Kết luận:

Một phần của tài liệu Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 87)

Trên cơ sở mô hình lý thuyết đã đƣợc xây dựng, nghiên cứu đã thiết kế và kiểm định thang đo các yếu tố tác động đến quyết định chọn trƣờng đại học của học sinh. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) trích thành 9 nhân tố, sau khi loại các biến có trọng số nhỏ hơn 0,5 còn lại 26 biến quan sát. Các giá trị Eigenvalues đều lớn hơn 1 và độ biến thiên đƣợc giải thích tích luỹ là 64,02% biến thiên của các biến quan sát. Kết quả phân tích Cronbach Alpha cho thấy có 7 trong tổng số 9 nhân tố có ý nghĩa thống kê do có hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0,6. Theo lý thuyết về độ tin cậy, những hệ số Cronbach alpha đủ lớn, thang đo có thể chấp nhận để kiểm định mô hình lý thuyết của đề tài.

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cho thấy mô hình đạt đƣợc độ tƣơng thích với dữ liệu, các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng đại học của học sinh với 5 yếu tố ảnh hƣởng từ mạnh đến yếu nhƣ sau: Yếu tố về mức độ đa dạng và hấp dẫn ngành đào tạo; yếu tố về đặc điểm của trƣờng đại học; yếu tố về khả năng đáp ứng sự mong đợi sau khi ra trƣờng; yếu tố về những nỗ lực giao tiếp của trƣờng đại học và yếu tố về danh tiếng của trƣờng đại học. Mô hình nghiên cứu giải thích đƣợc 27,6% cho tổng thể về mối liên hệ của 5 yếu tố trên với biến lựa chọn trƣờng đại học của học sinh. Điều đó có nghĩa là khi trƣờng đại học có cơ cấu ngành đào tạo đa dạng, hấp dẫn; đặc điểm của trƣờng đại học càng tốt; cơ hội việc làm sau khi ra trƣờng càng cao; trƣờng đại học càng nỗ lực trong tƣ vấn tuyển sinh và chú trọng xây dựng danh tiếng thƣơng hiệu càng tốt học càng thu hút đƣợc đông đảo học sinh dự thi vào trƣờng.

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cũng cho thấy, có 3 yếu tố trong mô hình nghiên cứu không có ý nghĩa thông kê trong việc tác động đến quyết định chọn trƣờng của học sinh, bao gồm: Yếu tố về cơ hội trúng tuyển ; yếu tố về sự định hƣớng của các cá nhân có ảnh hƣởng và yếu tố tƣơng thích với đặc điểm cá nhân. Dựa trên kết quả nghiên cứu, điều này đƣợc giải thích nhƣ sau: Điểm chuẩn và "tỷ

lệ chọi" vào các trƣờng ĐH, CĐ thay đổi hàng năm, ngoài ra các trƣờng có điểm trúng tuyển thấp trên thực tế thƣờng là các trƣờng ít danh tiếng, thƣơng hiệu nên chỉ chủ yếu thu hút đƣợc lực lƣợng học sinh có học lực khá, trung bình. Ngoài ra việc ảnh hƣởng của cha mẹ, thân nhân đến quyết định chọn trƣờng của học sinh phụ thuộc vào sự hiểu biết và uy tín của họ đối với học sinh. Mặt khác qua kết quả thống kê mô tả cho thấy hầu hết học sinh đều chọn lựa ngành học phù hợp sở thích và năng lực cá nhân, nhƣng sự đánh giá năng lực và sở thích chỉ mang tính chất cảm tính nên không có sự khác biệt giữa các nhóm trong kết quả thống kê.

Kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt giữa nhóm học sinh theo đơn vị trƣờng THPT, theo giới tính và theo học lực trong sự đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố khi quyết định chọn trƣờng đại học để dự thi. Bên cạnh đó, kết quả phân tích còn ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê - giữa các nhóm học sinh sinh trƣởng ở nông thôn và thị xã Gò Công, so với học sinh ở thành phố Mỹ Tho - về đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hƣởng của thân nhân và yếu tố cơ hội trúng tuyển khi quyết định chọn trƣờng đại học dự thi.

Một phần của tài liệu Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)