1.1.3.3. Hướng nghiệp:

Tuỳ thuộc vào đặc trƣng cho mỗi lĩnh vực hoạt động khoa học mà khi xem xét hoạt động hƣớng nghiệp có thể có những quan điểm khác nhau về khái niệm này. Các nhà tâm lý học cho rằng đó là hệ thống các biện pháp sƣ phạm, y học giúp cho thế hệ trẻ chọn nghề có tính đến nhu cầu của xã hội và năng lực của bản thân; các nhà kinh tế học thì cho rằng đó là những mối quan hệ kinh tế giúp cho mỗi thành viên xã hội phát triển năng lực đối với lao động và đƣa họ vào một lĩnh vực hoạt động cụ thể, phù hợp với việc phân bố lực lƣợng lao động xã hội... Trong nghiên cứu này, dƣới góc độ giáo dục phổ thông, hƣớng nghiệp là sự tác động của một tổ hợp các lực lƣợng xã hội, lấy sự chỉ đạo của hệ thống sƣ phạm làm trung tâm vào thế hệ trẻ, giúp cho các em có những hiểu biết cơ bản về một số ngành nghề phổ biến để khi tốt nghiệp ra trƣờng, các em có thể lựa chọn cho mình một cách có ý thức nghề nghiệp tƣơng lai.

Giáo dục hƣớng nghiệp là một bộ phận của giáo dục toàn diện. Thông qua giáo dục hƣớng nghiệp, mỗi học sinh có sự hiểu biết về tính chất và đòi hỏi của ngành nghề mà mình hƣớng tới, biết phân tích thị trƣờng hoạt động và sự đào tạo nghề tƣơng ứng, tự sàng lọc những nguồn tƣ vấn để tự mình tháo gỡ vƣớng mắc

hoặc rèn luyện bản thân. Từ đó, mỗi học sinh tự xác định đƣợc đâu là nghề nghiệp phù hợp hoặc không phù hợp với mình.

1.1.3.4. Tư vấn hướng nghiệp:

Tƣ vấn hƣớng nghiệp là tƣ vấn về sự hỗ trợ khách quan và cả cách nỗ lực chủ quan trong quá trình hƣớng nghiệp. Nó có lợi cho ngƣời đang cần tƣ vấn hƣớng nghiệp và cũng lợi cho cả ngƣời cần dẫn dắt ngƣời khác hƣớng nghiệp (nhƣ phụ huynh, thầy cô, bạn bè…)

Nhƣ vậy, tƣ vấn hƣớng nghiệp là một quá trình hoạt động tích cực, tự giác của học sinh dƣới sự hƣớng dẫn của nhà trƣờng, của gia đình cùng sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội để giúp học sinh tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp và chọn đƣợc ngành nghề phù hợp trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)